Sự cố này kéo dài từ ngày 1/5/2022 tới ngày 1/10/2022. Tội phạm công nghệ cao đã xâm nhập được vào máy chủ của nhà mạng lớn bên Mỹ, AT&T, truy xuất và ăn cắp được thông tin của gần như mọi thuê bao đăng ký dịch vụ viễn thông của nhà mạng này. Bên cạnh thông tin gói cước, hacker còn có được cả danh sách số điện thoại và cả cơ sở dữ liệu tin nhắn các thuê báo AT&T đã gửi.
AT&T cho biết, cuộc tấn công này chỉ lấy được danh sách số điện thoại của các chủ thuê bao đăng ký kể từ ngày 2/1/2023, tức là số lượng số điện thoại bọn hacker thu thập được ít hơn nhiều so với lo ngại. Nhưng bản thân công ty cũng không rõ lượng dữ liệu bị lấy đi nhiều cỡ nào, và tác động thực sự của cuộc tấn công này đối với người dùng vẫn chưa đo đếm được. Những nhà mạng có quan hệ hợp tác với AT&T cũng sẽ bị ảnh hưởng, vì cơ sở dữ liệu số thuê bao của họ cũng bị lấy cắp.
Bên cạnh những thông tin này, hacker có thể cũng đã lấy đi được những số định danh từng khu vực đặt trạm thu phát sóng, dùng để nhận diện những cuộc gọi và tin nhắn trong một khoảng thời gian nhất định. Dữ liệu này có thể được dùng để xác định vị trí một cuộc gọi và tin nhắn được gửi từ đâu. AT&T cho biết, chỉ có dữ liệu thông tin lịch sử cuộc gọi là bị rò rỉ, nội dung tin nhắn thì không bị truy xuất.
AT&T phát hiện ra máy chủ của họ bị tấn công từ ngày 19/4/2024, nói rõ rằng sự cố này hoàn toàn không liên quan tới những lời đe dọa từ hồi tháng 3 gửi tới họ. Theo nhiều nguồn tin, lượng dữ liệu khổng lồ từ máy chủ của AT&T vẫn chưa bị công khai trên mạng internet, và nhà mạng này đang làm việc với cơ quan chức năng để xác định chủ mưu. Tính đến thời điểm hiện tại, cảnh sát Mỹ đã bắt giữ một cá nhân có liên quan.
Theo WCCFTech
AT&T cho biết, cuộc tấn công này chỉ lấy được danh sách số điện thoại của các chủ thuê bao đăng ký kể từ ngày 2/1/2023, tức là số lượng số điện thoại bọn hacker thu thập được ít hơn nhiều so với lo ngại. Nhưng bản thân công ty cũng không rõ lượng dữ liệu bị lấy đi nhiều cỡ nào, và tác động thực sự của cuộc tấn công này đối với người dùng vẫn chưa đo đếm được. Những nhà mạng có quan hệ hợp tác với AT&T cũng sẽ bị ảnh hưởng, vì cơ sở dữ liệu số thuê bao của họ cũng bị lấy cắp.
Bên cạnh những thông tin này, hacker có thể cũng đã lấy đi được những số định danh từng khu vực đặt trạm thu phát sóng, dùng để nhận diện những cuộc gọi và tin nhắn trong một khoảng thời gian nhất định. Dữ liệu này có thể được dùng để xác định vị trí một cuộc gọi và tin nhắn được gửi từ đâu. AT&T cho biết, chỉ có dữ liệu thông tin lịch sử cuộc gọi là bị rò rỉ, nội dung tin nhắn thì không bị truy xuất.
AT&T phát hiện ra máy chủ của họ bị tấn công từ ngày 19/4/2024, nói rõ rằng sự cố này hoàn toàn không liên quan tới những lời đe dọa từ hồi tháng 3 gửi tới họ. Theo nhiều nguồn tin, lượng dữ liệu khổng lồ từ máy chủ của AT&T vẫn chưa bị công khai trên mạng internet, và nhà mạng này đang làm việc với cơ quan chức năng để xác định chủ mưu. Tính đến thời điểm hiện tại, cảnh sát Mỹ đã bắt giữ một cá nhân có liên quan.
Theo WCCFTech