Cuộc sống trên mặt nước: cầu London và những ngôi nhà trên đó

Rubi Lee
30/7/2024 4:48Phản hồi: 24
Cuộc sống trên mặt nước: cầu London và những ngôi nhà trên đó
Khởi công vào năm 1176, cầu London (Old London Bridge) trong suốt nhiều thế kỷ là cây cầu đá duy nhất bắc qua dòng sông Thames. Cây cầu được sử dụng hơn 600 năm từ năm 1209 đến 1831 và điều đặc biệt là dọc 2 bên cầu là nhà ở, hàng quán,… nơi sinh sống của khoảng 500 người, tương đương với dân số của một thị trấn nhỏ thời Trung cổ. Đây cũng là cây cầu có người ở dài nhất ở châu Âu.

cau-london-2.jpg

Tuy nhiên, đây không phải là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Thames, trước đó nhiều cây cầu đã được xây dựng. Sớm nhất phải kể đến cây cầu London do người La Mã xây dựng vào năm 43 SCN. Hầu hết các cây cầu đều được làm từ gỗ, chúng giống như một cây cầu phao, bên dưới là cột trụ được đặt lên các tấm ván trên thuyền. Khi cây cầu ngày càng được sử dụng nhiều hơn, một cây cầu cố định bằng gỗ ở London đã được xây dựng vào năm 984 SCN để phục vụ lượng người đi bộ ngày càng tăng. Tuy nhiên, cây cầu gỗ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi quân xâm lược Viking, do vua Olaf Haraldsson lãnh đạo, tấn công nước Anh vào năm 1014 và phá hủy cây cầu.

cau-london-21.jpg

Cho đến năm 1176, dưới sự dẫn dắt của linh mục và kiến trúc sư Peter Colechurch, một cây cầu đá đã được xây dựng rộng 6m, dài hơn 274m. Việc xây dựng một cây cầu bắc qua dòng sông Thames với dòng thuỷ triều mạnh là một công việc không hề đơn giản vào thời trung cổ, thậm chí dự án này còn được so sánh tương đương với việc xây dựng một lâu đài hoặc nhà thờ hoành tráng.


cau-london-10.png.webp

Thời gian trôi qua, người dân bắt đầu tập trung buôn bán và xây dựng những ngôi nhà trên cây cầu, cuối cùng dẫn đến việc cây cầu được bao phủ bởi các cửa hàng và nhà ở. Người ta luôn dự tính rằng những ngôi nhà sẽ được xây dựng trên cầu, và điều này không hề kỳ lạ. Bởi những cây cầu có người ở vốn rất phổ biến ở châu Âu và tiền thuê nhà còn mang lại doanh thu cho việc bảo trì công trình nữa. Một trong những công trình đầu tiên trên cầu là nhà nguyện St Thomas và chính những giáo sĩ sẽ chịu trách nhiệm quản lý câu cầu và thu tiền thuê cũng như phí cầu đường.

Do chiều rộng cầu chỉ có 6m, vì thế hầu như những ngôi nhà đều không được xây dựng 1 cách vững chắc, mà sẽ hơi nhô ra hai bên rìa cầu, một số căn nhà còn treo lơ lửng, che hết không gian phía trên của cầu. Chưa kể, nhiều căn còn cao đến 5 tầng, có hầm, chứa cả cửa hàng, hội trường, phòng, gác xếp,…

cau-london-23.jpg

Từ các tài liệu cho thuê vào năm 1358 được tìm thấy, trên cầu có tổng cộng 140 công trình, giá thuê sẽ phụ thuộc vào diện tích phòng, vị trí, có ánh sáng hay không. Được biết, giá thuê cao nhất ở đầu cầu phía bắc, nơi gần thành phố nhất. Mỗi phòng trung bình sẽ có chiều rộng 3m, rộng hơn phòng ở Cheapside (khu vực mua sắm hàng đầu ở London).

