Đánh giá Sony Xperia 1 V sau 1 năm: Vẫn là mẫu flagship chất lượng nhưng không dành cho số đông

Cáo - Foxtek
17/7/2024 14:29Phản hồi: 100
Đánh giá Sony Xperia 1 V sau 1 năm: Vẫn là mẫu flagship chất lượng nhưng không dành cho số đông
Sony Xperia 1 V dù đã ra mắt cách đây hơn 1 năm (tháng 5/2023) và máy cũng đã có thế hệ kế nhiệm là Xperia 1 VI (máy được giới thiệu vào tháng 5/2024) nhưng đây vẫn là một trong những mẫu flagship cao cấp nhất đến từ Sony ở thời điểm hiện tại. Mình đã có cơ hội sử dụng Xperia 1 V trong khoảng 2 tuần và sau đây là những trải nghiệm hằng ngày của mình với thiết bị.

Bài viết có nhiều phần nội dung nên rất dài. Các bạn có thể tham khảo phần mục lục để di chuyển nhanh đến đoạn cần xem.

Thiết kế và trải nghiệm cầm nắm

Để nói về thiết kế của Xperia 1 V thì sẽ có hai điểm nổi bật nhất mà mình muốn chia sẻ. Đầu tiên là thiết bị sở hữu tỷ lệ màn hình 21:9 rất dị với kiểu dáng thuôn dài thay vì rộng về chiều ngang giống với đa phần smartphone hiện tại. Điểm nổi bật còn lại là phần cạnh viền với những đường rãnh kim loại đều nhau được gia công rất tỉ mỉ.


tinhte-xperia-1-v-bo-sung-18.jpg
Xperia 1 V sở hữu màn hình được hoàn thiện dạng phẳng với kích thước là 6.5 inch kèm tỷ lệ 21:9 rất dị. Điều này khiến sản phẩm có ngoại hình thuôn dài và khác biệt so với phần lớn các mẫu smartphone khác trên thị trường hiện nay.


tinhte-xperia-1-v-08.jpg
Bốn cạnh viền của Xperia 1 V có những đường rãnh kim loại đều nhau tăm tắp với mức độ hoàn thiện cao cấp.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-14.jpg
Phần đỉnh của Xperia 1 V có một dải anten thu sóng, mic thu âm và cổng âm thanh 3.5 mm.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-13.jpg
Cạnh đáy của thiết bị có hai dải anten thu sóng, mic thu âm, khay SIM và cổng sạc USB-C.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-23.jpg
Cạnh trái của Xperia 1 V có ba dải anten thu sóng.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-22.jpg
Cuối cùng là cạnh phải của máy chứa cụm phím tăng/giảm âm lượng, phím nguồn và phím bấm chụp ảnh vật lý.

Quảng cáo


Xperia 1 V cũng là mẫu smartphone đầu tiên của Sony sử dụng họa tiết chấm bi nổi cho phần mặt lưng và cách thiết kế này cũng được Sony áp dụng cho mẫu flagship mới nhất hiện tại của hãng là Xperia 1 VI (mình đã mô tả điều này trong bài viết trên tay sản phẩm). Quả thực không sai nếu mình nhận định rằng ngoại hình của Xperia 1 V vẫn phù hợp với xu hướng thiết kế của smartphone ở thời điểm hiện tại.

Như vậy, với cách hoàn thiện phần mặt lưng họa tiết chấm bi nổi độc đáo kết hợp cùng bốn cạnh viền có những đường rãnh kim loại được gia công kỹ lưỡng đã tạo nên một vẻ ngoài đầy cao cấp và chỉn chu cho Xperia 1 V.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-01.jpg
Mặt lưng của Xperia 1 V cũng được hoàn thiện dạng phẳng với cụm camera sau hình elip thuôn dài chứa 3 ống kính. Ở chính giữa mặt lưng có logo Sony và khu vực gần cạnh đáy có logo Xperia.

Mặc dù phần cạnh viền của Xperia 1 V được hoàn thiện tỉ mỉ nhưng khu vực này cũng rất dễ bị tổn thương. Nếu chúng ta không may khiến máy bị va đập hoặc làm rơi thiết bị thì phần cạnh viền sẽ dễ bị trầy xước và khiến ngoại hình của sản phẩm không còn đẹp như lúc đầu. Vì vậy, mình khuyên các bạn nên mua thêm ốp lưng và dán màn hình cho chiếc điện thoại để bảo vệ thiết bị tốt hơn.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-05.jpg
Ở góc trên bên phải của Xperia 1 V đã có một trầy khi mình lỡ để máy cùng với chìa khóa trong túi quần.

Quảng cáo


tinhte-xperia-1-v-bo-sung-06.jpg
Cạnh trái của thiết bị cũng có một vết trầy tương tự

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-03.jpg
Ngoài ra, cạnh đáy của Xperia 1 V cũng có một số vết trầy nhỏ do mình không may va quệt máy vào mép bàn làm việc.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-11.jpg
Mình cũng vô tình để kính cường lực của Xperia 1 V bị nứt, may mắn là không ảnh hưởng đến màn hình bên trong.

Về cảm giác cầm nắm của Xperia 1 V, mình có thể cảm nhận sự sang trọng cùng mức độ hoàn thiện cao cấp ngay từ lần đầu cầm thiết bị. Bên cạnh đó, phần mặt lưng và bốn cạnh viền của Xperia 1 V được hoàn thiện dạng nhám nên hạn chế tốt được tình trạng bám dấu vân tay.

Tuy mình rất thích tỷ lệ màn hình 21:9 và cảm giác cầm nắm một thiết bị với kiểu dáng thuôn dài như Xperia 1 V nhưng việc sử dụng máy bằng một tay thực sự rất khó khăn. Hầu hết các trường hợp thì mình đều phải sử dụng thiết bị bằng cả 2 tay.

tinhte-xperia-1-v-05.jpg
Mặt lưng của Xperia 1 V dù có họa tiết vân nổi nhưng mình vẫn có cảm giác trơn trượt khi cầm thiết bị trên tay.

tinhte-xperia-1-vi-vs-xperia-1-v.jpg
Mình đoán rằng Sony có vẻ đã lắng nghe ý kiến người dùng nên Xperia 1 VI (thế hệ kế nhiệm của Xperia 1 V) đã có tỷ lệ màn hình mới 19.5:9 thay vì 21:9. Vì vậy mà máy mang đến cảm giác cầm nắm thoải mái hơn. Mình sẽ có bài viết so sánh thiết kế giữa Xperia 1 VI và Xperia 1 V trong thời gian tới, các bạn hãy theo dõi và đón xem nhé.

Xuyên suốt quá trình sử dụng Xperia 1 V thì có những chi tiết liên quan đến thiết kế mà mình đánh giá cao ở thiết bị.

