Một trong những ý niệm sai lầm nhất về nhiếp ảnh được thể hiện trong câu thành ngữ quen thuộc, chắc anh em từng nghe, đó là: “Chiếc máy ảnh không bao giờ nói dối!” Sự thật ngược lại. Toàn bộ các bức ảnh đều “dối trá”. Hình ảnh chỉ là tái hiện hai chiều của cảnh vật ba chiều. Ảnh đen trắng tái hiện thực tế muôn màu, ảnh tĩnh “bắt dính” các chủ thể chuyển động, v.v…
Giải thích thế nào nhỉ!
Mọi bức ảnh lại là một sự chuyển tải rất trung thực của một chủ đề hay một sự việc ngay tại khoảnh khắc bấm nút chụp. Bức ảnh chuyển tải trung thực cái nó thấy được trong tầm nhìn của con mắt máy ảnh là cái ống kính, đôi khi mắt người nhìn lại không thấy; một tấm cảm biến - con tim máy ảnh - đủ lớn và chất lượng thì sẽ tái tạo được chi tiết cũng như sắc màu hơn mắt người nhìn, bất kể khoảng cách xa hay gần; tốc độ xử lý và thuật toán đủ khôn giúp “tóm bắt” bất kỳ chuyển động nhanh nào, trong hoàn cảnh đa dạng góc nhìn, mà mắt người không kịp “thấy”. Kể cả một bức ảnh ghi hình theo cách “phơi sáng bằng tốc độ trập chậm” hay thuật toán chồng hình tạo vệt, mắt ta nhìn cảnh vật không thấy kiểu vệt đó được. Đó chính là “con mắt nhiếp ảnh”. Con mắt nhiếp ảnh không nhìn sự vật như bản thân sự vật, mà là hình dung chúng như dạng thức đồ họa cuối cùng của hình ảnh. Bố cục cuối cùng chỉ là vấn đề của mắt ta nhìn và đầu ta tâm tưởng gì. Do vậy, một chiếc máy ảnh tốt, thì nó giúp ta có được hình ảnh của nhiều thứ từ hiện thực theo cách “con mắt của nhiếp ảnh” ấy.
Bức ảnh chụp bằng ống tele tầm xa cho thấy rõ những thứ mà mắt thường không phân biệt được. Ống kính 5x kéo sít các lớp ảnh thêm hiệu ứng cho khoảnh khắc tung sóng nước của chiếc thuyền. Quan trọng là chất lượng cái ống kính tele rất bé ấy và tấm cảm biến đủ khả năng ghi nhận.
Giải thích thế nào nhỉ!
Mọi bức ảnh lại là một sự chuyển tải rất trung thực của một chủ đề hay một sự việc ngay tại khoảnh khắc bấm nút chụp. Bức ảnh chuyển tải trung thực cái nó thấy được trong tầm nhìn của con mắt máy ảnh là cái ống kính, đôi khi mắt người nhìn lại không thấy; một tấm cảm biến - con tim máy ảnh - đủ lớn và chất lượng thì sẽ tái tạo được chi tiết cũng như sắc màu hơn mắt người nhìn, bất kể khoảng cách xa hay gần; tốc độ xử lý và thuật toán đủ khôn giúp “tóm bắt” bất kỳ chuyển động nhanh nào, trong hoàn cảnh đa dạng góc nhìn, mà mắt người không kịp “thấy”. Kể cả một bức ảnh ghi hình theo cách “phơi sáng bằng tốc độ trập chậm” hay thuật toán chồng hình tạo vệt, mắt ta nhìn cảnh vật không thấy kiểu vệt đó được. Đó chính là “con mắt nhiếp ảnh”. Con mắt nhiếp ảnh không nhìn sự vật như bản thân sự vật, mà là hình dung chúng như dạng thức đồ họa cuối cùng của hình ảnh. Bố cục cuối cùng chỉ là vấn đề của mắt ta nhìn và đầu ta tâm tưởng gì. Do vậy, một chiếc máy ảnh tốt, thì nó giúp ta có được hình ảnh của nhiều thứ từ hiện thực theo cách “con mắt của nhiếp ảnh” ấy.
Xiaomi 13 Ultra là một chiếc máy như vậy!
Bức ảnh chụp bằng ống tele tầm xa cho thấy rõ những thứ mà mắt thường không phân biệt được. Ống kính 5x kéo sít các lớp ảnh thêm hiệu ứng cho khoảnh khắc tung sóng nước của chiếc thuyền. Quan trọng là chất lượng cái ống kính tele rất bé ấy và tấm cảm biến đủ khả năng ghi nhận.

