Trong thế giới máy tính thì ngoài laptop di động và desktop truyền thống, có khá nhiều người dùng và doanh nghiệp chọn Mini PC. Nếu anh em muốn tiết kiệm không gian nhưng không thích cảm giác sử dụng máy tính xách tay thì Mini PC là 1 giải pháp ổn. Vậy Mini PC là gì và lý do nào chúng ta nên chọn sử dụng nó thay cho máy tính truyền thống?
Như tên gọi, Mini PC là 1 máy tính cá nhân (Personal Computer) cỡ nhỏ (Mini), trang bị tất cả các thành phần linh kiện tương tự như desktop PC (máy tính để bàn) nhưng gói trong bộ khung rất gọn. Mini PC sẽ không giống và cũng không phải là dạng Mini-ITX mà anh em có thể tự lắp ráp, cơ bản vì những linh kiện dành cho hệ Mini-ITX cũng có kích thước lớn hơn tổng thể hệ thống Mini PC nhiều. Gần như người dùng không thể tự lựa chọn linh kiện hay lắp ráp Mini PC, thay vào đó sẽ chọn mua những cấu hình phù hợp có sẵn. Xây dựng 1 hệ thống Mini-ITX cũng vậy, anh em lên cấu hình, chọn đồ, đa dạng từ CPU, mainboard, RAM, card màn hình hay tản nhiệt và cả thùng máy... khác hoàn toàn Mini PC - những thứ đã được hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động (trừ khi mua barebone).
Thông thường nhà sản xuất sẽ thiết kế mainboard sử dụng các linh kiện có kích thước nhỏ gọn, dễ nhận thấy nhất là CPU và RAM là loại cho laptop. Hầu như Mini PC có hiệu năng đồ họa từ GPU tích hợp, 1 quạt làm mát hoặc tản nhiệt thụ động và tiêu hao năng lượng ít hơn. Bộ nguồn cho Mini PC thường là adapter tương tự cục sạc của laptop.
Mini PC là gì?
Như tên gọi, Mini PC là 1 máy tính cá nhân (Personal Computer) cỡ nhỏ (Mini), trang bị tất cả các thành phần linh kiện tương tự như desktop PC (máy tính để bàn) nhưng gói trong bộ khung rất gọn. Mini PC sẽ không giống và cũng không phải là dạng Mini-ITX mà anh em có thể tự lắp ráp, cơ bản vì những linh kiện dành cho hệ Mini-ITX cũng có kích thước lớn hơn tổng thể hệ thống Mini PC nhiều. Gần như người dùng không thể tự lựa chọn linh kiện hay lắp ráp Mini PC, thay vào đó sẽ chọn mua những cấu hình phù hợp có sẵn. Xây dựng 1 hệ thống Mini-ITX cũng vậy, anh em lên cấu hình, chọn đồ, đa dạng từ CPU, mainboard, RAM, card màn hình hay tản nhiệt và cả thùng máy... khác hoàn toàn Mini PC - những thứ đã được hoàn thiện và sẵn sàng hoạt động (trừ khi mua barebone).
Thông thường nhà sản xuất sẽ thiết kế mainboard sử dụng các linh kiện có kích thước nhỏ gọn, dễ nhận thấy nhất là CPU và RAM là loại cho laptop. Hầu như Mini PC có hiệu năng đồ họa từ GPU tích hợp, 1 quạt làm mát hoặc tản nhiệt thụ động và tiêu hao năng lượng ít hơn. Bộ nguồn cho Mini PC thường là adapter tương tự cục sạc của laptop.
Nói về Mini PC, có lẽ Intel NUC (Next Unit of Computing) là 1 ví dụ dễ hình dung và quen thuộc nhất. Ra đời từ năm 2013, NUC về cơ bản là 1 barebone (hệ thống chưa hoàn chỉnh, cần thêm RAM và ổ cứng để hoạt động), chỉ mới có bộ khung, mainboard, CPU, GPU tích hợp và có thể là card mạng không dây. NUC ngày càng thay đổi và ở thế hệ 12, mẫu Intel NUC 12 Pro “Wall Street Canyon” vẫn giữ được vóc dáng ngày xưa, nhưng được thiết kế hướng chủ yếu đến doanh nghiệp. Ngoài Intel NUC, 1 số thương hiệu cũng mua lại thiết kế bo mạch hoặc toàn bộ, thay đổi thiết kế vỏ máy, linh kiện và bán ra thị trường. Chưa dừng lại ở đó, có những thương hiệu sẽ tự thiết kế Mini PC riêng, chia làm nhiều dòng sản phẩm để phù hợp nhiều mục đích hơn, điển hình như Shuttle hay ECS LIVA Series.