Đầu tiên, Xperia 1 V là mẫu flagship hiếm hoi còn giữ lại cổng âm thanh 3.5 mm khi hầu hết các nhà sản xuất smartphone hiện tại đều loại bỏ cổng kết nối này trên sản phẩm cao cấp của họ. Việc Sony giữ lại cổng kết nối 3.5 mm trên flagship Xperia sẽ giúp người dùng có thêm sự lựa chọn về trải nghiệm âm thanh (kết nối máy với tai nghe dây chất lượng cao). Nhờ đó mà chất lượng âm thanh sẽ được truyền tải tốt hơn khi người dùng chơi game hoặc nghe nhạc.

tinhte-xperia-1-v-09.jpg
Xperia 1 V là mẫu flagship hiếm hoi trên thị trường hiện tại còn giữ lại cổng âm thanh 3.5 mm.

Nhắc đến âm thanh thì vị trí đặt loa ngoài của Xperia 1 VI là chi tiết tiếp theo mà mình đánh giá cao trong thiết kế của sản phẩm. Lý do là bởi việc đặt hai dải loa ngoài ở gần phần đỉnh và cạnh đáy của màn hình điện thoại giúp cho âm thanh được hướng trực tiếp về phía người dùng. Điều này sẽ phần nào cải thiện trải nghiệm âm thanh khi chúng ta giải trí (xem video, chơi game, nghe nhạc,...) trên Xperia 1 V.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-16.jpg
Sony Xperia 1 V có một dải loa ngoài nằm ở gần phần đỉnh của màn hình.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-15.jpg
Đây là một loa ngoài khác được đặt ở gần cạnh đáy của màn hình thiết bị.

Hai chi tiết còn lại trong thiết kế của Xperia 1 V mà mình rất ưng ý đó là khay SIM dễ tháo và phím bấm chụp ảnh vật lý giúp mình kích hoạt nhanh máy ảnh khi cần thiết. Đây cũng là hai yếu tố đặc trưng khi nói về ngoại hình của các mẫu flagship thuộc dòng Sony Xperia 1 Series.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-10.jpg
Mình có thể dễ dàng tháo khay SIM của Xperia 1 V bằng tay và không cần dùng đến que chọc SIM.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-09.jpg
Phím bấm chụp ảnh vật lý trên Xperia 1 V giúp mình kích hoạt nhanh ứng dụng máy ảnh và thao tác bấm chụp tiện lợi hơn.

Ngoài những chi tiết trên, tỷ lệ màn hình 21:9 cùng độ phân giải 4K cũng là những yếu tố không thể bỏ qua trong thiết kế của Xperia 1 V. Thực tế mà nói thì đây cũng là mẫu flagship Xperia 1 cuối cùng còn sử dụng tỷ lệ màn 21:9 kèm độ phân giải 4K bởi thế hệ hệ kế nhiệm là Xperia 1 VI đã chuyển sang tỷ lệ 19.5:9 và độ phân giải màn hình FHD+. Điều này phần nào khiến một số người dùng yêu mến smartphone Sony Xperia cảm thấy tiếc nuối đôi chút.

Quay trở lại với màn hình của Xperia 1 V, mình nhận thấy thiết bị có chất lượng hiển thị đúng với tiêu chuẩn của một mẫu flagship nhờ vào tấm nền OLED, màu sắc đẹp mắt, chi tiết rõ ràng cùng độ sáng cao.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-47.jpg
Xperia 1 V là mẫu flagship Xperia cuối cùng còn sử dụng màn hình tỷ lệ 21:9 kèm độ phân giải 4K. Mình cũng đánh giá cao chất lượng hiển thị của màn hình này.

Nói nhiều hơn về tỷ lệ màn hình 21:9 của Xperia 1 V, mình nhận thấy tỷ lệ này phù hợp cho việc đọc nội dung trên website (xem được nhiều thông tin hơn) và chơi game MOBA (dễ dàng theo dõi diễn biến trận đấu lẫn check map).

Tất nhiên, vì tỷ lệ màn hình 21:9 của Xperia 1 V rất dị nên chúng ta phải đánh đổi trải nghiệm xem video trên YouTube, TikTok, Facebook,… và một số người dùng có thể sẽ bất ngờ cũng như khó chịu khi sử dụng thiết bị trong thời gian đầu. Lý do là bởi màn hình của máy có hai dải đen ở hai bên trái và bên phải (khi xem video dạng ngang) hoặc bên trên và bên dưới (khi xem video dạng dọc).

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-48.jpg
Khi xem video trên YouTube thì màn hình của Xperia 1 V có hai dải đen lớn ở bên trái và bên phải. Mặc dù mình đã quen với điều này nhưng có thể một số bạn sẽ không thích.

Một điểm hạn chế khác của Xperia 1 V chính là việc không hỗ trợ tính năng nhận diện khuôn mặt để mở khóa điện thoại. Điều này sẽ gây ra một số bất tiện trong quá trình mở khóa máy. Bên cạnh đó, máy cũng có cảm biến vân tay nhưng lại được đặt ở phím nguồn cạnh bên phải thay vì đặt trực tiếp trên màn hình. Đây cũng là điểm hạn chế tiếp theo của Xperia 1 V khi so sánh với một số đối thủ trong cùng phân khúc ở thời điểm hiện tại.



Đánh giá hiệu năng

Tiếp nối phần thiết kế thì chúng ta cùng chuyên sang mục đánh giá hiệu năng Sony Xperia 1 V và mình tin đây cũng là yếu tố được nhiều bạn quan tâm. Trong phần này, mình đã thực hiện hai chuyên mục bao gồm:


  1. Chấm điểm bằng phần mềm chuyên dụng.
  2. Trải nghiệm chơi game thực tế trên thiết bị.

tinhte-xperia-1-v-17.jpg
Để có thể đánh giá hiệu năng Xperia 1 V, mình đã thực hiện chuyên mục chấm điểm hiệu năng máy.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-55.jpg
Bên cạnh việc chấm điểm, mình cũng tiến hành trải nghiệm chơi game thực tế trên Xperia 1 V.

Trước khi bắt đầu, mình sẽ điểm nhanh thông số cấu hình Sony Xperia 1 V dựa trên trang chủ của Sony:
  • Màn hình: Kích thước 6.5 inch, tỷ lệ 21:9, tấm nền OLED, độ phân giải 4K (3.840 x 1.644 pixels), tần số quét 120 Hz.
  • CPU: Qualcomm Snapdragon 8 Gen 2.
  • GPU: Adreno 740.
  • RAM: 12 GB.
  • Bộ nhớ trong: 256 GB.
  • Pin: 5.000 mAh, hỗ trợ sạc nhanh chuẩn PPS và USB PD 3.0 (theo trang GSMArena thì máy hỗ trợ sạc nhanh 30 W).
  • Hệ điều hành: Android 14.

tinhte-xperia-1-v-32.jpg
Xperia 1 V được trang bị Snapdragon 8 Gen 2, một trong những mẫu chip cao cấp và mạnh mẽ của Qualcomm ở thời điểm hiện tại.