Bức ảnh chụp cận cảnh (close-up) thể hiện chi tiết thú vị mà ta thường bỏ qua không để ý trong hiện thực, đôi khi chỉ cần cúi xuống và giơ máy lên bấm nút ghi hình.

Chủ thể chuyển động rất nhanh được “đóng băng”, tách chúng ra khỏi cảnh vật xung quanh, cô đúc rõ nét trong bức ảnh. Chụp trong tình huống sóng nó nhồi như trẻ con chơi thú nhún.

Bức ảnh được chụp với hiệu ứng mờ nhòe kéo vệt sáng tạo nên phản ứng cảm xúc khi xem ảnh. Cho dù là thuật toán hỗ trợ để có thể chụp được tấm ảnh dưới khi ngồi trên thuyền nhồi với lượn sóng thì cũng rất đạt mục đích đồ họa hữu hiệu cho bức ảnh kết quả.

Sự tái tạo màu sắc là việc quan trọng trong nhiếp ảnh, kiểu như một loại ngôn ngữ làm rung động cảm xúc, mách bảo ta phải nhìn thế giới trong một ánh sáng khác và bằng con mắt của sự cảm nhận nào đó. Dù mắt người và máy ảnh được xây dựng trên cùng nguyên tắc, chúng lại hoạt động khác nhau.
Quảng cáo

Trải nghiệm chụp ảnh
Mình có hai ngày trải nghiệm.
Trước khi đi, cũng giống nhiều anh em, đắn đo mang theo máy gì, ống gì, đèn gì, chân càng gì… không mang thì sợ thiếu, mang vác thì cực thân. Lại thêm, thiết bị đôi khi “ăn cắp bớt sự hưởng thụ” do ta mất nhiều thời gian chọc ngoáy, chỉnh chọt loay hoay với nó. Tình cờ, @cuhiep thảy cho cái Xiaomi 13 Ultra, bảo là “tặng anh!” Mình cầm cho bạn ấy vui hihi. Nói vui vậy thôi, anh em có ai từng tiếc nuối một cảnh vật, tư liệu ảnh mà không mang máy ảnh để chụp, phải chụp bằng điện thoại để rồi rất tiếc chưa?
Mời anh em xem ảnh kể chuyện:
Bọn mình xuất phát từ bến thuyền Việt Ý - Bình Khánh, theo sông ra biển, goolge chỉ đường về Côn Đảo. Chạy liên tục khoảng 8 tiếng thì tới.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/05/6432766_IMG_20230513_082853a.jpg)
Mặt trời sáng trong một ngày trong xanh là điều may mắn. Trước hôm đi, Sài Gòn âm u và mưa. Đi thì cứ đi thôi. Có ánh sáng thuận lợi thì dễ xử lý màu sắc hơn. Nhưng, cái trải nghiệm chụp choạch của mình cho thấy, sự biến đổi ánh sáng từ trời quang sang trời xám xịt là vô hạn. Cứ vui chơi với mọi thứ thú vị thôi. À, hình dưới là con thuyền đánh cá ngoài biển Cần Giờ.
Quảng cáo

Lúc này là khoảng 8 giờ sáng. Thời điểm này màu sắc rất kịch tính. Thường ánh sáng vàng bình minh hoàng hôn nó có tính chất đặc trưng trong nhiếp ảnh, thì trời quang, mây trắng đại cảnh có những mảng màu rất ấn tượng. Nếu có cái ống kính tốt, mấy trời vật thể nổi khối thì thôi rồi!

Có một ống kính góc rộng sẽ tóm bắt cả một vùng trải rộng. Chiếc tàu này lớn quá! Hiệu ứng của góc rộng không chỉ là đại cảnh, mà tạo ra hiệu ứng thị giác “viễn - cận” (xa - gần), các lớp ảnh tách xa nhau, càng gần càng lớn, càng xa càng bé, so với tỷ lệ kích thước của hiện thực. Mình chụp bằng ống kính 0.5x trong máy.

Chòi canh bãi nuôi thủy sản ngoài biển. Lần đầu mình thấy. Cảm giác giữa biển mênh mông, trên mây trời, xung quanh nước, vẫn có sự hiện diện tác động của con người cách này cách khác khi lướt qua.

