Với sự phát triển của các thiết bị chơi game, người chơi có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, từ máy tính cá nhân (PC) đến các hệ máy console và thậm chí là điện thoại thông minh. Tuy nhiên, một lựa chọn thường bị bỏ qua nhưng lại mang đến trải nghiệm độc đáo và thú vị không kém chính là chơi game trên TV. Các thế hệ console mới khi ra mắt cũng đi theo đó là các thế hệ TV được nâng cấp để không chỉ phục vụ nhu cầu giải trí hình ảnh đơn thuần, việc chơi game trên TV cũng đang được các hãng chú trọng hơn bao giờ hết.
Trong phạm vi bài này mình muốn chia sẻ với anh em những lí do vì sao việc chơi game trên TV nó vẫn có cái hay riêng so với việc chơi game trên PC, từ trải nghiệm hình ảnh và âm thanh, không gian giải trí thoải mái cho cả gia đình đến tính tiện lợi và khả năng kết nối đa dạng.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc chơi game trên TV chính là màn hình lớn và công nghệ tấm nền của TV phát triển rất mạnh. Dĩ nhiên khi trải nghiệm game trên một chiếc TV có kích thước vài chục inch sẽ khác rất nhiều so với việc ngồi trước màn hình máy tính 27-inch, 32-inch hay thậm chí là màn hình cong 49-inch.
Kích thước màn hình lớn hơn so với màn hình của máy tính sẽ đem đến không gian trải nghiệm các tựa game thế giới mở cũng khác biệt, một thế giới sẽ có cảm giác lớn hơn, bao quát hơn, giống như chúng ta đang sống trong chính thế giới đó.
Trong phạm vi bài này mình muốn chia sẻ với anh em những lí do vì sao việc chơi game trên TV nó vẫn có cái hay riêng so với việc chơi game trên PC, từ trải nghiệm hình ảnh và âm thanh, không gian giải trí thoải mái cho cả gia đình đến tính tiện lợi và khả năng kết nối đa dạng.
TV có lợi thế rất lớn về mặt kích thước và kết nối âm thanh
Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc chơi game trên TV chính là màn hình lớn và công nghệ tấm nền của TV phát triển rất mạnh. Dĩ nhiên khi trải nghiệm game trên một chiếc TV có kích thước vài chục inch sẽ khác rất nhiều so với việc ngồi trước màn hình máy tính 27-inch, 32-inch hay thậm chí là màn hình cong 49-inch.
Kích thước màn hình lớn hơn so với màn hình của máy tính sẽ đem đến không gian trải nghiệm các tựa game thế giới mở cũng khác biệt, một thế giới sẽ có cảm giác lớn hơn, bao quát hơn, giống như chúng ta đang sống trong chính thế giới đó.
Tiếp đến là công nghệ tấm nền hay các công nghệ kết nối dành cho việc chơi game trên TV với console cũng không còn hạn chế như ngày xưa nữa. Hiện tại các mẫu TV với tấm nền mini LED hay OLED đã phổ biến hơn nhiều, mức giá dễ tiếp cận hơn, trải nghiệm thì khỏi bàn nhưng cái chính yếu là nó kết hợp với các mẫu console hiện tại như PS5 hay Xbox Seris X/S tốt hơn trước rất nhiều.
Mỗi loại tấm nền đều có những điểm nổi bật riêng, ví dụ với dòng TV OLED/QD-OLED chúng ta sẽ có những đặc tính nổi trội như độ tương phản cao, độ sâu màu đen gần như tuyệt đối, có một thời gian phản hồi màn hình thấp hơn so với tấm nền LCD, vì thế khi trải nghiệm các tựa game cốt truyện hay thế giới mở trên các mẫu TV OLED là một trải nghiệm rất tuyệt vời.
Còn với tấm nền mini LED/QD-Mini LED có đặc tính là độ sáng rất cao, độ tương phản cũng tốt hơn các mẫu TV LCD có đèn LED viền hoặc thậm chí là full-array, với nhiều vùng sáng điều khiển độc lập, TV Mini LED sẽ đem lại một trải nghiệm chơi game HDR thích hơn TV LCD truyền thống. Với một số mẫu TV mini LED hiện tại trên thị trường có thể đẩy độ sáng lên đến hơn 1000 nits hay thậm chí là nhiều hơn cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ví dụ mẫu TCL 115-inch mới đây Tinh tế giới thiệu đến với anh em có 20 ngàn vùng dimming zone và độ sáng là 5000 nits, đảm bảo các bạn sẽ có một trải nghiệm chơi game HDR tuyệt vời.
Dĩ nhiên kích thước TV càng lớn thì bạn sẽ càng sướng hơn trong việc sử dụng, TCL thì không thiếu các kích thước màn hình dành cho người dùng, thậm chí siêu to 115-inch cũng có luôn.
TCL C755 QD-Mini LED 98-inch hỗ trợ màn hình 144Hz VRR, cực kì phù hợp để thưởng thức các tựa game trên PS5 hay Xbox Series X.