Chấm điểm hiệu năng

Trong chuyên mục này, mình sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: GeekBench 6, AnTuTu Benchmark, PCMark và 3DMark. Điều kiện để mình chấm điểm hiệu năng Xperia 1 V cụ thể như sau:


  • Pin của máy phải từ 90 - 100% (pin dưới 90% sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng của máy và kết quả).
  • Không vừa sạc pin vừa chấm điểm.
  • Chấm 3 lần liên tục và lấy kết quả trung bình sau 3 lần chấm.

tinhte-xperia-1-v-23.jpg
Đây là 4 phần mềm chấm điểm chuyên dụng mà mình dùng để đánh giá hiệu năng Xperia 1 V.

Những kết quả điểm hiệu năng mình thu được như sau:

GeekBench 6 (chấm điểm về CPU và GPU):
  • Đơn nhân/đa nhân: 1.983 điểm/5.240 điểm.
  • GPU Compute OpenCL: 8.792 điểm.
  • GPU Compute Vulkan: 9.456 điểm.

tinhte-sony-xperia-1-v-diem-geekbench-6.jpg
Điểm Geekbench 6 của Xperia 1 V.

AnTuTu Benchmark (chấm tổng điểm CPU và GPU): 1.489.918 điểm.

PCMark (chấm điểm về CPU): 16.977 điểm.

tinhte-sony-xperia-1-v-diem-antutu-pcmark.jpg
Điểm AnTuTu Benchmark (bên trái) và PCMark (bên phải) của Xperia 1 V.

3DMark Wild Life Extreme (chấm điểm về GPU):
  • Điểm tổng: 3.590 điểm.
  • FPS trung bình: 21.50.
  • Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giữ nguyên mức 96% pin.
  • Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 3 độ C (từ 32 độ C lên 35 độ C).

tinhte-sony-xperia-1-v-diem-wild.jpg
Điểm 3DMark Wild Life Extreme của Xperia 1 V.

3DMark Solar Bay (chấm điểm về GPU):
  • Điểm tổng: 5.248 điểm.
  • FPS trung bình: 19.96.
  • Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giữ nguyên mức 95%.
  • Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 1 độ C (từ 35 độ C lên 36 độ C).

tinhte-sony-xperia-1-v-diem-solar.jpg
Điểm 3DMark Solar Bay của Xperia 1 V.

3DMark Steel Nomad Light (chấm điểm về GPU):
  • Điểm tổng: 1.076 điểm.
  • FPS trung bình: 7.98.
  • Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giảm 1% pin (từ 95% xuống 94%).
  • Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 1 độ C (từ 36 độ C lên 37 độ C).

tinhte-sony-xperia-1-v-diem-steel.jpg
Điểm 3DMark Steel Nomad Light của Xperia 1 V.

3DMark Wild Life Extreme Stress Test (chấm điểm về GPU):
  • Mức độ ổn định: 80.6%.
  • Số điểm vòng lặp cao nhất: 3.589 điểm.
  • Số điểm vòng lặp thấp nhất: 2.894 điểm.
  • Số điểm chênh lệch giữa vòng lặp cao nhất và thấp nhất (phản ánh cho độ ổn định): 695 điểm.
  • Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giảm 10% (từ 98% xuống 88%).
  • Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 9 độ C (từ 33 độ C lên 42 độ C).

tinhte-sony-xperia-1-v-diem-wild-stress.jpg
Điểm 3DMark Wild Life Extreme Stress Test của Xperia 1 V.

3DMark Solar Bay Stress Test (chấm điểm về GPU):
  • Mức độ ổn định: 80.4%.
  • Số điểm vòng lặp cao nhất: 5.217 điểm.
  • Số điểm vòng lặp thấp nhất: 4.196 điểm.
  • Số điểm chênh lệch giữa vòng lặp cao nhất và thấp nhất (phản ánh cho độ ổn định): 1.021 điểm.
  • Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giảm 11% (từ 100% xuống 89%).
  • Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 14 độ C (từ 35 độ C lên 49 độ C).

tinhte-sony-xperia-1-v-diem-solar-stress.jpg
Điểm 3DMark Solar Bay Stress Test của Xperia 1 V.

3DMark Steel Nomad Light Stress Test (chấm điểm về GPU):
  • Mức độ ổn định: 93.2%.
  • Số điểm vòng lặp cao nhất: 1.073 điểm.
  • Số điểm vòng lặp thấp nhất: 1.000 điểm.
  • Số điểm chênh lệch giữa vòng lặp cao nhất và thấp nhất (phản ánh cho độ ổn định): 73 điểm.
  • Phần trăm pin máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Giảm 8% (từ 100% xuống 92%).
  • Nhiệt độ máy sau khi hoàn thành bài chấm điểm: Tăng 8 độ C (từ 34 độ C lên 42 độ C).

tinhte-sony-xperia-1-v-diem-steel.jpg
Điểm 3DMark Steel Nomad Light Stress Test của Xperia 1 V.

Trải nghiệm chơi game thực tế

Để kiểm chứng khả năng chiến game thực tế của Xperia 1 V, mình đã tải 5 trò chơi về máy bao gồm:


  • Liên Quân Mobile.
  • Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến.
  • PUBG Mobile.
  • Honkai: Star Rail.
  • Genshin Impact.

tinhte-xperia-1-v-22.jpg
Đây là 5 tựa game mà mình sử dụng để trải nghiệm chơi game thực tế trên Xperia 1 V.

Điều kiện trải nghiệm game thực tế trên Xperia 1 V cụ thể như sau:
  • Sử dụng phần mềm Perfdog để đo dữ liệu FPS cho từng tựa game.
  • Thiết lập đồ họa trong game ở mức tối đa mà máy có thể hỗ trợ.
  • Đã kích hoạt “Ưu tiên hiệu suất” trong phần cài đặt ứng dụng Game enhancer (áp dụng cho cả 5 tựa game).

tinhte-xperia-1-v-25.jpg
Game enhancer là một ứng dụng độc quyền trên smartphone Xperia nhằm nâng cao trải nghiệm chơi game của người dùng.

tinhte-xperia-1-v-20.jpg
Ở cả 5 tựa game thì mình đều thiết lập mục "Ưu tiên hiệu suất" trong cài đặt ứng dụng Game enhancer.

  • Nhiệt độ phòng bình thường không bật điều hòa (khoảng 28 - 30 độ C).
  • Độ sáng màn hình 100%, tắt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng.
  • Cài đặt chất lượng hình ảnh được thiết lập: "Chế độ tạo".
  • Tần số quét màn hình được thiết lập: "Tốc độ làm mới cao” (tương đương 120 Hz).
  • Âm lượng loa ngoài 50%.

tinhte-xperia-1-v-18.jpg
Mình đã cài đặt chất lượng hình ảnh của Xperia 1 V ở mục “Chế độ tạo”.

tinhte-xperia-1-v-19.jpg
Mình cũng đã chỉnh Tốc độ làm mới cao cho màn hình của Xperia 1 V.