Chạy đến khi thấy các quạt điện gió ở sâu hút kia, thì đó là lúc có thể nhìn thấy bờ Vũng Tàu ở hướng ngược lại. Chụp bằng tính năng phơi sáng thác nước. Có lẽ ai cũng phải công nhận có những tính năng trên camera-phone nhờ AI mà dễ dàng chụp hơn rất nhiều, so với trước đây và với chiếc máy ảnh.

Đặc điểm của ống kính góc rộng, trên con máy này là 0.5mm, tương đương 12mm. (Xiaomi 13 Ultra có 4 ống kính, hợp tác với Leica cho lớp tráng phủ với tiêu cự từ 12 mm, 23mm, 75 mm và 120 mm). Đặc điểm của loại ống tiêu cự ngắn (góc rộng) là có tầm nhìn rộng, tạo ra phối cảnh mạnh kéo thị giác vào trong ảnh, đẩy các lớp ảnh theo chiều sâu với tính chất “gần to - xa nhỏ”. Chụp gần thì các đường thẳng đứng dễ nghiêng lệch. Đương nhiên.

Tiếp câu chuyện, đi chung 4 chiếc thuyền, mình thấy kiểu chạy mỗi bác tài mỗi khác. Có người nương theo lượn sóng mà qua, có người đâm sóng để tiến tới, có người giảm tốc một chút ở đoạn sóng gió. Chẳng có chọn lựa nào là đúng hay sai cả. Họ nói với mình như vậy. Điều quan trọng là họ cảm nhận được tính chất riêng từng phương tiện, cảm nhận tình huống và kết quả là phải vượt qua. Giống như cuộc đời với những biến cố!

Máy Suzuki 250 mã lực bên dưới. Khỏe nhất nhóm 4 chiếc. Cắt sóng và đâm sóng không ngần ngại. Anh lái Bobo này tên Đạt. Khi anh ấy xem hình mình chụp gửi cho, anh ấy bảo, em đi nhiều chuyến suốt 6 năm mê thú chơi này, mà chuyến này mới có ảnh đẹp hihi. Rủ mình lần sau đi hú hú đi tiếp! Thú nào cũng khổ.

Bé bé trong nhóm, nhưng luôn dẫn đầu đoàn. Chạy kiểu không ướt người không lấy tiền hihi… Họ có cú tạt nước kiểu driff gần chiếc khác trông đã lắm, đã rồi ướt nhẹp và cũng chẳng chụp được gì. Mình ngồi sau đuôi, cứ ướt rồi khô vài đợt vậy là tới nơi.

To nhất top 4. Tiện nghi. Mình ngồi chiếc 115 mã, nó nhồi lộn ruột gan, mà nhìn sang chiếc ở hình dưới thấy nó cứ yên bình đung đưa. Anh chủ trang bị cả phòng lạnh và nhiều đồ chơi hay lắm. Ảnh chụp bằng tính năng vật thể chuyển động thì nó ra vậy, chớ chẳng có tài giỏi gì đâu. Xiaomi họ làm sẵn rồi. Ai cũng chụp được.

À tấm trên là chụp bằng tính năng “thác nước”, tấm dưới là tính năng “chuyển động”. AI nó phát hiện chủ thể, bắt dính, rồi nó bắt đầu chồng hình với tốc độ gần như tức thì. Càng cầm chắc máy thì hiệu ứng càng ngon. À, trên Xiaomi 13 Ultra, mấy tính năng này phải download về mới xài được nha.

Biển cả mênh mông, liên lạc để đồng hành cùng nhau cũng quan trọng lắm. Chạy được nửa đường thì có chiếc phải châm xăng, xả nước. Một số bạn thì chạy chậm để bay flycam hưởng thụ ngắm cảnh với ánh nhìn của loài chim. Chiếc dưới là mình đi cùng, ngồi ghế đuôi máy.

Bọn mình tìm hướng ghé hòn Bảy Cạnh trong quần thể đảo ở Côn Đảo này. Hòn Bảy Cạnh có vài bãi có thể ghé. Mùa rùa đẻ thì bãi chính không cho thuyền bè cập bến từ tháng Tư đến tháng Mười. Cái ống nhòm cũng là đồ dùng cần thiết để nhận diện bến bãi mà vào. Cái ống “tiềm vọng” của máy ảnh không dùng được trong tình huống này đâu nha.

