Một lần nữa, dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra lại bùng phát nhiều nơi trên thế giới. Năm nay, các nhà khoa học lại tiếp tục nghiên cứu khả năng biến đổi của virus này, liệu chúng có thể sinh ra những biến chủng dễ dàng lây lan qua con người hay không.
Cuối tháng 4/24, truyền thông Mỹ đưa tin 1 người nông dân ở Texas làm việc tại trang trại chăn nuôi bò sữa đã bị nhiễm virus cúm gia cầm H5N1, được cho là lây từ bò sữa qua người (sau khi bò bị lây từ chim).
Trước đây, virus H5N1 lây qua người khi có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc chim hoang dã mang mầm bệnh. Năm 2006, từng có ghi nhận 1 trường hợp bệnh cúm này lây từ người qua người, ở Indonesia.
Theo Tổ chức sức khỏe động vật thế giới (WOAH), số lượng càng nhiều chim hoang dã nhiễm mầm bệnh cúm gia cầm, sẽ có thể làm tăng số lượng con người bị nhiễm bệnh.
Đối với gia súc, các ca bệnh đều nhiễm cùng chủng loại với virus cúm đã lây nhiễm trên chim chóc hoang dã và gia cầm trên toàn cầu. Một số loài động vật có vú đã chết sau khi ăn xác hoặc tiếp xúc gần với chim có mầm bệnh.
Cuối tháng 4/24, truyền thông Mỹ đưa tin 1 người nông dân ở Texas làm việc tại trang trại chăn nuôi bò sữa đã bị nhiễm virus cúm gia cầm H5N1, được cho là lây từ bò sữa qua người (sau khi bò bị lây từ chim).
Trước đây, virus H5N1 lây qua người khi có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc chim hoang dã mang mầm bệnh. Năm 2006, từng có ghi nhận 1 trường hợp bệnh cúm này lây từ người qua người, ở Indonesia.
Theo Tổ chức sức khỏe động vật thế giới (WOAH), số lượng càng nhiều chim hoang dã nhiễm mầm bệnh cúm gia cầm, sẽ có thể làm tăng số lượng con người bị nhiễm bệnh.
Đối với gia súc, các ca bệnh đều nhiễm cùng chủng loại với virus cúm đã lây nhiễm trên chim chóc hoang dã và gia cầm trên toàn cầu. Một số loài động vật có vú đã chết sau khi ăn xác hoặc tiếp xúc gần với chim có mầm bệnh.
Tháng 2/24, một biến thể “chết người” của virus H5N1 đã xuất hiện ở Nam Cực, các nhà khoa học lo ngại rằng nó sẽ gây nguy hiểm cho quần thể chim cánh cụt sinh sống ở đây.
Năm 2022, virus H5N1 lây lan tới châu Nam Mỹ, nó giết chết cá heo, khoảng 50.000 con hải cẩu và sư tử biển dọc các bờ biển ở Chile và Peru. Ngoài ra khoảng nửa triệu con chim hoang dã cũng chết vì virus cúm gia cầm này.
Tỉ lệ tử vong của gà nuôi (gia cầm) khi nhiễm H5N1 lên tới 90%. Tuy số ca con người bị nhiễm cúm này rất hiếm, từ năm 2003 tới nay toàn thế giới chỉ mới ghi nhận 889 ca mắc bệnh, nhưng tỉ lệ tử vong lên tới 463 người, tức là 52%, theo số liệu của WHO.
Tính tới hết tháng 4/24, đã có 9 tiểu bang ở Mỹ ghi nhận có trường hợp gia súc bị nhiễm H5N1, chủ yếu là tại các trang trại bò sữa. Đã có bằng chứng ghi nhận rằng chim lây bệnh cho bò, bò lây cho bò, bò lây cho gia cầm, và ít nhất 1 trường hợp bò lây cho người ở Texas. Rất may là chưa có trường hợp nào người lây qua người.
Đáng lo ngại hơn, FDA nói rằng có tới 20% mẫu thử ngẫu nhiên của sữa tươi đang bán trên thị trường Mỹ có “xác” của mầm bệnh cúm gia cầm H5N1 đã chết. Rất may là quá trình thanh trùng sữa trước khi đóng chai đã giết chết virus H5N1, tạm thời thì uống sữa tươi không nguy hiểm cho sức khỏe, FDA kết luận.
Tuy nhiên, việc bò sữa bị nhiễm H5N1 làm cho các nhà khoa học lo ngại virus này sẽ phát tán rộng hơn theo đường không khí, thông qua quá trình vắt sữa, hoặc khi vệ sinh dụng cụ lấy sữa.
WHO nói rằng các nước khác ngoài Mỹ cũng cần phải đề phòng bùng phát dịch cúm gia cầm, có thể lây lan theo đường chim di trú.
Theo Reuters
Quảng cáo