Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã đi gần đến giai đoạn cuối trong vòng đời của mình và dự kiến được phá hủy vào đầu thập niên 2030. Mới đây NASA vừa cho biết trạm vũ trụ được mệnh danh là phòng thí nghiệm trên quỹ đạo này sẽ có một thời gian “trôi dạt” trước khi chính thức bị phá hủy, đồng thời phương tiện dùng để đẩy nó xuống biển sẽ được chế tạo dựa trên chính mẫu tàu Dragon của SpaceX.
Trước đó ngày 26/6, NASA đã trao cho SpaceX hợp đồng trị giá 843 triệu USD để chế tạo phương tiện đẩy ISS khỏi quỹ đạo và giúp nó lao xuống biển. Con tàu này được gọi là USDV (US Deorbit Vehicle).
Vào ngày 17/7, giám đốc chương trình ISS của NASA Dana Weigel thông báo: “Chúng tôi sẽ để phi hành đoàn ở lại trên trạm càng lâu càng tốt để họ giúp bảo trì trạm. Kế hoạch của chúng tôi là để các phi hành gia rời đi khoảng 6 tháng trước khi ISS được đẩy xuống, ở độ cao khoảng 220 km.”
Trạm ISS và tàu USDV.
Trước đó ngày 26/6, NASA đã trao cho SpaceX hợp đồng trị giá 843 triệu USD để chế tạo phương tiện đẩy ISS khỏi quỹ đạo và giúp nó lao xuống biển. Con tàu này được gọi là USDV (US Deorbit Vehicle).
Vào ngày 17/7, giám đốc chương trình ISS của NASA Dana Weigel thông báo: “Chúng tôi sẽ để phi hành đoàn ở lại trên trạm càng lâu càng tốt để họ giúp bảo trì trạm. Kế hoạch của chúng tôi là để các phi hành gia rời đi khoảng 6 tháng trước khi ISS được đẩy xuống, ở độ cao khoảng 220 km.”
Trạm ISS và tàu USDV.
Cụ thể, NASA sẽ phóng USDV lên ISS ngay khi các phi hành gia cuối cùng tới được Trạm ISS. Sau khi USDV đến nơi và được kiểm tra, thì những nhà điều hành ISS sẽ cho phép quỹ đạo của trạm giảm dần một cách tự nhiên. Tiếp đó các phi hành gia sẽ rời đi khi độ cao của trạm còn 330 km (hiện ISS nằm ở độ cao khoảng 400 km).
Quỹ đạo của ISS sẽ giảm tiếp trong khoảng 6 tháng sau đó. Khi còn khoảng 220 km, USDV sẽ đẩy cho nó rơi một cách có kiểm soát xuống vùng Nam Thái Bình Dương trong một hành lang hẹp dài 2.000 km. Phần lớn trạm sẽ cháy tan, trong khi các mảnh vụn còn sót lại lớn tối đa bằng một chiếc xe hơi được NASA kỳ vọng sẽ rơi xuống hành lang đó.
Phương tiện USDV sẽ được chế tạo dựa trên thiết kế tàu vũ trụ Dragon của SpaceX. Sarah Walker, giám đốc sứ mệnh Dragon tại SpaceX cho biết nó sẽ có một phần thân kéo dài với các thùng nhiên liệu bổ sung, cùng với động cơ, hệ thống điện tử hàng không, máy phát điện và nhiều thứ khác được tùy chỉnh cho nhiệm vụ phức tạp này.
Để đủ sức đẩy Trạm ISS xuống biển, phần thân của USDV phải dài gấp đôi tàu Dragon bình thường, lượng nhiên liệu nhiều gấp 6 lần và công suất mạnh hơn 4 lần. Nó sẽ được trang bị 46 động cơ Draco, trong đó 16 động cơ dùng để kiểm soát tư thế của tàu và 30 động cơ thực hiện các thao tác cần thiết để hạ thấp quỹ đạo của trạm.
USDV có khối lượng ước tính hơn 30.000 kg, bao gồm 16.000 kg nhiên liệu đẩy. Vì vậy NASA cho biết phải sử dụng một loại tên lửa hặng nặng hơn Falcon 9 vốn đang được sử dụng cho các sứ mệnh Dragon.
Một tàu Dragon tiêu chuẩn.
Việc SpaceX tận dụng thiết kế tàu Dragon để làm USDV được NASA ca ngợi là đã tăng khả năng chế tạo một con tàu đạt độ tin cậy cao, ít cần phải phát triển và thử nghiệm mới, giảm rủi ro cho chính phủ do giao tàu chậm và gia tăng xác suất thực hiện hợp đồng thành công.
Quảng cáo
Northrop Grumman (NG), đối thủ cạnh tranh của SpaceX hiện đang triển khai các sứ mệnh vận chuyển hàng hóa cho ISS, đã đề xuất về một phương tiện USDV đắt đỏ hơn. NASA chỉ trích rằng nếu phải chọn giải pháp của NG, thì hoặc là phải tái thiết kế lại USDV, vốn rất tốn kém và chậm trễ, hoặc phải chấp nhận phóng một phương tiện có nhiều rủi ro.
Hiện tại, ISS đã cam kết hoạt động cho đến năm 2030, còn Nga cho biết sẽ ở lại ít nhất đến năm 2028. NASA cho biết ngày kết thúc vòng đời của ISS sẽ phụ thuộc vào thời điểm các trạm vũ trụ mới của tư nhân sẵn sàng thay thế nó.
Theo [1], [2].