Những lý do nên sử dụng Mini PC
Lý do đầu tiên để anh em hay doanh nghiệp chọn Mini PC là kích cỡ gọn gàng của nó, gần như Mini PC có thể được sử dụng ở bất kỳ vị trí hay không gian nào. Mini PC có thể được giấu hẳn ở phía sau màn hình (gắn lên lưng màn hình hoặc sử dụng ngàm VESA), anh em cũng dễ dàng kết hợp Mini PC với TV để biến combo trở thành hệ thống streaming hoặc hội họp trực tuyến. Ngoài ra, kết hợp Mini PC với máy chiếu cũng mang lại trải nghiệm chơi game hay xem phim gọn gàng hơn cùng bộ phím chuột không dây. Trong môi trường văn phòng, Mini PC góp phần giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm không gian, tiết kiệm năng lượng và vẫn đảm bảo được khả năng phục vụ công việc. Để mà so sánh thì Mini PC thậm chí còn có tính di động cao hơn laptop, đơn giản vì nó gọn, vài mẫu có thể bỏ túi để đem theo bất kỳ đâu. Dù vậy, Mini PC cần phải có sự hỗ trợ từ màn hình hiển thị và thiết bị điều khiển/nhập liệu.
Thử nghiệm Intel NUC 12 Pro “Wall Street Canyon” - The Power Of Small
Dải sản phẩm NUC của Intel ban đầu là những mẫu Mini PC, được thiết kế đặc biệt để mang lại không chỉ ưu thế về sự gọn gàng mà còn sức mạnh đáp ứng nhiều nhu cầu. NUC là nơi để Intel phô diễn tiến bộ công nghệ cũng như khả năng thiết kế ấn tượng.
tinhte.vn
Lý do thứ 2 cho việc sử dụng Mini PC thay thế desktop truyền thống là hiệu năng của những sản phẩm thế hệ mới đã dư sức đáp ứng nhu cầu, nhất là các tác vụ văn phòng hay tính toán công việc thường ngày. Anh em có thể thấy công việc mỗi ngày của mình chủ yếu là sử dụng mạng, lướt web và tạo nội dung bằng chữ, do đó 1 mẫu Mini PC là đã đủ. So sánh với cấu hình ra mắt cách đây 7 năm mình đang sử dụng (Core i7-6900K, Intel X99 chipset) thì 1 ví dụ như NUC 12 Pro “Wall Street Canyon” mang lại trải nghiệm mượt mà và mạnh hơn nhiều. Chưa kể máy gọn gàng, kết nối đa dạng và hiện đại như Thunderbolt 4, USB Type-C...
Lý do thứ 3 là Mini PC chạy hệ điều hành Windows (hoặc Linux tùy chọn) sẽ có tính linh hoạt cao hơn nhiều đối với các tác vụ như streaming video hay lưu trữ file. Điều này đặc biệt thể hiện rõ khi anh em có nhu cầu xem video không phải từ các dịch vụ streaming trực tuyến mà từ lưu trữ cục bộ. Có những video với định dạng không được hỗ trợ nhiều như MKV chẳng hạn, cần thêm file phụ đề SRT, lúc này Windows sẽ xử lý rất mượt mà và đơn giản, nhiều lắm cũng chỉ cần cài thêm các bộ giải mã phù hợp, trong khi đối với ứng dụng có sẵn của Smart TV thì khá khó. Trải nghiệm duyệt web khi cần trên Mini PC cùng bàn phím và chuột không dây cũng thoải mái hơn rất nhiều so với việc bấm trên điều khiển từ xa.
Quảng cáo
Thêm 1 lý do nữa cho việc chọn Mini PC là nó cũng có tính linh hoạt về chi phí, không bị gò bó nhất định. Dòng NUC của Intel chẳng hạn, thường có từ 3 lựa chọn cho cấu hình vi xử lý Core i3, Core i5 và Core i7, tương ứng với đồ họa tích hợp Iris Xe, dạng barebone cần thêm RAM và SSD. Những đối tác của Intel như ASUS thì có dòng PN Mini PC, cấu hình đa dạng hơn đủ phân khúc thị trường, từ Pentium và Celeron trở lên. Anh em cũng có thể mua barebone và tận dụng những linh kiện sẵn có, chẳng hạn như SSD, rồi trang bị thêm RAM laptop vừa sức, nâng cấp thêm về sau.
Mini PC vẫn có những điểm hạn chế, trong đó có thể kể đến nhiệt độ hoạt động và khả năng nâng cấp. Do khung vỏ máy nhỏ gọn, giải pháp tản nhiệt phần nào bị hạn chế, vì vậy trong những môi trường khắc nghiệt, anh em có thể gặp trường hợp vi xử lý bị giảm xung do quá nhiệt. Khả năng nâng cấp đương nhiên là điểm yếu cố hữu của Mini PC, gần như sau khi quyết định cấu hình barebone, anh em không thể thay thế CPU, chỉ có thể bổ sung thêm RAM qua 2 khe SO-DIMM và tăng dung lượng lưu trữ, còn lại, chúng ta phải sử dụng hệ thống đã chọn đến khi thay thế toàn bộ. Cũng rất may mắn rằng khi đã quyết định đến với Mini PC, hầu hết người dùng đều biết chắc mục đích sử dụng, và các tác vụ xử lý thông thường đó sẽ được đáp ứng ổn trong thời gian khá dài.