Ở Trung Quốc, kế hoạch chiến lược quốc gia “Made in China 2025” được hoạch định để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa. Chỉ trong vài năm, hàng chục nghìn công ty phát triển chip xử lý không có fab tự gia công đã xuất hiện. Nhưng mới đây, theo tờ DigiTimes, có vẻ như rất nhiều cái tên trong số đó không chịu nổi sự cạnh tranh lẫn nhau, chưa kể tới những cạnh tranh từ nước ngoài, dẫn đến việc phải đóng cửa.
Tính riêng trong khoảng từ 2021 đến 2022, khoảng 10 nghìn công ty phát triển chip xử lý của Trung Quốc đã phải đóng cửa.
Những nhà phân tích và quan sát thị trường giờ bắt đầu đưa ra những dự đoán, hàng vạn công ty thiết kế chip bán dẫn Trung Quốc phải giải thể có phải vì những áp lực từ lệnh cấm vận xuất khẩu thiết bị, công nghệ và kỹ thuật gia công bán dẫn trong giai đoạn 2020 - 2022, hay nguyên nhân còn liên quan tới tình hình suy giảm của thị trường bán dẫn toàn cầu. Dù cả hai nguyên nhân kể trên đều dẫn tới tình hình hiện giờ ở Trung Quốc, nhưng cũng phải đưa ra những nguyên nhân trực tiếp từ chính nội bộ đất nước này.
Nhắc lại chiến lược, Made in China 2025 liệt kê vài chính sách để Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tự chủ công nghệ bán dẫn, bao gồm giảm thuế cho những công ty công nghệ, kích thích việc sở hữu những công ty công nghệ nước ngoài, cấp vốn hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm, thậm chí cấp cho các doanh nghiệp nguồn vốn trực tiếp từ chính phủ, v.v…
Kết quả là những con số ấn tượng. Năm 2015, có 736 công ty hoạt động trong ngành chip bán dẫn. Con số này năm 2017 là 1.780, rồi tới năm 2021 là khoảng 70 nghìn.
Tính riêng trong khoảng từ 2021 đến 2022, khoảng 10 nghìn công ty phát triển chip xử lý của Trung Quốc đã phải đóng cửa.
Những nhà phân tích và quan sát thị trường giờ bắt đầu đưa ra những dự đoán, hàng vạn công ty thiết kế chip bán dẫn Trung Quốc phải giải thể có phải vì những áp lực từ lệnh cấm vận xuất khẩu thiết bị, công nghệ và kỹ thuật gia công bán dẫn trong giai đoạn 2020 - 2022, hay nguyên nhân còn liên quan tới tình hình suy giảm của thị trường bán dẫn toàn cầu. Dù cả hai nguyên nhân kể trên đều dẫn tới tình hình hiện giờ ở Trung Quốc, nhưng cũng phải đưa ra những nguyên nhân trực tiếp từ chính nội bộ đất nước này.
Nhắc lại chiến lược, Made in China 2025 liệt kê vài chính sách để Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tự chủ công nghệ bán dẫn, bao gồm giảm thuế cho những công ty công nghệ, kích thích việc sở hữu những công ty công nghệ nước ngoài, cấp vốn hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm, thậm chí cấp cho các doanh nghiệp nguồn vốn trực tiếp từ chính phủ, v.v…
Kết quả là những con số ấn tượng. Năm 2015, có 736 công ty hoạt động trong ngành chip bán dẫn. Con số này năm 2017 là 1.780, rồi tới năm 2021 là khoảng 70 nghìn.
Bài viết của DigiTimes thừa nhận, việc leo thang cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2018 đã khiến chính quyền Trung Quốc củng cố thêm quan điểm cấp vốn cho những công ty công nghệ cao, với hệ quả là rất nhiều nhà thiết kế chip bán dẫn được thành lập nhờ vào nguồn hỗ trợ của chính phủ hoặc chính quyền địa phương. Bên cạnh những hỗ trợ từ chính phủ, một lượng vốn đầu tư mạo hiểm cũng được rót vào những đơn vị nghiên cứu ấy, bất chấp quá nhiều lý do rõ ràng cảnh báo sớm việc chạy đua theo cơn sốt này rồi sẽ trở thành thảm họa về mặt tài chính.
Ngành bán dẫn đã từ lâu được chứng minh là một ngành cần vốn đầu tư khổng lồ. Nhưng riêng mảng nghiên cứu phát triển còn cần cả nhân tài, quản lý nhân sự và cả kiến thức rất sâu trong ngành. Kể cả khi một công ty có dư dả tài nguyên, họ vẫn cần thu hút nhân tài, đầu tư vào quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, rồi đảm bảo nguồn sản phẩm đầu ra đều đặn từ các foundry gia công bán dẫn thì mới phát triển một cách bền vững được. Không có cả những kỹ sư đầu ngành và việc quản lý ổn, khả năng thành công không bao giờ cao.
Đương nhiên ở Trung Quốc giờ không thiếu kỹ sư thiết kế bán dẫn giỏi. Thứ đất nước này thiếu là những nhà quản lý có kinh nghiệm để vận hành thành công những doanh nghiệp làm việc trong ngành chip.
Cùng lúc, quả bong bóng đầu tư hình thành. Ding Xing Quantum, một quỹ quản lý ở Trung Quốc đã đầu tư vào các đơn vị thiết kế chip xử lý từ năm 2017. Họ nhận thấy rằng khi ấy, giá trị một công ty trong ngành này dao động từ 28 đến 43 triệu USD. Đến năm 2019, con số này bủng nổ lên ngưỡng 1455 đến 190 triệu USD. Quả bong bóng là có thật, và chỉ là vấn đề thời gian trước khi nó vỡ.
Một yếu tố nữa khiến khát vọng tự chủ chip bán dẫn của Trung Quốc gặp rắc rối. Bản thân thị trường nội địa cũng tạo ra sự mất cân bằng cán cân cung cầu kể từ quý III năm 2021. Rồi nửa sau năm 2022, bản thân thị trường thiết bị công nghệ toàn cầu cũng đối mặt với nhu cầu suy giảm mạnh. Hệ quả là chẳng riêng gì Trung Quốc, nơi đâu cũng xảy ra tình trạng dư thừa chip bán dẫn. Hệ quả trực tiếp là nhiều nhà phát triển chip bán dẫn, phục vụ thị trường chip vi xử lý đều phải phá sản, vì họ chẳng tạo ra được sản phẩm nào đáng chú ý cả.
Cuối cùng, bản thân việc bị cấm vận cũng khiến ngành bán dẫn Trung Quốc bị ảnh hưởng một cách rõ ràng. Mười nghìn công ty phá sản chỉ là một biểu hiện. Đến Alibaba, Biren, HiSilicon lẫn YMTC cũng đều gặp khó khăn.
Theo Tom's Hardware