Khoản tiền phạt khổng lồ này được uỷ ban bảo vệ dữ liệu cá nhân Ireland đưa ra đối với Meta, chủ quản mạng xã hội Facebook, Instagram và ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Bên cạnh khoản tiền phạt, các nhà quản lý thị trường thuộc liên minh châu Âu cũng có lệnh yêu cầu Meta dừng việc chuyển dữ liệu cá nhân của người dùng châu Âu về lưu trữ tại máy chủ đặt trên lãnh thổ nước Mỹ. Hành vi này, theo các nhà quản lý, đã vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của liên minh châu Âu (GDPR).
Với con số 1.2 tỷ Euro, tức là 1.3 tỷ USD, đây là án phạt lớn nhất lịch sử kể từ khi bộ luật GDPR được áp dụng. Con số lớn thứ nhì là án phạt trị giá 746 triệu Euro (807 triệu USD) đối với Amazon, vì những vi phạm tương tự xoay quanh dữ liệu cá nhân của người dùng.
Hồi tháng 7 năm 2020, toà án tối cao liên minh châu Âu đã vô hiệu hoá thoả thuận mang tên Privacy Shield giữa Mỹ và châu Âu, thứ cho phép các tập đoàn công nghệ khổng lồ ở Mỹ chuyển và lưu trữ dữ liệu cá nhân của người dùng châu Âu ở máy chủ đặt ở Mỹ. Facebook, và trước đó là Amazon phải nhận án phạt vì họ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này sau khi toà án tối cao đã có quyết định chính thức.
Tháng 3/2022, Mỹ và châu Âu đã đạt được thoả thuận mới để thay thế cho Privacy Shield. Nhưng vì cả Facebook lẫn Amazon đều chuyển trái phép dữ liệu cá nhân giữa khoảng thời gian thoả thuận cũ bị huỷ bỏ và thoả thuận mới được ký kết, nên vẫn phải nhận án phạt.
Và nếu anh em chưa biết thì việc phía châu Âu huỷ bỏ giá trị của thoả thuận Privacy Shield một phần vì cựu nhân viên NSA, Edward Snowden. Khi ấy, Snowden khẳng định rằng những dữ liệu cá nhân của người dân châu Âu khi chuyển qua Đại Tây Dương, lưu trữ ở các máy chủ Mỹ đều không được bảo vệ khỏi sự nhòm ngó của những tổ chức phản gián thuộc chính phủ Mỹ. Sau tuyên bố này, năm 2013, nhà hoạt động người Áo Max Schrems đã đưa vấn đề này ra toà án để mảng tư pháp của liên minh châu Âu đưa ra quyết định.
Theo MacRumors
Với con số 1.2 tỷ Euro, tức là 1.3 tỷ USD, đây là án phạt lớn nhất lịch sử kể từ khi bộ luật GDPR được áp dụng. Con số lớn thứ nhì là án phạt trị giá 746 triệu Euro (807 triệu USD) đối với Amazon, vì những vi phạm tương tự xoay quanh dữ liệu cá nhân của người dùng.
Hồi tháng 7 năm 2020, toà án tối cao liên minh châu Âu đã vô hiệu hoá thoả thuận mang tên Privacy Shield giữa Mỹ và châu Âu, thứ cho phép các tập đoàn công nghệ khổng lồ ở Mỹ chuyển và lưu trữ dữ liệu cá nhân của người dùng châu Âu ở máy chủ đặt ở Mỹ. Facebook, và trước đó là Amazon phải nhận án phạt vì họ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này sau khi toà án tối cao đã có quyết định chính thức.
Tháng 3/2022, Mỹ và châu Âu đã đạt được thoả thuận mới để thay thế cho Privacy Shield. Nhưng vì cả Facebook lẫn Amazon đều chuyển trái phép dữ liệu cá nhân giữa khoảng thời gian thoả thuận cũ bị huỷ bỏ và thoả thuận mới được ký kết, nên vẫn phải nhận án phạt.
Và nếu anh em chưa biết thì việc phía châu Âu huỷ bỏ giá trị của thoả thuận Privacy Shield một phần vì cựu nhân viên NSA, Edward Snowden. Khi ấy, Snowden khẳng định rằng những dữ liệu cá nhân của người dân châu Âu khi chuyển qua Đại Tây Dương, lưu trữ ở các máy chủ Mỹ đều không được bảo vệ khỏi sự nhòm ngó của những tổ chức phản gián thuộc chính phủ Mỹ. Sau tuyên bố này, năm 2013, nhà hoạt động người Áo Max Schrems đã đưa vấn đề này ra toà án để mảng tư pháp của liên minh châu Âu đưa ra quyết định.
Theo MacRumors