Liên Quân Mobile

tinhte-sony-xperia-1-v-do-hoa-lienquan.png
tinhte-sony-xperia-1-v-do-hoa-lien-quan.png
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong Liên Quân Mobile.

Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến

Screenshot-20240628-150304.png
Screenshot-20240628-150316.png
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến.

PUBG Mobile

tinhte-sony-xperia-1-v-do-hoa-pubg-toi-da.png
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong PUBG Mobile.

Honkai: Star Rail

tinhte-sony-xperia-1-v-do-hoa-honkai.png
tinhte-sony-xperia-1-v-do-hoa-honkaistarrail.png
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong Honkai: Star Rail.

Genshin Impact

tinhte-sony-xperia-1-v-do-hoa-genshin.png
tinhte-sony-xperia-1-v-do-hoa-genshin-impact.png
Thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong Genshin Impact.

Dưới đây là bảng kết quả đo FPS của các tựa game mà mình đã chơi thực tế trên Xperia 1 V.

bang-fps-tong-tinhte-xperia-1-v.jpg
Đây là bảng tổng hợp FPS của 5 tựa game mình đã chơi trên Xperia 1 V.

Nhìn chung, những gì mà Xperia 1 V đã thể hiện trong phần chấm điểm hiệu năng bằng các phần mềm chuyên dụng và khả năng chơi game thực tế cho thấy sản phẩm vẫn là mẫu flagship với hiệu năng mạnh mẽ thuộc TOP đầu thị trường hiện tại, kể cả khi Sony đã trình làng thế hệ kế nhiệm là Xperia 1 VI.

Cụ thể hơn về khả năng chiến game thực tế, trong bảng đo FPS 5 tựa game thì chúng ta có thể nhận thấy Xperia 1 V hoàn toàn xử lý được 2 tựa game MOBA là Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến và Liên Quân Mobile. Máy đạt được FPS trung bình là 119.3 khi chơi Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến và con số này ở Liên Quân Mobile là 60 FPS.

tinhte-xperia-1-v-31.jpg
Đối với tựa game MOBA cơ bản như Liên Quân Mobile thì Xperia 1 V hoàn toàn xử lý được một cách dễ dàng.

Tiếp theo là tựa game PUBG Mobile, do mình thiết lập đồ họa ở mức Ultra HDR và FPS Cực cao (tương đương 40 FPS) nên tốc độ khung hình trung bình mà Xperia 1 V đạt được ở tựa game này chỉ là 39.9 FPS. Con số này sẽ tăng lên thành 88.4 FPS nếu mình giảm đồ họa trong game xuống mức Mượt và FPS ở mức Giới hạn+ (tương đương 90 FPS).

bang-fps-toi-uu-pubg-tinhte-xperia-1-v.jpg
So sánh bảng FPS của PUBG Mobile khi mình thiết lập đồ họa Ultra HDR, FPS Cực cao (bên trên) và khi mình thiết lập đồ họa Mượt, FPS Giới Hạn+ (bên dưới).

Mặc dù vậy, việc thiết lập đồ họa trong PUBG Mobile ở mức Mượt sẽ khiến chất lượng hình ảnh, chi tiết trong game không còn đẹp như ở mức Ultra HDR. Ngược lại thì những pha ngắm bắn, di chuyển trong game đều trở nên mượt mà hơn.

tinhte-sony-xperia-1-v-do-hoa-pubg-toi-uu.png
Chúng ta có thể tối ưu FPS để có trải nghiệm chơi PUBG Mobile tốt hơn trên Xperia 1 V bằng việc giảm chất lượng đồ họa trong game.

Ở 2 tựa game cuối cùng bao gồm Honkai: Star Rail và Genshin Impact, mình nhận thấy Xperia 1 V đều cho ra tốc độ khung hình trung bình cao với con số lần lượt là 53.9 FPS và 58 FPS.

Đối với Genshin Impact, Xperia 1 V cho trải nghiệm chơi mượt, ít khi gặp tình trạng giật khựng và tụt khung hình đột ngột. Các bạn có thể thấy điều đó trong bảng đo FPS của Genshin Impact khi đường màu hồng (tượng trưng cho FPS) không có nhiều biến động.

tinhte-xperia-1-v-27.jpg
Xperia 1 V có thể chiến tốt tựa game nặng về đồ họa là Genshin Impact và máy ít khi gặp tình trạng giật khựng và tụt khung hình.

Trong khi đó thì đường màu hồng trong bảng đo FPS của Honkai: Star Rail sẽ biến động thường xuyên khi mình chơi game được hơn 7 phút. Xperia 1 V lúc này cũng gặp tình trạng nhiệt độ tăng cao, giật khựng và tụt khung hình.

tinhte-xperia-1-v-29.jpg
Khi chơi Honkai: Star Rail trên Xperia 1 V trong thời gian dài thì mình nhận thấy nhiệt độ máy sẽ tăng cao và hiệu năng của máy cũng bị giảm nhẹ, dẫn đến tình trạng giật lag.



Trải nghiệm phần mềm

Bên cạnh thiết kế, hiệu năng thì trải nghiệm phần mềm cũng là yếu tố mà mình đánh giá cao ở Xperia 1 V. Thiết bị chạy trên hệ điều hành Android ít tùy biến và không có nhiều ứng dụng bên thứ ba. Vì vậy, các hiệu ứng chuyển cảnh khi mình thực hiện thao tác vuốt chạm, mở/đóng ứng dụng, đa nhiệm,… trên Xperia 1 V đều được xử lý mượt mà. Bên cạnh đó, Xperia 1 V còn được Sony hỗ trợ cập nhật phần mềm thường xuyên và đây là điểm mình đánh giá cao ở sản phẩm.


tinhte-xperia-1-v-bo-sung-21.jpg
Xuyên suốt quá trình sử dụng Xperia 1 V, mình nhận thấy thiết bị nhận được nhiều bản cập nhật phần mềm khác nhau.

xperia-1-v-ho-tro-cap-nhat-phan-mem.jpg
Trên trang chủ hỗ trợ của Xperia 1 V tại Việt Nam còn có lịch sử các bản cập nhật do Sony phát hành, người dùng có thể theo dõi dễ dàng và cập nhật cho thiết bị của bản thân.

Một tính năng hữu ích mà mà mình thường dùng trên Sony Xperia 1 V chính là Cảm biến bên. Tính năng này giống như một thanh điều khiển nhỏ dùng để mở nhanh các ứng dụng dưới dạng toàn màn hình, cửa sổ nổi pop-up hoặc chia đôi màn hình.

