AI có thật sự giúp bạn làm việc nhanh hơn?
Trong bài viết này, mình chia sẻ 5 công cụ AI “ruột” giúp mình tối ưu hiệu suất công việc mỗi ngày.
Mình thường xuyên sử dụng ChatGPT của OpenAI để hỏi về những vấn đề chung chung, nhờ giải thích một khái niệm phức tạp. Mình từng sử dụng phiên bản Pro nhưng sau đó quyết định quay lại bản miễn phí vì thấy đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
Trong bài viết này, mình chia sẻ 5 công cụ AI “ruột” giúp mình tối ưu hiệu suất công việc mỗi ngày.
1. ChatGPT: Trợ lý AI đa năng
Mình thường xuyên sử dụng ChatGPT của OpenAI để hỏi về những vấn đề chung chung, nhờ giải thích một khái niệm phức tạp. Mình từng sử dụng phiên bản Pro nhưng sau đó quyết định quay lại bản miễn phí vì thấy đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
- Ưu điểm: ChatGPT cung cấp câu trả lời chất lượng tốt, lời giải thích chi tiết, dễ hiểu. Nếu chưa hài lòng với câu trả lời, mình sẽ đặt thêm câu hỏi để ChatGPT phân tích chi tiết theo ý mình muốn.
- Nhược điểm: Thông tin và kiến thức của ChatGPT không được cập nhật tức thời và không có khả năng truy cập internet. Để nhận được câu trả lời chính xác và đầy đủ, mình phải cung cấp đầy đủ ngữ cảnh và thông tin đầu vào. Câu trả lời thường khá dài và mang tính chất chung chung, nên không phù hợp cho một số tác vụ cụ thể như coding hay tìm kiếm thông tin trực tuyến.
2. Perplexity: Công cụ tìm kiếm thông minh thay thế Google Search
Mình sử dụng Perplexity thay thế cho Google Search. Mình thường tìm kiếm bằng tiếng Anh và chọn chế độ "Focus Social" để tìm kiếm thông tin từ Reddit - nơi mình thấy kết quả tìm kiếm thường rất phù hợp. Khi gặp câu hỏi phức tạp, mình sử dụng "Pro Search" để Perplexity tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau, tổng hợp và xử lý thông tin chi tiết hơn.- Ưu điểm: Perplexity cung cấp thông tin cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau và có khả năng truy cập internet.
- Nhược điểm: Đôi khi Perplexity cung cấp thông tin không chính xác. Mình thường kiểm tra lại các nguồn mà Perplexity sử dụng để tổng hợp thông tin, xem xét độ tin cậy của nguồn thông tin đó. Để chắc chắn, mình kết hợp sử dụng cả Perplexity và Google để có kết quả tìm kiếm tốt nhất.
3. AskTube: Tóm tắt nội dung video nhanh chóng
Mình xem rất nhiều video, đặc biệt là video dài như podcast, thảo luận, tin tức, video giáo dục.
AskTube giúp mình:
- Nắm bắt nội dung nhanh chóng
- Video nước ngoài: mình có thể dùng phụ đề để xem video này, nhưng vì phụ đề tự động dịch nên việc xem hết video khá là chán, dùng AskTube để tóm tắt lại đọc bằng tiếng Việt thì hiệu quả hơn nhiều
- Quyết định có nên xem video không hoặc phần nào của video nên xem
- Nếu mình cần nắm thật chi tiết video: chat và hỏi thêm những câu hỏi.
- Đọc lại tóm tắt để nhớ lại kiến thức trong video đã xem
Nhược điểm: Không phù hợp cho video giải trí.
4. Coding: Cursor và Phind
Mình dùng Cursor và Phind cho coding. Mình đã từng thử Github Copilot khoảng 8 tháng trước nhưng không thích bằng Cursor. Không chắc là hiện giờ nó tốt hơn chưa.
Trải ngiệm coding của mình với những tools này:
Quảng cáo
- Giải quyết giúp mình những công việc râu ria tay chân và lặp lại, còn mình để tập trung làm những thứ quan trọng hơn
- Ý tưởng và cách giải quyết vấn đề vẫn là của mình, nó giúp mình triển khai ý tưởng nhanh hơn
- Có thể coi những công cụ này như một pair junior developer giúp mình lam việc nhanh hơn
Tóm lại, các công cụ online như Perplexity và Google để tìm kiếm thông tin. AskTube giúp mình nhanh chóng nắm bắt nội dung video, trong khi Phind và Cursor Editor hỗ trợ cho các nhiệm vụ coding.