Thật ra, nếu chính quyền tổng thống Joe Biden không bị các nhà lập pháp lưỡng viện ở đồi Capitol giới hạn, thì trong tương lai gần sản lượng chip bán dẫn được gia công tại những fab và trung tâm sản xuất ở Texas hay Arizona sẽ cao hơn rất nhiều. Rồi những die bán dẫn trên wafer silicon nguyên chất này sẽ được đưa đến những quốc gia là đối tác của Mỹ, như Costa Rica, Việt Nam hay Kenya, để đóng gói thành sản phẩm thương mại, và gửi tới phần còn lại của thế giới, nơi đang có những nhà máy lắp ráp những thiết bị cần linh kiện điện tử, từ tủ lạnh đến ô tô, từ smartphone đến máy tính.
Những quốc gia kể trên có lẽ không phải nơi đầu tiên anh em nghĩ tới, khi nhắc đến ngành công nghiệp bán dẫn. Nhung chính quyền tổng thống Biden đang nỗ lực biến đổi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, và đang đàm phán nhiệt tình để đạt được mục tiêu đó.
Những yếu tố cơ bản của kế hoạch bao gồm thu hút những tập đoàn nước ngoài đầu tư xây dựng những fab gia công bán dẫn trên đất Mỹ, cũng như tìm kiếm những quốc gia khác để xây dựng nên những nhà máy để hoàn thiện sản phẩm chip xử lý dựa trên những wafer và die silicon sản xuất tại Mỹ. Các quan chức và các nhà nghiên cứu ở Washington bắt đầu gọi kế hoạch và những động thái này là một phần của cái gọi là “Ngoại giao bán dẫn.”
Chính quyền tổng thống Biden cho rằng, gia công bán dẫn trên đất Mỹ sẽ giúp đất nước phồn vinh và an ninh hơn. Ngài tổng thống hai tuần trước đã lên trả lời phỏng vấn với đài ABC News, khoe rằng các quan chức chính phủ của ông đã khiến Hàn Quốc đầu tư hàng tỷ USD vào quá trình gia công bán dẫn ở Mỹ.
Những quốc gia kể trên có lẽ không phải nơi đầu tiên anh em nghĩ tới, khi nhắc đến ngành công nghiệp bán dẫn. Nhung chính quyền tổng thống Biden đang nỗ lực biến đổi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, và đang đàm phán nhiệt tình để đạt được mục tiêu đó.
Những yếu tố cơ bản của kế hoạch bao gồm thu hút những tập đoàn nước ngoài đầu tư xây dựng những fab gia công bán dẫn trên đất Mỹ, cũng như tìm kiếm những quốc gia khác để xây dựng nên những nhà máy để hoàn thiện sản phẩm chip xử lý dựa trên những wafer và die silicon sản xuất tại Mỹ. Các quan chức và các nhà nghiên cứu ở Washington bắt đầu gọi kế hoạch và những động thái này là một phần của cái gọi là “Ngoại giao bán dẫn.”
Chính quyền tổng thống Biden cho rằng, gia công bán dẫn trên đất Mỹ sẽ giúp đất nước phồn vinh và an ninh hơn. Ngài tổng thống hai tuần trước đã lên trả lời phỏng vấn với đài ABC News, khoe rằng các quan chức chính phủ của ông đã khiến Hàn Quốc đầu tư hàng tỷ USD vào quá trình gia công bán dẫn ở Mỹ.
Nếu những nỗ lực sơ khai này tiến triển, nó sẽ có thể giúp chính quyền ông Biden đạt được vài mục tiêu chiến lược. Họ muốn giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia trước Trung Quốc, đất nước đang có tốc độ phát triển tự chủ ngành bán dẫn ở cái tốc độ mà nước Mỹ muốn kiểm soát mạnh tay hơn. Cùng lúc, Trung Quốc cũng đang có những áp lực gây ra lên đảo Đài Loan, trung tâm của ngành chip toàn cầu.
Nước Mỹ cũng muốn giảm những nguy cơ và gián đoạn chuỗi cung ứng chip toàn cầu, thứ đã trở thành hiện thực, đã gây ra tác động tiêu cực trong hai sự kiện lớn, đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Cả hai sự kiện này đã khiến chuỗi cung ứng ngành bán dẫn đứt gãy nghiêm trọng, cung cầu không còn cân bằng.