Tính năng Cảm biến bên hỗ trợ 3 thao tác bao gồm: Nhấn đúp (nhấn 2 lần), Trượt lên và trượt xuống. Chúng ta có thể gắn các chức năng khác nhau cho từng thao tác tùy theo nhu cầu sử dụng của bản thân.

thao-tac-cam-bien-ben-xperia-1-v.jpg
Chúng ta có thể tùy chỉnh đa dạng chức năng cho từng thao tác trong phần cài đặt tính năng Cảm biến bên.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-24.jpg
Đây là giao diện tính năng Cảm biến bên trên Xperia 1 V. Mình có thể mở nhanh một ứng dụng dưới dạng toàn màn hình hoặc cửa sổ nổi pop-up.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-25.jpg
Mình cũng có thể mở nhanh 2 ứng dụng dưới dạng chia đôi màn hình nhờ vào tính năng Cảm biến bên.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-26.jpg
Mình sẽ chọn lần lượt từng ứng dụng muốn chia đôi màn hình.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-27.jpg
Đây chính là thành quả và mình nhận thấy việc đa nhiệm chia đôi ứng dụng trên màn hình 21:9 của Xperia 1 V cũng là một trải nghiệm thú vị.

Ngoài ra, mình có một mẹo nhỏ liên quan đến bàn phím Gboard trên Xperia 1 V muốn chia sẻ với các bạn. Theo mặc định thì bàn phím trên thiết bị sẽ nằm ở gần cạnh đáy của màn hình và điều này sẽ khiến trải nghiệm gõ phím của chúng ta không được thoải mái. Vì vậy, mình khuyên các bạn có thể thử qua cách điều chỉnh vị trí của bàn phím để có được trải nghiệm sử dụng tốt hơn.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-58.jpg
Giao diện mặc định của bàn phím Gboard trên Xperia 1 V nằm ở vị trí tương đối thấp, cụ thể là gần cạnh đáy của màn hình.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-59.jpg
Các bạn có thể di chuyển vị trí của bàn phím để có được trải nghiệm gõ thoải mái hơn thông qua mục Đổi kích thước.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-60.jpg
Mình sẽ di chuyển vị trí của bàn phím lên cao hơn một chút.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-61.jpg
Đây chính là thành quả sau khi mình đã di chuyển vị trí bàn phím. Mặc dù vậy thì cách làm này có thể che mất một số nội dung hiển thị trên màn hình khi chúng ta gõ phím.

Thời lượng sử dụng pin

Trong phần tiếp theo, chúng ta cùng đến với thời lượng sử dụng pin của Sony Xperia 1 V. Để có thể đánh giá pin của thiết bị, mình đã thực hiện hai phần bao gồm:


  1. Đánh giá pin với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%).
  2. Đo thời gian sạc đầy pin của máy (từ 0% lên 100%).

tinhte-xperia-1-v-dung-luong-pin.jpg
Xperia 1 V được trang bị viên pin dung lượng 5.000 mAh. Các bạn hãy cùng mình kiểm chứng xem thời lượng sử dụng pin của thiết bị như thế nào ở thời điểm hiện tại.

Đánh giá pin với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%)

Bên dưới đây là các điều kiện trong bài đánh giá pin Xperia 1 V:


  • Trải nghiệm 4 tác vụ xoay vòng:

  1. Chơi Liên Quân (thiết lập đồ họa ở mức tối đa mà máy hỗ trợ như hình bên dưới)
  2. Xem video trên YouTube.
  3. Sử dụng Facebook.
  4. Xem video trên TikTok.

[​IMG]
tinhte-sony-xperia-1-v-do-hoa-lien-quan.png
Đây là thiết lập đồ họa mà mình chỉnh trong Liên Quân Mobile để đánh giá pin Xperia 1 V.

  • Mỗi tác vụ sử dụng 1 tiếng đồng hồ.
  • Xoay vòng các tác vụ từ 100% xuống 0%.
  • Máy chỉ sử dụng 1 tác vụ và không có ứng dụng đa nhiệm chạy nền.
  • Máy có lắp SIM và kết nối mạng nhưng chỉ sử dụng kết nối Wi-Fi xuyên suốt bài đánh giá.
  • Độ sáng màn hình 100%, tắt tính năng tự động điều chỉnh độ sáng.
  • Cài đặt chất lượng hình ảnh được thiết lập: "Chế độ tạo".
  • Tần số quét màn hình được thiết lập: "Tốc độ làm mới cao” (tương đương 120 Hz).
  • Bật loa ngoài với âm lượng 50%.
  • Không bật chế độ STAMINA (đây là chế độ tiết kiệm pin), không bật GPS và Bluetooth.

tinhte-sony-xperia-1-v-che-do-stamina.jpg
Mình không bật Chế độ STAMINA (hay hiểu đơn giản hơn là chế độ tiết kiệm pin) trên Xperia 1 V.

Kết quả mình thu được như hình ảnh bên dưới, viên pin 5.000 mAh của Xperia 1 V ở thời điểm hiện tại có thể hoạt động liên tục 5 tiếng 24 phút cho 4 tác vụ xoay vòng.

tinhte-xperia-1-v-bang-pin-chi-tiet.jpg
Bảng đo chi tiết thời lượng sử dụng pin của Xperia 1 V theo từng tác vụ.

Chi tiết trong bảng kết quả pin tác vụ xoay vòng, chúng ta có thể thấy Xperia 1 V tiêu tốn trung bình khoảng 11.5% pin cho mỗi tác vụ trong 4 tiếng đầu tiên (mình cộng phần trăm tiêu thụ của từng tác vụ trong 4 tiếng đầu và chia ra lấy trung bình). Trong đó, 2 tác vụ chơi Liên Quân Mobile và sử dụng Facebook trong 1 tiếng tiêu hao nhiều pin nhất với con số lần lượt là 16%, 14%.

Điều này diễn ra tương tự ở mốc thời gian 3 tiếng 19 phút còn lại của bài đánh giá pin, mình nhận thấy mức tiêu thụ phần trăm pin ở cả tác vụ chơi Liên Quân Mobile và sử dụng Facebook trong 1 tiếng đều tăng lên thành 17% pin. Xuyên suốt quá trình đánh giá pin Xperia 1 VI với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%) thì 2 tác vụ trên phần nào khiến máy tỏa ra nhiều nhiệt và mình có thể cảm nhận rõ điều đó.

Như vậy với 100% pin trên Xperia 1 V và theo những tiêu chuẩn trong bài đánh giá pin, ngay bên dưới đây sẽ là thời lượng mà bạn có thể sử dụng từng tác vụ.

thoi-luong-pin-xperia-1-v-tong-quan.jpg
Bảng tổng hợp thời lượng sử dụng pin của Xperia 1 V thông qua bài đánh giá pin với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%).