Tiến gần cái hòn này. Nghe họ gọi là “Hòn Cứt Chim”. Chắc họ nhìn thấy trắng trắng cả hòn nên gọi như thế. Nhưng mà nhiều chim ở đó thật.

Cả nhóm loanh quanh ở chỗ cái hòn này lâu lắm. Chỗ này thì mình quay video nhiều hơn chụp. Hai chiếc thuyền xả cần câu cả. Họ nói là thấy chim bói cá ở đâu thì lại đó mà câu. Thế nào cũng có cá. Thế là đuổi theo con chim thôi! Hiii… Mấy cái vệt trắng trắng trong ảnh là nước biển văng lên.

Thả trôi câu thôi. Có mấy anh thấy đồ câu chuyên dụng lắm. Quay cần kêu ro ro đã tai lắm.

Ráng mà kiếm cá chớ ở đây làm gì có chợ để câu đâu. Mình thấy anh em đi mang đồ gọn nhẹ đơn giản, không biết hôm nay họ ăn gì. Cũng hơi lo lo trong bụng.

Có bạn lặn dữ lắm. Lặn mãi cũng được một con ốc vú nàng. Mình loay hoay quên chụp con vú nàng ấy. Bạn ấy nói, san hô ở đây là một trong ít bãi san hô nguyên sơ và đẹp nhất. Trước khi đi, mình hỏi là con máy 13 Ultra xuống nước được không, @ndminhduc bảo thôi! Đền chết! Chớ cũng ngứa ngáy muốn xuống ngắm san hô lắm.

Ông này thì lặn bơi kiếm đồ ăn một hồi, lên được con hải sâm. Bảo là xắt ra làm gỏi kiểu Wasabi ngon lắm. Nói như thật! Hải sâm ăn được là loại hải sâm gai, nó khác. Cái tính năng “chân dung” cũng đẹp trai ha. Đây là anh An Dương Phạm - admin vnphoto. Nghe xong ổng cười trừ.

Cuối cùng, cũng có bữa cơm.
Nhưng chẳng có con cá con cua nào.
Con ốc kia thì bé tí, thả luôn nó về nơi thuộc về nó. Chiên trứng, cà chua bi, dưa leo vậy! Cái khoang của thuyền to nhất chứa đủ mọi người. Ngồi chờ cơm chín dài cả chân.

Ăn chưa được ăn thì mắc cạn.
Con nước nó theo con trăng. Triều lên triều xuống rất nhanh. Không kịp xoay xở là gác lên rạn đá liền. Chiếc nhỏ nhỏ thì xuống đẩy thôi cũng qua bình thường. Chiếc to to thì phải neo ngoài xa.

Bọn mình bơm thuyền Kayak hơi chuyển đồ vào đảo hoang. Chiếc mình đi ấy, chứa được khá nhiều đồ, hai người chèo. Nước trong vắt, nhìn là muốn nhảy xuống. Có cái tựa lưng phía sau, tạo lực chèo, chớ nhìn hình sao thấy mình lè phè quá.

Thuyền đậu ngoài xa rạn đá. Các bạn khác vẫn thích bơi lặn câu cá ngoài đó. Bọn mình vào trước tìm chỗ trú qua đêm chuẩn bị cho mọi người. Chèo dọc dọc tìm chỗ phẳng phẳng. Mình nhanh chân vào chuyến trước, đứng chụp hình chơi. Hihi

Thấy vậy, nhưng cẩn thận. Đá gần nước rất trơn, và nhiều hàu bám trên đó. Mình bị cắt một phát lúc mới lên, trợt chân chống tay nên biết.

Rất lý tưởng để lều trại. Bãi không có cư dân.

Cà-phê. Cái món làm nhiều anh em khổ sở khi đi đường dài. Cần một ly cho đàng hoàng. Bạn này bày lò ga, đồ nghề làm trước một mẻ cà cho mấy anh em cái đã rồi làm gì thì làm.

Thuận sáng và ngược sáng
Ánh sáng tự nhiên đối nghịch cực độ khi mặt trời nằm ngay trước máy ảnh. Ánh sáng tạt ngang cắt chéo bức ảnh là loại ánh sáng nhiều người dùng. Ánh sáng ngược có độ tương phản sáng tối gay gắt đến cùng cực và các vật thể thường ghi nhận như những bóng đen (silhouette). Chiếc máy ngon thì nhìn ảnh cảm nhận được sự thú vị của ánh sáng ngược.