Ramin Toloui là giáo sư đại học Stanford, người gần đây trở thành phó cục trưởng cục kinh tế và kinh doanh đối ngoại, thuộc bộ ngoại giao Mỹ. Trong thời gian qua, ông đã trở thành người điều hành đại diện của chính quyền Mỹ, đàm phán với các quốc gia để thay đổi chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Ông cho biết: “Mục tiêu là làm mọi cách để mở rộng quy mô sản xuất ở những quốc gia nhất định, từ đó giúp những chuỗi cung ứng toàn cầu tại đó ổn định và bền vững hơn.”
Bên cạnh đó, mục tiêu của chính quyền ông Biden không chỉ là điều chỉnh lại chuỗi cung ứng bán dẫn, mà còn điều chỉnh cả những chuỗi cung ứng năng lượng xanh như pin xe điện, tấm pin mặt trời hay tuabin điện gió. Hiện giờ, Trung Quốc đang thống trị những ngành kể trên.
Tổng thống Biden và những người dưới quyền ông nói rằng, sự thống trị của những công ty Trung Quốc có thể được coi là một vấn đề an ninh quốc gia.
Trong hơn 3 năm kể từ khi ông Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ, đất nước này đã thu hút được 395 tỷ USD tiền đầu tư trong ngành gia công bán dẫn, và 405 tỷ USD đầu tư cho những công nghệ xanh và năng lượng sạch, theo giáo sư Toloui.
Quảng cáo
Nhiều công ty đang đầu tư khoản tiền khổng lồ để mở rộng quy mô sản xuất trên đất Mỹ đều có trụ sở tại châu Á, những nơi đã quá nổi tiếng về sức mạnh công nghệ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, cùng với đó là những tập đoàn có trụ sở tại châu Âu. Một trong số đó là SK Hynix, hãng chip nhớ Hàn Quốc đang đầu tư 3.8 tỷ USD xây dựng nhà máy gia công ở Indiana. Bộ ngoại giao Mỹ cho biết dự án này là khoản đầu tư lớn nhất từ trước tới nay vào bang Indiana, hứa hẹn tạo ra hơn 1000 việc làm.
Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinkien đề cập tới dự án này trong một cuộc đối thoại ở bang Maryland, với nội dung thu hút và kêu gọi đầu tư vốn nước ngoài vào Mỹ. Ông nhấn mạnh việc bản thân hy vọng những đạo luật được tổng thống Biden thông qua sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào mảng sản xuất công nghệ cao tại Mỹ, thông qua việc “hiện đại hóa đường xá, đường sắt, đường truyền băng thông rộng và đường điện.”
Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm, những quy chế mới nhắm tới mục tiêu “củng cố và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tăng tốc quy mô sản xuất nội địa, phát triển những ngành công nghệ lõi, từ bán dẫn đến năng lượng sạch.”
Bộ Thương mại Mỹ cũng đóng một vai trò mấu chốt trong những nỗ lực thu hút các tập đoàn bán dẫn xây dựng nhà máy tại lãnh thổ Mỹ. Hiện họ đang có gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ USD cho những công ty và các tổ chức nghiên cứu, phát triển và gia công chip xử lý. Bộ trưởng thương mại, bà Gina Raimondo vừa rồi đã cho triển khai một cuộc nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, để xác định những mắt xích dễ bị ảnh hưởng, rồi sau đó làm việc với chính quyền các quốc gia đồng minh để bàn thảo những cơ hội đầu tư ở nước ngoài.
Đây là chủ đề được tập trung đặc biệt trong chuyến đi của bộ trưởng Raimondo tới Costa Rica hồi đầu năm nay. Tại đó, bà đã gặp gỡ với các quan chức địa phương và các quan chức của Intel, những người đang quản lý nhà máy sản xuất chip xử lý của Intel tại đây. Bà cũng bàn tới những khả năng đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong những chuyến thăm Panama và Thái Lan.
Quảng cáo
Tuy nhiên, định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu để bớt phụ thuộc vào khu vực Đông Á chắc chắn sẽ là một thử thách lớn. Những fab gia công bán dẫn tại khu vực này luôn sở hữu những công nghệ tân tiến nhất, sở hữu nguồn nhân tài đông đảo và dồi dào hơn, và chi phí vận hành thì luôn thấp hơn con số được dự báo của những nhà máy đặt tại Mỹ.
Những nhà sản xuất bán dẫn tại Đài Loan giờ đang sản xuất tuyệt đại đa số sản lượng chip tiến trình cao cấp nhất hiện giờ, phục vụ cho cả thế giới. Những con chip ấy giờ nằm trong những smartphone, máy tính, máy chủ mạnh nhất hiện giờ. Còn để so sánh, trong vài năm tới, ước tính của các chuyên gia là ngành bán dẫn Mỹ sẽ thiếu hụt khoảng 90 nghìn nhân sự tay nghề cao.
