Súng là một công cụ nguy hiểm vì khả năng gây sát thương nhanh chóng và mạnh mẽ. Chúng có thể dẫn đến cái chết hoặc thương tích nặng chỉ trong chớp mắt, không chỉ đe dọa nạn nhân mà đôi khi còn gây ra lo ngại trong cộng đồng. Sự dễ dàng tiếp cận và sử dụng súng làm gia tăng nguy cơ bạo lực và các sự cố an ninh công cộng nghiêm trọng.
Trong lịch sử, nhiều vụ ám sát đã gây chấn động và ảnh hưởng lớn đến thế giới. Năm 1865, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát tại nhà hát Ford. Vào năm 1881, Tổng thống James A. Garfield bị bắn tại nhà ga Baltimore. Vụ ám sát Đại công tước Franz Ferdinand của Áo vào năm 1914 đã khơi mào Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas, Texas. Năm 1968, Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy và nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King Jr. đều bị ám sát.
Vào năm 1984, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát tại dinh thủ tướng, dẫn đến người dân "đứng dậy" chống người Sikh. Năm 1995, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bị ám sát tại một cuộc mít tinh hòa bình. Vào năm 2007, cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto bị ám sát cũng trong một cuộc mít tinh. Cuối cùng, vào năm 2024, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump thoát khỏi một vụ ám sát hụt tại Pennsylvania. Những sự kiện này đã ít nhiều để lại hậu quả trong lịch sử toàn cầu. Mời các bạn điểm qua mười khẩu súng được dùng trong các vụ ám sát.
Khẩu Henry Deringer trong vụ Abraham Lincoln (1865): Tổng thống thứ 16 của Mỹ
Abraham Lincoln Tổng thống thứ 16 của Mỹ. Vào tối ngày 14 tháng 4 năm 1865, Lincoln bị ám sát tại nhà hát Ford ở Washington, D.C. John Wilkes Booth, một diễn viên và người ủng hộ Liên minh miền Nam Mỹ. Trong khi Lincoln đang xem vở kịch "Our American Cousin," Booth lẻn vào phía sau ông và bắn vào đầu ông từ cự ly gần bằng một khẩu súng lục Deringer. Sau khi bắn, Booth nhảy xuống sân khấu, hô to "Sic semper tyrannis!" ("Đây là số phận của những kẻ bạo chúa") và trốn thoát dù bị thương sau cú nhảy.
Trong lịch sử, nhiều vụ ám sát đã gây chấn động và ảnh hưởng lớn đến thế giới. Năm 1865, Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát tại nhà hát Ford. Vào năm 1881, Tổng thống James A. Garfield bị bắn tại nhà ga Baltimore. Vụ ám sát Đại công tước Franz Ferdinand của Áo vào năm 1914 đã khơi mào Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas, Texas. Năm 1968, Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy và nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King Jr. đều bị ám sát.
Vào năm 1984, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát tại dinh thủ tướng, dẫn đến người dân "đứng dậy" chống người Sikh. Năm 1995, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bị ám sát tại một cuộc mít tinh hòa bình. Vào năm 2007, cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto bị ám sát cũng trong một cuộc mít tinh. Cuối cùng, vào năm 2024, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump thoát khỏi một vụ ám sát hụt tại Pennsylvania. Những sự kiện này đã ít nhiều để lại hậu quả trong lịch sử toàn cầu. Mời các bạn điểm qua mười khẩu súng được dùng trong các vụ ám sát.
Khẩu Henry Deringer trong vụ Abraham Lincoln (1865): Tổng thống thứ 16 của Mỹ
Abraham Lincoln Tổng thống thứ 16 của Mỹ. Vào tối ngày 14 tháng 4 năm 1865, Lincoln bị ám sát tại nhà hát Ford ở Washington, D.C. John Wilkes Booth, một diễn viên và người ủng hộ Liên minh miền Nam Mỹ. Trong khi Lincoln đang xem vở kịch "Our American Cousin," Booth lẻn vào phía sau ông và bắn vào đầu ông từ cự ly gần bằng một khẩu súng lục Deringer. Sau khi bắn, Booth nhảy xuống sân khấu, hô to "Sic semper tyrannis!" ("Đây là số phận của những kẻ bạo chúa") và trốn thoát dù bị thương sau cú nhảy.