Đo thời gian sạc đầy pin (từ 0% lên 100%)

Để đo thời gian sạc đầy pin của Xperia 1 V (sạc từ 0% lên 100%), mình đã sử dụng cáp sạc Ugreen và củ sạc Ugreen 100 W nhằm thay thế cho bộ sạc USB-C 30 W chính hãng Sony.


cu-sac-sony-30-w.jpg
Đây là bộ cáp sạc và củ sạc công suất 30 W XQZ-UC1 chính hãng Sony nhưng hiện tại mình không có hai món phụ kiện này. Nguồn: Sony.

tinhte-sac-100w-dung-test-pin.jpg
Vì vậy, mình sẽ sử dụng củ sạc Ugreen 100 W và cáp sạc Ugreen để thực hiện bài đo thời gian sạc đầy pin của Xperia 1 V.

Bên dưới đây là các điều kiện trong bài đo thời gian sạc đầy pin Xperia 1 V:
  • Máy đã mở nguồn.
  • Máy có lắp SIM và kết nối mạng nhưng chỉ sử dụng kết nối Wi-Fi xuyên suốt bài đánh giá.
  • Máy kết nối mạng và nhận thông báo bình thường.
  • Sạc xuyên suốt từ 0% lên 100% và không sử dụng máy trong quá trình sạc.
  • Đã tắt tính năng “Dùng Chăm sóc pin” để ưu tiên việc sạc đầy pin máy lên mức 100%.

tinhte-sony-xperia-1-v-ung-dung-cham-soc-pin.jpg
Mình đã tắt tính năng “Dùng Chăm sóc pin” để ưu tiên việc sạc đầy pin Xperia 1 V lên mức 100%.

Kết quả là mình đã mất 1 tiếng 17 phút để có thể sạc đầy viên pin 5.000 mAh của Xperia 1 V (sạc từ 0% lên 100%). Có lẽ cáp sạc Ugreen lẫn củ sạc Ugreen 100 W mà mình sử dụng đều hỗ trợ công nghệ USB Power Delivery 3.0 nên bộ đôi phụ kiện này tương thích tốt với Xperia 1 V, hỗ trợ sạc nhanh và không gây nóng máy xuyên suốt quá trình sạc.

tinhte-xperia-1-v-bang-do-thoi-gian-sac-day.jpg
Để sạc đầy pin của Xperia 1 V (sạc từ 0% lên 100%), mình đã mất 1 tiếng 17 phút.



Chất lượng ảnh chụp, trải nghiệm giao diện camera

Nhắc đến flagship Xperia của Sony thì chúng ta không thể nào bỏ qua yếu tố camera và mẫu Xperia 1 V cũng không ngoại lệ. Tại thời điểm Xperia 1 V ra mắt, Sony chia sẻ rằng họ loại bỏ cảm biến Exmor RS 12 MP cũ trên Xperia 1 IV để chuyển sang cảm biến Sony Exmor T 52 MP để mang đến chất lượng ảnh chụp tốt hơn. Trước khi đi vào chi tiết các bức ảnh được chụp từ Xperia 1 V, mình sẽ liệt kê nhanh một vài thông số camera của thiết bị:


  • Camera chính: Cảm biến Exmor T 1/1.35 inch, độ phân giải 52 MP (khung hình đầy đủ), khẩu độ f/1.9, tiêu cự 24 mm.
  • Camera tele: Cảm biến Exmor RS 1/3.5 inch, độ phân giải 12 MP, khẩu độ f/2.3 (85 mm) - f/2.8 (125 mm), tiêu cự từ 85 mm - 125 mm.
  • Camera góc siêu rộng: Cảm biến Exmor RS 1/2.5 inch, độ phân giải 12 MP, khẩu độ f/2.2, trường nhìn 123 độ.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-07.jpg
Hệ thống camera của Sony Xperia 1 V vẫn sở hữu những thông số chất lượng ở thời điểm hiện tại.

Thực tế thì mình không phải là một người có khả năng chụp ảnh quá xuất sắc nên không thể tận dụng được hết khả năng của camera Xperia 1 V. Vì vậy, mình sẽ sử dụng thiết bị này với vị thế của một người dùng bình thường chụp ảnh ở chế độ Basic (hay còn gọi là chế độ tự động).


Theo thứ tự từ trái qua phải, so sánh ảnh chụp trong điều kiện đủ sáng ở mức zoom 0.7x, 1x, 2x, 3.5x và 5.2x.

Mình cũng đánh giá cao camera tele của Xperia 1 V với dải tiêu cự từ 85 mm - 125 mm. Thực tế thì mình thường sử dụng tiêu cự 85 mm (tương ứng với mức zoom 3.5x) để khóa bố cục bức ảnh. Chất lượng ảnh chụp từ camera tele của Xperia 1 V cũng rất tốt.

20240716-134200.JPG
Ảnh chụp đủ sáng ở mức zoom 3.5x.

20240716-133420.JPG
Ảnh chụp đủ sáng ở mức zoom 3.5x.

20240715-150134.JPG
Ảnh chụp đủ sáng ở mức zoom 3.5x.

20240714-155142.JPG
Ảnh chụp đủ sáng ở mức zoom 3.5x.

Trong trường hợp mình sử dụng Xperia 1 V để chụp ảnh thiếu sáng, máy vẫn cho ra những bức ảnh với chất lượng ổn, không bị tình trạng cháy sáng.


Theo thứ tự từ trái qua phải, so sánh ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng ở mức zoom 0.7x, 1x, 2x, 3.5x và 5.2x.

Về giao diện camera của Xperia 1 V thì mình cũng không mất nhiều thời gian để làm quen (vì mình cũng đang sử dụng máy ảnh của Sony). Xperia 1 V cũng hỗ trợ đa dạng chế độ chụp gần tương tự với máy ảnh Sony chẳng hạn như: Auto (tự động), P (máy tự động điều chỉnh tốc độ chụp), S (ưu tiên tốc độ chụp), M (phơi sáng thủ công).

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-53.jpg
Mình có thể làm quen với giao diện camera của Xperia 1 V trong thời gian ngắn.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-36.jpg
Giao diện camera của Xperia 1 V cũng hỗ trợ nhiều chế độ chụp gần tương tự với máy ảnh Sony.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-39.jpg Một chi tiết thú vị mà mình phát hiện ra đó là phím ảo chụp ảnh trong giao diện camera của Xperia 1 V sẽ tự động biến mất khi mình xoay ngang (điều này xảy ra ở các chế độ chụp như Auto, P, S, M và MR). Trong trường hợp này thì mình buộc phải sử dụng phím chụp ảnh vật lý.

Tuy nhiên, mình nghĩ đa số người dùng phổ thông ở thời điểm hiện tại có lẽ sẽ khó sử dụng giao diện camera của Xperia 1 V kể cả khi máy đã có chế độ chụp gọi là Basic (chế độ cơ bản). Ngoài ra, những ứng dụng như Video Pro và Cinema Pro cũng không phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người dùng.