TV với tốc độ làm tươi 120Hz hay thậm chí cao hơn cũng không phải là chuyện xưa nay hiếm, nó phát triển để phù hợp với khả năng của các mẫu console, TV hiện tại cũng có những kết nối đủ để bạn có thể trải nghiệm game mượt mà hơn, các công nghệ như VRR, HDMI 2.1 hay ALLM đều đã có mặt trên các mẫu TV hiện đại ngày nay.
Chắc chắn không ai muốn chơi game mà màn hình bị giật, bị xé khung hình, vì thế các công nghệ như AMD FreeSync Premium, VRR ra đời để khắc phục tình trạng đó. VRR cho phép màn hình thay đổi tốc độ làm tươi một cách liên tục trong quá trình sử dụng tùy theo fps (tốc độ khung hình) đang có. TV thì sẽ khác với PC khi nó không có DisplayPort và HDMI 2.1 ra đời để đem công nghệ VRR lên TV mà không cần quan tâm đến GPU NVIDIA hay AMD.
Quảng cáo
Âm thanh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game với TV, bạn có thể dễ dàng thiết lập hệ thống soundbar hoặc tận dụng soundbar sẵn có để tăng thêm trải nghiệm về âm thanh khi chơi game.
Các mẫu TV hiện tại hầu hết đều hỗ trợ công nghệ âm thanh dù là bạn dùng loa tích hợp của TV hay dùng Soundbar, tuy nhiên nếu có soundbar thì bạn sẽ chơi game đã hơn.
Nếu trong trường hợp bạn không có soundbar, cũng không sao, các mẫu TV hiện tại đều có âm thanh tích hợp đủ để bạn thưởng thức game. Ví dụ các mẫu TV của TCL hầu hết đều hợp tác với Onkyo để có thể đem đến chất lượng âm thanh tốt nhất khi không có soundbar, mẫu TCL C835 chẳng hạn, nó có hệ thống âm thanh Onkyo tích hợp đạt chuẩn âm thanh 2.1, hỗ trợ Dolby Atmos và công suất là 60W.
Không gian giải trí phù hợp cho gia đình
Thiết nghĩ rằng việc chơi game trên TV không chỉ thoả mãn về mặt hình ảnh hay âm thanh, đó còn có thể là thời gian dùng để kết nối với các thành viên trong gia đình. Một số trò chơi trên TV hay trên các mẫu console được thiết kế để chơi với nhiều người (chế độ multiplayer), cho phép các thành viên trong gia đình cùng nhau tham gia.
Chơi game trên TCL QLED 4K C635.
Quảng cáo
Màn hình lớn, không gian thoải mái, hệ thống âm thanh tốt, mọi người trong gia đình của bạn có thể chơi game cùng với nhau, các tựa game phù hợp với con nhỏ của bạn, các trò chơi xây dựng thêm tình gắn kết các thành viên trong gia đình. Đó là điểm mà các mẫu PC khó mà đáp ứng được.
Bên cạnh các giải pháp phần mềm (game) thì cũng không thiếu các giải pháp phần cứng để gia tăng trải nghiệm chơi game cùng nhau, ngày trước chúng ta có Xbox 360 với bộ Kinect thì sau này chúng ta vẫn có PS VR2, PS Portal cũng như các giải pháp bên thứ ba khác.
TV cũng có thể chơi game PC tốt
Xét về bản chất thì TV cũng là màn hình, nhưng có kích thước lớn hơn màn hình máy tính thôi và trong trường hợp để thương thức các tựa game PC, nó vẫn có thể làm được.
Sự đa dạng về kết nối cũng là điểm mạnh của TV so với màn hình máy tính đơn thuần, dù cho công việc có thể khác nhau và màn hình máy tính thì sẽ có nhiều phân khúc, nhiều lựa chọn cho từng thể loại game, TV thì có thể không chơi Esport tốt nhưng game AAA thì chẳng khác mấy so với chơi trên console. PC thì vẫn kết nối controller vào chơi bình thương luôn.
Dễ dàng trong việc thiết lập
Các thiết bị console được thiết kế để chúng ta có thể kết nối và chơi game được ngay, không cần phải thiết lập gì quá phức tạp, cài đặt driver này kia, vì PC sẽ có nhiều thành phần khác nhau và mỗi thứ đều có driver riêng.
Console + TV sẽ là combo phù hợp cho những bạn nào ngại việc phải build PC rồi lựa chọn phần cứng, một trải nghiệm chơi game đơn giản và dễ dàng.
Không sợ thiếu game với các dịch vụ Xbox Game Pass hay PlayStation Now
Thậm chí một số tựa game khi mới ra mắt, các tựa game bom tấn còn có phiên bản cho console trước khi có mặt trên PC, vì phần cứng của PC là muôn vàn, sẽ cần phải có thời gian để tối ưu, còn với console thì việc đó không mất nhiều thời gian vì phần cứng không bị phân mảnh mạnh như PC.
Bên cạnh đó với các dịch vụ như Xbox Game Pass hay PlayStation Now hiện tại thì người dùng không lo lắng quá nhiều về việc thiếu các thể loại game hay tựa game yêu thích.
Cảm ơn TCL đã hỗ trợ mình thực hiện các chủ đề giúp anh em hiểu hơn về TV. Anh em có nhu cầu mua TV có thể tham khảo thêm tại website của TCL nha.