Henry Deringer
Lincoln được đưa tới một nhà trọ gần đó, nhưng không qua khỏi và qua đời vào sáng sớm ngày 15 tháng 4. Cuộc săn lùng Booth và các đồng phạm. Booth bị truy lung và bị bắn chết bởi quân đội Liên bang vào ngày 26 tháng 4 vì không chịu đầu hàng. Bốn đồng phạm của Booth bị xét xử treo cổ. Âm mưu này không chỉ nhằm vào Lincoln mà còn bao gồm cả Phó Tổng thống Andrew Johnson và Ngoại trưởng William H. Seward. Vụ ám sát Abraham Lincoln đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Mỹ, tác động mạnh mẽ đến quốc gia trong giai đoạn hậu Nội chiến.
Khẩu British Bull Dog trong vụ James A. Garfield (1881): Tổng thống thứ 20 của Mỹ
James A. Garfield Tổng thống thứ 20 của Mỹ. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1881, Tổng thống James A. Garfield bị ám sát tại nhà ga đường sắt Baltimore và Potomac ở Washington, D.C. Sát thủ Charles J. Guiteau, một luật sư và cuồng tín, đã tiếp cận Garfield và bắn ông hai phát từ phía sau bằng khẩu súng lục ổ quay British Bull Dog. Một viên đạn sượt qua cánh tay, còn viên thứ hai găm vào lưng và mắc kẹt trong cơ thể ông.
British Bull Dog gun
Sau khi bị bắn, Garfield được đưa về Nhà Trắng, nơi ông trải qua hơn hai tháng chịu đựng những đau đớn và biến chứng do vết thương gây ra. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu sống ông, nhưng phương pháp điều trị lúc đó không hiệu quả. Garfield qua đời vào ngày 19 tháng 9 năm 1881. Charles Guiteau bị bắt ngay sau vụ ám sát. Hắn bị xét xử và tuyên án tử hình, bị treo cổ vào ngày 30 tháng 6 năm 1882. Vụ ám sát Tổng thống James A. Garfield gây chấn động lớn trong xã hội Mỹ và dẫn đến những cải cách quan trọng trong hệ thống bảo vệ Tổng thống cũng như phương pháp điều trị y tế.
Khẩu FN Model 1910 trong vụ Franz Ferdinand (1914)
Franz Ferdinand Đại công tước Áo và vợ, Nữ công tước Sophie, đến Sarajevo để thị sát các cuộc tập trận quân sự. Sáng ngày 28 tháng 6, hai người đang diễu hành qua thành phố trong một chiếc ô tô Phaeton không được che chắn thì bị nhắm làm mục tiêu bởi một nhóm khủng bố Serbia có tên là "Black Hand". Đầu tiên, một quả lựu đạn được ném vào xe của họ nhưng trượt mục tiêu và phát nổ ở phía sau xe, làm bị thương nhiều người trong đoàn tùy tùng.
FN Model 1910
Quảng cáo
Bất chấp vụ tấn công này, Franz Ferdinand và Sophie quyết định tiếp tục lịch trình và thăm những người bị thương tại bệnh viện. Trên đường trở lại, do sự nhầm lẫn về lộ trình, xe của họ đã dừng lại ngay trước một quán cà phê nơi Gavrilo Princip, một thành viên khác của "Black Hand", đang đứng. Nhận thấy cơ hội, Princip tiến đến gần và bắn hai phát đạn bằng khẩu súng ngắn FN 1910, một viên xuyên qua cổ Franz và viên thứ trúng bụng Sophie. Hai người chết ngay sau đó vì kỹ thuật y tế lúc này còn lạc hậu.
Vụ ám sát này đã gây ra một làn sóng chấn động khắp châu Âu. Áo-Hung đổ lỗi cho Serbia về vụ tấn công và tuyên chiến, khởi đầu cho chuỗi sự kiện leo thang thành Chiến tranh Thế giới thứ nhất, với sự tham gia của các quốc gia liên minh và phe đối lập. Hậu quả của vụ ám sát đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong bộ máy lãnh đạo và cấu trúc quyền lực của châu Âu, góp phần vào việc hình thành thế giới hiện đại ngày nay.