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-33.jpg Một điểm hạn chế khác về giao diện camera của Xperia 1 V đó là máy không thể tự động điều chỉnh nếu mình xoay màn hình để phím chụp ảo ở bên tay trái (ảnh bên trái). Khi mình xoay ngược lại thì giao diện camera trở lại bình thường (ảnh bên phải).

tinhte-xperia-1-v-bo-sung-45.jpg

Nhìn chung, mình nghĩ câu nói “Chụp đẹp là do bạn” từ mod Hoàng Hải sẽ rất phù hợp với camera của Xperia 1 V. Thực tế mà nói thì mình chỉ là một người dùng cơ bản và mình cần một chiếc điện thoại có giao diện camera trực quan cùng khả năng xử lý ảnh bằng thuật toán thay vì phải sử dụng kĩ năng để chụp được một bức hình.

Đánh giá Camera Sony Xperia 1 V: Đẹp là do bạn

Có nhiều người nói rằng Sony làm điện thoại cho vui, dù có lãi nhưng chẳng bao nhiêu. Còn có ý kiến lại cho rằng “đại đế” làm điện thoại để bán cảm biến cho Apple hay Xiaomi,… Liệu thật sự có phải là như vậy hay không? Và camera của Xperia 1 V năm…
tinhte.vn


Nhận định của mình

Với tất cả những trải nghiệm ở trên, mình nhận thấy Xperia 1 V vẫn là mẫu flagship rất chất lượng ở thời điểm hiện tại bởi sản phẩm có thiết kế với mức độ hoàn thiện cao cấp, màn hình có chất lượng hiển thị đẹp mắt, hiệu năng mạnh mẽ và hệ thống camera xịn.


tinhte-xperia-1-v-bo-sung-56.jpg
Xperia 1 V là mẫu flagship rất chất lượng ở thời điểm hiện tại với những ưu điểm về thiết kế, trải nghiệm hiển thị, hiệu năng và camera.

Mặc dù vậy, Xperia 1 V có lẽ không phải là sự lựa chọn phù hợp dành cho phần lớn người dùng phổ thông hiện tại. Lý do là bởi kiểu dáng thuôn dài của thiết bị sẽ mang lại cảm giác cầm nắm không quá thoải mái (đối với cả người dùng có bàn tay to và bàn tay bé). Giao diện camera của Xperia 1 V cũng phức tạp và khó sử dụng đối với người dùng bình thường. Tuy nhiên đối với những người dùng yêu mến sản phẩm của Sony thì các yếu tố trên thực sự không phải là một vấn đề lớn.

Sony cũng đã có nhiều thay đổi hơn trên thế hệ kế nhiệm là Xperia 1 VI. Mình sẽ sớm thực hiện những bài đánh giá liên quan đến Xperia 1 VI trong thời gian tới, các bạn hãy theo dõi và đón xem nhé.

tinhte-xperia-1-vi-07.jpg
Xperia 1 VI đã có một số thay đổi tích cực so với thế hệ tiền nhiệm.

Vậy các bạn đánh giá như thế nào về Sony Xperia 1 V ở thời điểm hiện tại? Bạn mong muốn mình thực thêm những mẫu máy nào khác của Sony? Hãy thực hiện bảng vote ở bên dưới nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.



Xem thêm:

Hãy mạnh dạn chia sẻ review về một món đồ, một dịch vụ mà bạn thấy hài lòng nhé. Thông tin của bạn giúp được cho rất rất nhiều người luôn đó, cảm ơn bạn trước :x

100 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

leeyuong
TÍCH CỰC
2 tháng
Bài viết đầu tư quác. Chờ 1m6 còn 10 củ mua. Chắc 2 năm nữa
@leeyuong Mấy con máy này tầm đầu năm sau giảm tụt quần ấy mà. Y như mấy con z fold của samsung thôi. Sang tới trước Tết là giảm tụt quần
@leeyuong bác mua xperia 1m4 xt nhật chống nc ip68 ở đâu uy tín vậy bác?
@leeyuong Xưa giờ thấy ku czazy cool 1981 lan man dài dzăng dzẵng thì giờ ku ấy gọi Kotexx Cáo bằng sư phụ về độ dài
Cười vui vẻ
keolac
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@thinhbk11 Vâng, có thể do mình cài nhiều app vào
Giao diện chụp ảnh thì con m6 có vẻ đã thân thiện hơn rồi.
@vodanhdaisu Đây mời bác xơi: https://drive.google.com/drive/folders/1s9L4g40RzhWkUVOoK1FC6ypx4LpLEWDK
Camera 1V & 1VI - Google Drive
drive.google.com
@thinhbk11 <3 ôi tuyệt quá <3
@thinhbk11 cảm ơn bạn nhiều
@Cáo - Foxtek Cơ mà nếu khởi động bằng nút ấn thì vẫn là khởi chạy app hiện hữu chứ ko chạy ap VI đâu
Sony làm máy bé và dài như cái điều khiển TV. Camera sau 1 thời gian là bị mờ, đục.
ONE NO!
TÍCH CỰC
2 tháng
@thinhbk11 chắc ý bạn đó nói lớp phủ camera - coating bị bong ra, bệnh cố hữu của mấy đời sony xperia Z, cái lớp tim tím bạn nghiêng qua nghiêng lại sẽ thấy
@thinhbk11 Trước dùng Z5 rồi XZ2 sau 2 năm là bị mờ mờ, đục đục. Ảnh chụp không còn độ sắc nét nữa.
@Bạch Vân Đạo Nhân tui xài sony Z hxua xác nhận có vụ này, nhưng thật ra là do phần mềm sony nó bị, sau tui up bản mới khác hình như sau 2 3 bản nó mới fix dc
@Bạch Vân Đạo Nhân bác dùng ntn chắc là lau cam bằng nước tẩy r, chứ con xz1 em dùng 6 năm còn k bong gì, hiện tại dùng 5ii trừ sọc màn thì k có gì để chê. À cam sony mấy đời sau thì k biết chứ hiện tại em đang dùng thì vẫn chỉ là được chứ k đẹp
chi tiết quá
Sony thì chưa khi nào là dành cho số đông, nhưng ai thích sẽ rất thích, như Blackberry ngày nào.

