Bản cập nhật lỗi của hãng bảo mật CrowdStrike đã khiến hàng loạt máy Windows trên toàn cầu bị màn hình xanh, khiến nhiều tập đoàn và cơ quan gặp thiệt hại không nhỏ. Các hãng hàng không trên thế giới là một trong những ngành nhận hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hàng ngàn chuyến bay. Cho tới hiện tại một số hãng hàng không vẫn đang cỏn chịu ảnh hưởng của lỗi này.
Mới đây Tony Fernandes, CEO của Capital A, công ty mẹ của hãng bay AirAsia nói rằng chắc chắn ông sẽ yêu cầu Microsoft bồi thường thiệt hại do lỗi lần này. Lý lẽ được ông đưa ra là: "Nếu tôi delay chuyến bay, các bạn sẽ đến tìm tôi để đòi lại tiền đúng chưa? Hoặc nếu tôi hủy chuyến bay, tôi cũng có nghĩa vụ phải đền tiền cho các bạn. Nguyên tắc là nếu chúng ta làm cái gì sai, chúng ta phải đền. Họ đã làm gì đó sai, chúng tôi và các hãng hàng không khác đã chịu thiệt hại lớn."
Ước tính từ hãng bảo hiểm Parametrix cho thấy tổng thiệt hại do lỗi CrowdStrike có thể lên tới 15 tỷ đô la. Trong đó, thiệt hại của riêng các công ty thuộc top Fortune 500 đã vượt mức 5 tỷ đô. Chỉ riêng tại Malaysia, CrowdStrike đã ảnh hưởng tới 5 cơ quan chính phủ và 9 công ty.
Chỉ tính riêng tác động tới AirAsia, lỗi này đã khiến hãng phải chuyển sang làm việc thủ công, các hành khách tại sân bay Changi ở Singapore và cả sân bay Hongkong đều chịu ảnh hưởng. Đồng thời, lỗi cũng ảnh hưởng tới 10 hãng hàng không khác tại Singapore và ít nhất là 5 hãng hàng không. Tất nhiên, các hãng hàng không tại Việt Nam vào thời điểm đó cũng không tránh khỏi tác động của lỗi CrowdStrike.
Tại Mỹ, CrowdStrike được cho là có ảnh hưởng mạnh hơn do cường độ bay dày đặt tại đây. Tính riêng hãng Delta tới giờ vẫn hủy hàng trăm chuyến bay và từ lúc lỗi xảy đến đã có hơn 6000 chuyến bay bị hủy.
Mới đây Tony Fernandes, CEO của Capital A, công ty mẹ của hãng bay AirAsia nói rằng chắc chắn ông sẽ yêu cầu Microsoft bồi thường thiệt hại do lỗi lần này. Lý lẽ được ông đưa ra là: "Nếu tôi delay chuyến bay, các bạn sẽ đến tìm tôi để đòi lại tiền đúng chưa? Hoặc nếu tôi hủy chuyến bay, tôi cũng có nghĩa vụ phải đền tiền cho các bạn. Nguyên tắc là nếu chúng ta làm cái gì sai, chúng ta phải đền. Họ đã làm gì đó sai, chúng tôi và các hãng hàng không khác đã chịu thiệt hại lớn."
Ước tính từ hãng bảo hiểm Parametrix cho thấy tổng thiệt hại do lỗi CrowdStrike có thể lên tới 15 tỷ đô la. Trong đó, thiệt hại của riêng các công ty thuộc top Fortune 500 đã vượt mức 5 tỷ đô. Chỉ riêng tại Malaysia, CrowdStrike đã ảnh hưởng tới 5 cơ quan chính phủ và 9 công ty.
Chỉ tính riêng tác động tới AirAsia, lỗi này đã khiến hãng phải chuyển sang làm việc thủ công, các hành khách tại sân bay Changi ở Singapore và cả sân bay Hongkong đều chịu ảnh hưởng. Đồng thời, lỗi cũng ảnh hưởng tới 10 hãng hàng không khác tại Singapore và ít nhất là 5 hãng hàng không. Tất nhiên, các hãng hàng không tại Việt Nam vào thời điểm đó cũng không tránh khỏi tác động của lỗi CrowdStrike.
Tại Mỹ, CrowdStrike được cho là có ảnh hưởng mạnh hơn do cường độ bay dày đặt tại đây. Tính riêng hãng Delta tới giờ vẫn hủy hàng trăm chuyến bay và từ lúc lỗi xảy đến đã có hơn 6000 chuyến bay bị hủy.