Carcano M91/38 trong vụ John F. Kennedy (1963)
John F. Kennedy Tổng thống thứ 35 của Mỹ. Vào ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát khi đang diễu hành trên xe mui trần tại Dealey Plaza ở Dallas, Texas. Kennedy ngồi cùng với Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy, Thống đốc Texas John Connally, và vợ ông Connally. Khi đoàn xe đi qua Dealey Plaza. Kennedy bị bắn hai phát từ phía sau bởi khẩu súng trường carcano M91 một viên vào cổ, một viên chí mạng trúng đầu.
M91/38
Thống đốc Connally cũng bị trúng đạn nhưng may mắn hơn. Tổng thống Kennedy được đưa tới Bệnh viện Parkland Memorial nhưng các nỗ lực cứu chữa đều không thành công. Ông được tuyên bố qua đời lúc 1:00 chiều cùng ngày. Lee Harvey Oswald một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ (Có thể còn nhiều người khác), bị bắt vào buổi chiều cùng ngày hôm đó vì bị tình nghi đã ám sát Tổng thống Kennedy. Trớ trêu thay hai ngày sau khi bị bắt, Oswald bị bắn bởi Jack Ruby, một chủ câu lạc bộ đêm, khi đang được cảnh sát dẫn đi trong hầm đậu xe của đồn cảnh sát Dallas.
Quảng cáo
Khẩu Iver Johnson Cadet 55-A trong vụ Robert F. Kennedy (1968)
Robert F. Kennedy là em trai của John F. Kennedy và là Thượng nghị sĩ Mỹ. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1968, Robert F. Kennedy, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ bị bắn tại khách sạn Ambassador ở Los Angeles, California. Vụ việc xảy ra ngay sau khi Kennedy phát biểu chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của California. Khi rời khỏi phòng khiêu vũ của khách sạn để về phòng, Kennedy và đoàn tùy tùng của ông đã đi qua một hành lang hẹp. Sirhan Sirhan, một thanh niên 24 tuổi, đã tiếp cận nhóm của Kennedy và bắn liên tiếp 8 phát đạn bằng một khẩu súng lục Iver Johnson Cadet 55-A cỡ nòng .22.
Iver Johnson Cadet 55-A
Kennedy bị bắn trúng ba phát, một phát trúng vào đầu và hai phát trúng vào cơ thể. Ngoài Kennedy, còn có năm người khác bị thương trong vụ tấn công. Robert F. Kennedy được đưa tới Bệnh viện Good Samaritan gần đó nhưng không qua khỏi và qua đời vào ngày 6 tháng 6 năm 1968, lúc 1:44 sáng. Hung thủ Sirhan Sirhan bị bắt ngay tại hiện trường và sau đó bị kết án tử hình. Tuy nhiên, án tử hình của Sirhan được hoãn lại sau khi án tử hình bị tuyên bố không hợp hiến vào năm 1972, và Sirhan tiếp tục thụ án tù chung thân. Vụ ám sát Robert F. Kennedy gây chấn động cả nước và làm dấy lên nhiều câu hỏi về tình hình trị an và xã hội ở Mỹ trong thời kỳ đó.
Khẩu Remington Model 760 trong vụ Martin Luther King Jr. (1968)
Martin Luther King Jr., nhà lãnh đạo dân quyền nổi tiếng người Mỹ, bị ám sát vào ngày 4 tháng 4 năm 1968. Ông bị bắn khi đang đứng trên ban công của khách sạn Lorraine ở Memphis, Tennessee, nơi ông đến để phát biểu hỗ trợ cuộc đình công của các công nhân vệ sinh người Mỹ gốc Phi. King bị bắn vào mặt lúc 6:01 chiều bởi một viên đạn duy nhất cỡ .30-06 từ khẩu súng Remington 760. Viên đạn với lực công phá cực cao giật bay cà vạt, xuyên qua má phải của King, làm gãy xương hàm và một số đốt sống khi nó di chuyển dọc theo tủy sống, cắt đứt tĩnh mạch cảnh và các động mạch chính trước khi găm vào vai ông. King ngã ngửa xuống ban công, bất tỉnh.
