Sau 3 năm ra mắt, hệ điều hành Harmony OS của Huawei hiện tại có gì khác biệt với Android ?
Harmony OS (HmOS) là hệ điều hành riêng của Huawei, ra mắt năm 2019 để tránh lệnh cấm vận của Hoa Kỳ, đến nay hệ điều hành này đạt mốc hơn 320 triệu người dùng, đứng thứ 3 thế giới sau Android (3,3 tỷ người dùng) và iOS (1,7 tỷ người dùng). Tồn tại những ý kiến cho rằng HmOS chỉ là Android đổi tên, vậy bản chất HmOS và Android có phải là 1 không và chúng có gì khác biệt nhau ?
- Điểm chung của cả 2 là đều phát triển dựa trên nhân Linux nhưng kiến trúc khác hẳn nhau, của HmOS là vi nhân Microkernel còn Android là nguyên khối Monolithic.
- Android sử dụng macro Linux nên không thể giao tiếp trực tiếp với lớp dưới cùng của hệ thống và phải được chạy thông qua 1 máy ảo. Do đó hệ thống chạy càng lâu thì tốc độ và hiệu suất sẽ giảm đáng kể, dẫn đến bị crash.
Ở HmOS, kiến trúc hệ thống được module hóa và có thể tháo rời, với các module ở vị trí cốt lõi có quyền cao nhất. Do đó nếu có vấn đề xảy ra với các module khác cũng sẽ không cản trở hoạt động của toàn bộ hệ thống, giúp cho độ trôi chảy cao hơn khoảng 60% so với Android.
- HmOS không cho phép đặc quyền root, phân vùng hệ thống không thể viết lại bởi bên thứ 3, các dịch vụ lõi ngoài được cách ly với nhau nên độ bảo mật của HmOS cũng cao hơn Android.
- Khả năng kết nối của HmOS rộng hơn nhiều so với Android vì đây được xác định là 1 hệ điều hành công nghiệp được thiết kế chủ yếu cho IOT kết nối vạn vật, hơn là 1 hệ điều hành di động đơn thuần như Android.
- Vì được thiết kế cho IOT mà không phải 1 thiết bị duy nhất, cho nên yêu cầu về phần cứng của HmOS rất linh hoạt, có thể chạy được trên các thiết bị có RAM chỉ từ 128 KB cho tới trên 4 GB. Trong khi đó để chạy được Android, thiết bị của bạn cần có RAM tối thiểu 1 GB. Để dễ hình dung, tại Trung Quốc, HmOS được cài trên ô tô, xe máy, smartphone, đồng hồ, máy tính bảng cho đến máy in, nồi cơm điện, bình giữ nhiệt, bình lọc nước...hoặc những thứ to lớn hơn trong ngành công nghiệp như máy móc vận tải cảng biển, đường sắt, khai thác than... và có thể kết nối thông minh với nhau chỉ với 1 lần chạm.
- HmOS chạy hệ thống tệp tự phát triển của Huawei là EROFS thay cho EXT4 trên Android. Đây là 1 hệ thống tệp với khả năng nén và hiệu suất đọc vượt trội, hơn nữa chiếm rất ít dung lượng cài đặt hệ thống của thiết bị. EROFS ưu việt đến nỗi chính Google cũng muốn bỏ EXT4 để sử dụng hệ thống tệp mới này trên Android 13.
- Ngoài các ứng dụng riêng chạy đuôi .hap, HmOS còn có thể dựa vào trình biên dịch Ark để chạy các ứng dụng có đuôi .apk (tương tự như việc Windows 11 cũng có thể chạy ứng dụng Android). Bên cạnh việc chi một số tiền lớn để mời gọi các nhà phát triển viết ứng dụng cho HmOS, tất nhiên Huawei sẽ không dại gì mà bỏ qua kho ứng dụng apk sẵn có.
=> Tổng kết : HmOS không phải Android đổi tên, cũng không phải là bản tùy biến, UI... nào của Android vì chúng có thiết kế, cấu trúc, cách hoạt động khác hoàn toàn nhau, nhưng hướng tới (một vài trong nhiều) mục đích chung với Android. Mục đích HmOS sinh ra cũng không phải để cạnh tranh với Android mà trọng tâm là tương lai Internet of Everything (IoE) đã bao gồm cả Android bên trong. Vậy nên có thể nói HmOS hoàn toàn là một hệ điều hành mới, hoặc nôm na hơn là 1 hệ điều hành đã tích hợp Android.
Cre:Vatvostudio
2
3
phoipha
TÍCH CỰC
Thiếu hệ sinh thái google kìa bác.
0
Wukoi
VIP
Nhìn cái hình minh họa là thấy sai rồi 🤣
0
NguyenNguyen22
TÍCH CỰC
Cũng như Symbian, BBOS hay Winmobile mà thôi.
0
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019