Chính quyền Trung Quốc, đảo Đài Loan hay Hàn Quốc và những nơi khác cũng đang mạnh tay hỗ trợ ngành chip của họ. Dù vậy, những kêu gọi đầu tư và kế hoạch của chính quyền tổng thống Biden dự kiến vẫn sẽ thay đổi cục diện chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Dự báo đến năm 2032, thị phần gia công chip bán dẫn của Mỹ sẽ tăng từ 10 lên 14%. Con số này được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 5 của hiệp hội ngành bán dẫn Mỹ và Boston Consulting Group.
Vài quan chức chính quyền tổng thống Biden đã có những động thái “ngoại giao bán dẫn” có phần gay gắt và mạnh mẽ hơn, để ngăn cản Trung Quốc tự tạo ra những phiên bản công nghệ bán dẫn của riêng họ, không phụ thuộc vào công nghệ hay giải pháp do các tập đoàn Mỹ tạo ra. Cách tiếp cận này thường theo hướng đối thoại với các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là Nhật Bản và Hà Lan, để khiến chính quyền các nước yêu cầu các doanh nghiệp bán dẫn ngừng bán công cụ và công nghệ gia công bán dẫn cho Trung Quốc.
Alan Estevez, giám đốc cục kiểm soát xuất nhập khẩu thuộc bộ thương mại Mỹ gần đây đã tới thăm Nhật Bản và Hà Lan để cố gắng thuyết phục chính quyền hai quốc gia này chặn việc bán những công nghệ bán dẫn cao cấp cho Trung Quốc.
Ở thái cực ngược lại, ông Toloui cùng các đồng sự đã bay vòng quanh thế giới để khảo sát các quốc gia và các công ty có thể sẽ muốn đầu tư vào ngành bán dẫn Mỹ, rồi xây dựng những nhà máy đầu cuối của chuỗi cung ứng. Ông Toloui cho biết, công việc của cục là một yếu tố thuộc những đạo luật mà tổng thống Biden mới phê duyệt gần đây, với mục tiêu tạo ra thêm việc làm trong ngành bán dẫn tại Mỹ. Những đạo luật này bao gồm luật cơ sở hạ tầng và đạo luật CHIPS được nhắc đến khá nhiều trong thời gian qua.
Đạo luật CHIPS có gói hỗ trợ hàng năm trị giá 500 triệu USD để chính quyền tổng thống Mỹ củng cố chuỗi cung ứng và bảo vệ ngành bán dẫn. Bộ ngoại giao Mỹ dựa vào khoản tiền hỗ trợ này để tìm những quốc gia phù hợp với quá trình phát triển chuỗi cung ứng. Các quan chức đang cho tiến hành thực hiện những cuộc nghiên cứu nhiều quốc gia để xem cơ sở hạ tầng và đội ngũ lao động có nâng lên được một tiêu chuẩn nhất định hay không, từ đó đảm bảo quá trình đóng gói và vận chuyển chip bán dẫn diễn ra hoàn hảo.
Những quốc gia trong chương trình này hiện tại có Costa Rica, Indonesia, Mexico, Panama, Philippines và Việt Nam.
Tập huấn lao động luôn luôn là khía cạnh quan trọng nhất trong việc xây dựng chuỗi cung ứng. Ông Toloui đã nói chuyện với đại học bang Arizona để triển khai những chương trình hợp tác với các viện và trường đại học nước ngoài, xây dựng những chương trình tập huấn kỹ sư bán dẫn. Một trong những đối tác của đại học bang Arizona là đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, nơi ông Toloui đã tới thăm hồi tháng 5 vừa rồi.
Martijn Rasser, giám đốc điều hành đơn vị nghiên cứu Datenna, Inc. cho biết, mạng lưới những đối tác này là một lợi thế chiến lược mà Mỹ sở hữu khi muốn cạnh tranh với Trung Quốc. Theo ông, nếu Mỹ muốn tự làm tất cả mọi việc, chi phí sẽ rất cao. Và nếu tự làm mọi thứ một mình, thì Mỹ sẽ quên đi thực tế rằng công nghệ giờ là thứ toàn cầu hóa hơn bất kỳ ngành nghề nào khác, nếu so sánh với vài thập kỷ trước, với vài quốc gia và vùng lãnh thổ đang là những mắt xích tối quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Theo The New York Times