Khẩu Remington Model 760 được James Earl Ray sử dụng
Kẻ ám sát là James Earl Ray một tên tội phạm đã từng trốn thoát khỏi nhà tù. Ray ngắm bắn King từ một nhà trọ gần đó và sau đó bỏ trốn khỏi hiện trường. Vụ ám sát gây chấn động khắp nước Mỹ và thế giới, dẫn đến sự quá khích trong các cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Ray bị bắt hai tháng sau đó ở sân bay Heathrow, London, khi cố gắng trốn sang Rhodesia (nay là Zimbabwe). Ray bị dẫn độ về Mỹ, nơi ông nhận tội giết Martin Luther King Jr. và bị kết án 99 năm tù.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng vụ ám sát có thể là kết quả của một âm mưu rộng lớn hơn, nhưng không có bằng chứng rõ ràng nào được tìm thấy để chứng minh điều này. Martin Luther King Jr. để lại di sản lớn lao trong cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và công lý, và ngày 4 tháng 4 được tưởng nhớ đến ông như một ngày mất mát lớn cho phong trào dân quyền.
Khẩu tiểu liên 1A và súng lục ổ quay .38 trong vụ Indira Gandhi (1984)
Indira Gandhi, Thủ tướng Ấn Độ, bị ám sát vào ngày 31 tháng 10 năm 1984. Bà bị bắn bởi hai cận vệ người Sikh của mình, Satwant Singh và Beant Singh, tại dinh thủ tướng ở New Delhi. Nguyên nhân vụ ám sát bắt nguồn từ sự bất mãn của cộng đồng người Sikh sau khi bà ra lệnh tiến hành Chiến dịch Blue Star vào tháng 6 năm 1984, nhằm trấn áp các chiến binh Sikh ẩn náu trong Đền Vàng, là thánh địa của đạo Sikh.
Vào buổi sáng hôm đó, khi Indira Gandhi đang đi bộ từ dinh thự của mình đến văn phòng để tham gia một cuộc phỏng vấn với nhà văn người Anh, Peter Ustinov, Beant Singh và Satwant Singh bất ngờ rút súng và bắn bà. Bà bị trúng ba mươi phát đạn từ hai khẩu tiểu liên và súng lục ổ quay cỡ nòng .38. Bà được nhanh chóng được đưa đến bệnh viện, nhưng không qua khỏi và chết vài giờ sau đó.
Tiểu liên 1A
Vụ ám sát Indira Gandhi đã gây chấn động lớn trong cả nước, dẫn đến các cuộc hỗn loạn chống lại người Sikh, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Cái chết của bà để lại một khoảng trống lớn trong giới chính khách Ấn Độ và ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Ấn Độ trong nhiều năm sau đó.
Khẩu Beretta 84FS Cheetah trong vụ Yitzhak Rabin (1995)
Yitzhak Rabin, Thủ tướng Israel, bị ám sát vào ngày 4 tháng 11 năm 1995, sau khi tham dự một cuộc mít tinh hòa bình tại quảng trường Kings of Israel (sau này đổi tên thành quảng trường Rabin) ở Tel Aviv. Vụ ám sát này là một cú sốc lớn đối với Israel và thế giới, làm lung lay tiến trình hòa bình Trung Đông. Rabin là một nhân vật quan trọng trong nỗ lực đạt được hòa bình giữa Israel và Palestine. Ông đã ký các Hiệp định Oslo năm 1993, một bước tiến lớn trong việc tìm kiếm giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel-Palestine. Tuy nhiên, điều này cũng khiến ông trở thành mục tiêu của những kẻ cực đoan phản đối tiến trình hòa bình.
Vào đêm ám sát, sau khi phát biểu tại cuộc mít tinh ủng hộ hòa bình, Rabin rời khỏi sân khấu và đi bộ về phía xe hơi của mình. Tại đây, ông bị bắn hai phát vào lưng bằng khẩu súng bán tự động beretta cheetah bởi hung thủ Yigal Amir, một sinh viên luật cực đoan người Israel. Amir tin rằng việc ám sát Rabin là cách hay nhất để ngăn chặn tiến trình hòa bình mà Amir cho là đe dọa đến sự tồn tại của Israel. Rabin được đưa ngay đến bệnh viện nhưng không qua khỏi vì vết thương quá nặng gây lủng hai phổi và mất máu nhanh.