Bài viết rất chi tiết 👏
@PhanThanhDan Sony làm điện thoại dùng vô ít cảm xúc, chỉ dành cho fanboy. Vì chỉ có xác là mang thiết kế độc đáo nhưng cái ruột thô, ít mài dũa nên giống viên đá được tô lên thôi.
@PhanThanhDan Xperia/Erricson thời xưa thì còn đúng chứ giờ thì bỏ đi
@NguyễnDuyĐạt Bác nói đúng, Phân khúc hẹp nhưng vẫn có mà, với giá đó vẫn mua được nhiều sản phẩm khác nhưng người mua vẫn chọn Sony thì họ có lí do của họ. Tôn trọng sở thích thôi. Dùng cái nào thấy hợp ý & vui vẻ thì cứ dùng thôi.
@Dragao_ct92 Bác có thể bỏ đi vì không thích nhưng mình lại bỏ tiền ra mua về, đơn giản là mình hài lòng & thấy vui khi dùng. Tùy sở thích & nhu cầu thôi.
@Dragao_ct92 từ hồi còn có Ericsson thì điện thoại rất hay cả về phần cứng lẫn phần mềm:
Nghe nhạc và chụp ảnh đều nổi tiếng. Phần mềm giao diện đều đặc trưng Sony dùng rất mê, nhiều chức năng mà các hãng khác không có được.
Smartphone đời đầu là Xperia X1 và Xperia X2 dùng cũng rất hay, Chạy windows mobile với giao diện được SE thiết kế và bổ sung các tính năng rất chỉn chu.
xong sang Android cũng có giao diện UI riêng khá hay, nhưng rồi giao diện cứ èo ọt dần, Đến giờ thì giao diện UI nó thuần mẹ android luôn rồi, cầm lên nhìn giao diện không có cái gì riêng nữa luôn. Đã thế hỗ trợ cập nhật phần mềm thì ngắn lại.
Đẳng cấp là mãi mãi, nhưng chả mua đâu vì nghèo ^^
Điện thoại bây giờ ngay cả những máy rẻ cũng đã cân hết tác vụ. Màn đẹp, kiểu dáng sáng sủa. Vậy chúng ta sẽ chọn máy theo hãng mà mình thích hay giá mình thích?
alias2110
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Từng dùng Xperia XZ1, sau đó mấy con đời tiếp theo cùi quá mình đổi qua dùng Pixel, mới quay lại Xperia gần đây thì cảm thấy Sony Xperia giờ vẫn là một con Android quá đáng dùng. Build thuộc top, cầm chắc chắn, màn hình đẹp.
Về màn hình lúc đầu dùng tỷ lệ 21:9 khá ngại, vì thấy nó dài dài khó với phía trên mà sau 3-4 ngày thì cũng không còn để ý nữa. Thích cách Sony để camera trước phía ngoài viền, làm cho màn hình không bị vướng khi xem phim, xem tràn màn hình mà điện thoại khác không có được.
Thứ 2 loa của máy cũng để mặt trước luôn, làm cho trải nghiệm loa nó có không gian tốt hơn. Mặc dù chất lượng âm thanh từ loa mình đánh giá vẫn thua Iphone, nhưng loa phía trước nên nghe thích hơn.
Camera máy Sony mình đánh giá không cao, chụp HDR kém nên khi chụp ánh sáng phức tạp thì ảnh khó lên được hình đẹp. Đánh giá không cao, nhưng mà dùng thì vẫn ổn, hi vọng Sony cải tiến chức năng auto để phù hợp với đa số người dùng hơn. Mình có dùng Sony Alpha, nhưng mà cầm điện thoại chụp cũng lười chỉnh Manual lắm, điện thoại Auto là trên hết.
@alias2110 bác mua xt nhật ở đâu uy tín vậy bác?
Xem ảnh chụp của sony xong thấy giá trị của find x6p
chơi từ II-V, xong tự dưng thấy chán, vì kiểu dáng k chê, nhưng phần mềm và cam thì nó cứ sao ý, buồn
@sonhin BB7310 cam và app của Sony mãi mãi là niềm đau 😆
màn hình chắc ko dán sẵn. 5000mAh 30W chờ hơi phê
"Xuyên suốt quá trình đánh giá pin iPhone 12 Pro với 4 tác vụ sử dụng thực tế xoay vòng (từ 100% xuống 0%) thì 2 tác vụ trên phần nào khiến máy tỏa ra nhiều nhiệt và mình có thể cảm nhận rõ điều đó."

ok, hẳn là iphone 12 pro mới chịu 😁
@kedote Mình cảm ơn bạn đã góp ý nhé, cái này lỗi sai trong bài do mình không cẩn thận. Hiện mình đã chỉnh lại trong bài.
Thấy bảo phần mềm chán. vậy 4 app test trong bài có liên quan đến chán không bác chủ?
@RC213v mình nghĩ là chán vì giao diện thuần Google quá nên mình cũng không tìm được đặc trưng Sony lắm. Nhưng đó chỉ là giao diện sử dụng thôi, dùng 1 thời gian sẽ nhận ra ưu điểm của việc không nhiều tùy biến là máy nhanh và rất mượt. Mặc dù vậy thì phần setting sắp xếp các tính năng... ngốc quá 😔
@Cáo - Foxtek Mình thấy setting của nó gọn gàng dễ tìm có điều nó không đẹp ( hiệu ứng thô, trình bày , màu sắc đơn điệu). Các tính năng còn hạn chế, ít tùy biến sâu. Nhưng mình dùng quen thấy nó cũng đủ dùng, những cái nó thiếu thì có cũng tốt, không có cũng không sao. Các tính năng tùy biến của sony bị lược nhiều ....
@RC213v Mình cũng công nhận là những tính năng tùy biến trên máy Sony là cực kỳ ít nếu so sánh với các đối thủ trên thị trường. Cảm thấy Sony chậm chạp trong phần này thậm chỉ là có phần lười biếng.
Bài dài quá. Có ai đọc hết nổi đâu
Nom 2 mảng đen to đùng khi coi video mà ngán, khác nào xem trên K1 & K2 của BB mô, chưa kể ko hỗ trợ unlock màn hình bằng khuôn mặt, flaship gì kỳ vậy trời 😂
Screenshot-20240718-220221-Samsung Internet.jpg
@crazysexycool1981 Đt nào coi video không có mảng đen 2 bên? video mạng chủ yếu 16:9 sao không có mảng đen thừa 2 bên. Có chăng chính xem trên sony mới có thể full size vì màn nó 21:9 có video chuẩn này trên youtube hay netfix ít nhưng có. Và khi bạn chơi game hay zoom duyệt hình bạn sẽ thấy màn hình không có khuyết của nó nhìn vẫn thích hơn. Chắc bạn dùng IP,? faceID đúng cũng ngon nhưng vân tay trên sony nó thiết kế rất tiện bạn thử quét mỗi bàn tay vài vân tay và dĩ nhiên bạn phải cầm đt bằng tay thế thì kiểu gì chả có ngón tay chạm vào phím nguồn , đt chưa ra khỏi túi quần đã vào home rồi. IP nhận diện xong cũng phải quét mới vào home? chỉ bất tiện khi tay có mồ hôi, bị ẩm ướt. đt mang theo như vật bất ly thân nên gọn, nhẹ là ưu điểm không thể bàn cãi
@RC213v bác mua xt nhật ở đâu vậy bác?
@haobcyqhdvb Mình mua máy hãng.
Kim L
ĐẠI BÀNG
2 tháng
xịn quá anh ơi, cảm ơn anh đã chia sẻ !
@Kim L tkssssss ng em <3
tokudaa
ĐẠI BÀNG
2 tháng
bao giờ tỷ lệ màn hình bớt dài thì hóng
Hơn 30 củ , fan sony rụng trứng rụng trứng =)) .
Chất lượng ảnh cho ra chuẩn xấu !

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019