Phải ra thuyền lấy thêm thực phẩm và nước uống. Anh này xung phong chèo ra. Lúc này còn gió mạnh lắm, chèo hơi đuối.

Mặt trời chuẩn bị lặn là thời điểm đặc biệt của việc chụp ảnh. Màu sắc và ánh sáng thay đổi từng giây từng phút, và kiểu gì cũng có hiệu quả cho bức ảnh ấn tượng. Đó là giây phút chạng vạng giữa sáng và tối, ngày và đêm.

Chuẩn bị bữa tối. Nhìn trời sợ mưa.

Ngồi nhìn ra ngoài biển. Lặng như tờ.

Đốt lửa. Đuổi mấy con côn trùng sợ khói thôi. Không có khoai gì để nướng cả.

Mấy anh em nghỉ ở gần cái gốc cây này. Võng, lều, tăng, bạt, ghế… đủ kiểu. Mình chụp bằng filter BW của máy đó. Con máy này có rất nhiều filter ghi là Leica-xxx.

Ảnh màu có khuynh hướng “làm đẹp” mọi sự vật nó ghi nhận, kể cả sự cùng khổ hay sự xấu, thì ảnh đen trắng chọc thủng lớp hoàng nhoáng bên ngoài. Nếu thành công, nó sẽ tạo được cảm giác hiện thực thu hút thị giác.

Thử một tấm sao trời rồi đi ngủ.

Ngủ dậy thì nước nó rút, cái thuyền kayak chơ vơ như hình.

Mình đi dọc theo hướng Đông men theo bờ đá tìm đường ra khỏi cái vách núi khuất, với hy vọng nhìn thấy mặt trời, nhưng đá trơn quá, bỏ cuộc.

Xem ứng dụng cho biết 7 giờ sáng nước lên, mình tranh thủ dạo một vòng dọc bờ biển. Thấy nhiều thứ mà bình thường phải lặn xuống mới thấy. Đây là lúc tận dụng tính năng chụp cận cảnh mấy thứ nhỏ nhỏ mà Xiaomi 13 Ultra cho phép chụp gần 5cm.

Bọn mình chuyển đồ ra thuyền, chia tay bãi Bảy Cạnh.

Hẹn gặp lại!

Một chút cảm nhận về Xiaomi 13 Ultra
Khi hàng loạt điện thoại nhét cụm camera thi nhau góp mặt thị trường, công nghệ hình ảnh tiến nhanh giúp việc chụp ảnh dễ dàng hoàn hảo hơn về kỹ thuật, thì Xiaomi 13 Ultra có một bước tiến xuất sắc. Đó là, họ quyết định đầu tư phần cứng! Họ cho chiếc máy này một tấm cảm biến ảnh 1 inch của Sony tức là bằng kích thước cảm biến của dòng RX10x/100x của chính hãng này. Cảm biến có nhiều điểm ảnh thật hơn, hợp tác tráng phủ ống kính với Leica, thiết kế những filter màu đặc trưng của Leica… Và, phần mềm xử lý hình ảnh cũng cập nhật đủ hết những tính năng mà trước đây mình rất thích của Huawei, gần đây của Oppo cùng những tính năng mới của chính họ.
Trải nghiệm thực tế, rất nhiều ảnh bên trên, nhiều tình huống ánh sáng, nhiều hoàn cảnh chụp khó và dễ khác nhau, bất chợt cũng như nắn nót có cả, Xiaomi 13 Ultra đáp ứng tốt. Mình còn một loạt video nữa, để làm sau. Nhưng với hình ảnh, mình thấy đây là chiếc máy có thể tham khảo lựa chọn với những ai thích chụp ảnh, có nhu cầu chụp ảnh nghiêm túc, cần một chiếc máy có thể đáp ứng tốt việc ghi hình.
Cá nhân mình không thích gọi nó là “cái máy ảnh có tính năng nghe gọi” như hãng và các kols gọi. Nó vẫn là chiếc điện thoại, có dáng dấp nào đó một chiếc máy ảnh nhỏ gọn đủ mạnh.
Nhắc lại cái này, mình từng tiếc nuối một vài cảnh vật, tư liệu ảnh, mà khi ấy không mang máy ảnh để chụp, ghi hình bằng điện thoại và chất lượng ảnh không đủ tốt. Mình nghĩ, với chiếc máy này, có thể yên tâm.