Beretta 84FS Cheetah
Cái chết của ông gây ra làn sóng phẫn nộ và đau buồn trong dân chúng Israel và cộng đồng quốc tế. Nhiều người coi đây là một mất mát lớn đối với tiến trình hòa bình Trung Đông. Vụ ám sát Rabin đã để lại những hậu quả sâu rộng. Tiến trình hòa bình bị đình trệ và sau đó gặp nhiều khó khăn. Nhiều người lo sợ rằng sự thù hận và bạo lực sẽ tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, di sản của Rabin vẫn được ghi nhớ và tôn vinh, như một biểu tượng của nỗ lực vì hòa bình và sự can đảm trong việc đối mặt với xung đột.
Khẩu Tokarev TT-33 trong vụ Benazir Bhutto (2007)
Benazir Bhutto, cựu Thủ tướng Pakistan và lãnh đạo đảng Pakistan People's Party (PPP), bị ám sát vào ngày 27 tháng 12 năm 2007, tại Rawalpindi, Pakistan. Vụ ám sát xảy ra sau khi Bhutto tham dự một cuộc mít tinh nhằm vận động cho cuộc bầu cử sắp tới của bà. Bhutto là một nhân vật chính khánh nổi tiếng và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một quốc gia Hồi giáo. Bà đã từng giữ chức Thủ tướng Pakistan hai lần, vào các năm 1988-1990 và 1993-1996. Sau nhiều năm sống lưu vong, Bhutto trở về Pakistan vào tháng 10 năm 2007 với hy vọng khôi phục sự nghiệp và đóng góp vào việc mang lại dân chủ cho đất nước.
Vào ngày định mệnh đó, sau khi phát biểu trước đám đông ủng hộ tại công viên Liaquat ở Rawalpindi, Bhutto rời khỏi hiện trường bằng xe hơi. Khi bà đứng lên trên nóc xe để vẫy chào đám đông, hung thủ đã tiếp cận và bắn ba phát vào bà bằng khẩu súng ngắn TT-33. Ngay sau đó, hung thủ kích nổ quả bom tự sát, gây ra vụ nổ lớn khiến hàng chục người xung quanh thiệt mạng và bị thương. Bhutto được đưa ngay đến bệnh viện nhưng không qua khỏi vì vết thương quá nặng. Cái chết của bà gây ra làn sóng phẫn nộ và đau buồn trong dân chúng Pakistan và cộng đồng quốc tế. Vụ ám sát này được cho là do các phần tử cực đoan thực hiện nhằm ngăn chặn tiến trình dân chủ hóa và ổn định ở Pakistan.
Tokarev TT-33
Cái chết của Bhutto đã để lại một khoảng trống lớn trong chính trường Pakistan và làm dấy lên nhiều câu hỏi về an ninh và tương lai của đất nước. Sự ra đi của bà được coi là một mất mát lớn đối với phong trào dân chủ và quyền bình đẳng giới tại Pakistan. Di sản của Benazir Bhutto vẫn sống mãi trong lòng những người ủng hộ và được tôn vinh như một biểu tượng của lòng dũng cảm và sự hy sinh vì lý tưởng dân chủ.
Khẩu AR-15 trong vụ Donald Trump (2024)
Nóng hổi luôn, vào ngày 13 tháng 7 năm 2024, Donald Trump cựu tổng thổng và có khả năng sẽ tái nhiệm, đã vô cùng may mắn thoát chế sau một vụ ám sát hụt tại một buổi mít-tinh ở gần Butler, Pennsylvania. Thủ phạm là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, đã bắn tám phát súng từ một khẩu súng trường kiểu AR-15 từ mái một tòa nhà cách sân khấu của Trump đang đứng khoảng 120 mét. Trump bị thương ở tai phải, trong khi những viên đạn lạc khiến một khán giả thiệt mạng và hai người khác bị thương nặng. Kẻ tấn công đã bị đội bắn tỉa của mật vụ Mỹ bắn chết vài giây sau đó.
AR-15 hiện đại
Trump ngay lập tức được các đặc vụ bảo vệ vào đưa đến bệnh viện, nơi ông được điều trị và xuất viện nhanh chóng trong tình trạng ổn định. Sau vụ việc, các biện pháp an ninh tại sự kiện đã bị chỉ trích nặng nề, và Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh xem xét lại toàn bộ hệ thống an ninh tại cuộc mít-tinh. Tuy nhiên, sau sự kiện Donald Trump thoát chết thần kỳ này lại giúp sự nổi tiếng của ông tăng lên ào ạt.
Cảm ơn các bạn đã xem bài viết!
Tổng hợp và hình ảnh nguồn: Wikipedia