cau-london-4.jpg.webp

Năm ngành nghề phổ biến nhất chiếm 80% hoạt động kinh doanh trên cầu vào thế kỷ 14 là thợ may quần áo, thợ làm găng tay, thợ cắt (những người bán dao kéo, dụng cụ sắc bén và vũ khí), bán cung dài và nỏ, bán tên bắn. Ngoài ra, còn có thợ làm áo giáp, thợ chế tác lông thú và thợ kim hoàn. Đồ ăn thức uống không được phép bán trên cầu, để tránh việc dùng lửa.

cau-london-16.jpg

Quảng cáo



Về cơ bản, đây đều là những cửa hàng bán những mặt hàng mà khách thỉnh thoảng mới mua. Vì thế khi có nhu cầu, khách thường sẽ đến những khu buôn bán chuyên biệt để so sánh giá sản phẩm.
cau-london-22.jpg

Nhu cầu thuê cửa hàng trên cầu rất nhiều và hiếm khi nào bị bỏ trống. Dù cho đặc điểm của hoạt động kinh doanh trên cầu đã thay đổi liên tục trong những thế kỷ tiếp theo. Chẳng hạn như vào thế kỷ 16, trừ những thợ may, tất cả đã chuyển đi nơi khác, và khoảng trống được lấp đầy bởi những người thợ xếp nếp trang phục, thợ đánh bóng, thợ may vải. Đến thế kỷ 17, trên cầu bổ sung thêm các hàng dệt kim và thợ dệt lụa. Cũng có những người đến bán sách, các tác phẩm tôn giáo,… Đến khi mà các khu mua sắm mới ở khu vực West End phát triển, các cửa tiệm trên cầu cũng trở nên đa dạng mặt hàng hơn. Nhưng vào lúc này, cầu London được xem là khu bình dân, dành cho những người muốn mua hàng giá rẻ.

cau-london-15.jpg

Nhưng vì điều kiện chật chội mà trên cầu đã xảy ra nhiều thảm qua. Chẳng hạn như đám cháy vào năm 1212 đã khiến nhiều người mắc kẹt và tử vong. Một trận hỏa hoạn khác xảy ra vào năm 1623 thiêu rụi nhiều ngôi nhà và cửa hàng. Do cây cầu đã xuống cấp và bị hư hại nặng sau nhiều trận hoả hoạn, các thương gia cuối cùng cũng đã rời bỏ nó và chuyển sang nơi khác buôn bán. Cuối cùng đến năm 1657, tất cả nhà cửa và cửa hàng đều bị dỡ bỏ, cầu London được mở rộng và xây dựng lại 1 phần vào năm 1761. Lần đầu tiên sau hơn 500 năm, cầu London hoạt động mà không có bất kỳ toà nhà nào trên đó nữa. Và ở trạng thái đó, nó vẫn tiếp tục phục vụ cư dân thành phố như một cây cầu trong 70 năm nữa.

cau-london-4.jpg

Quảng cáo


Tuy nhiên khi chi phí bảo trì cây cầu ngày càng cao và nhiều vấn đề khác đã dẫn đến việc thông qua Đạo luật năm 1823, để xây dựng một cây cầu 5 mái vòm mới. Khi cây cầu mới hoàn công và thông xe vào năm 1831, cây cầu cũ bị phá vỡ.

Theo (1), (2)
24 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cầu cũ bị phá dỡ chứ không phải phá vỡ
@lenhhodaihiep Tự hiểu đi, trông chờ gì văn vở của bọn 3 môn 9 điểm
@lenhhodaihiep bị hen suyễn suy hô hấp khi sống ở đây bác nhỉ,hic
@haobcyqhdvb thằng hic đúng không
sigemura
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@elgato 1 hình thức tăng tương tác
gaquakeke
ĐẠI BÀNG
2 tháng
bê bối và bề bộn, mỗi lần lái 4 chỗ qua đây canh gần chéc
Nhớ hồi đọc ở đâu đó: Ở tầng trên sẽ đi wc thẳng xuống sông, xuống đường, nhiều khi còn dính cả đầu người tầng dưới
này WC xả thẳng xuống nước luôn hay sao ta
vinhptfpt
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@hoangduong-lgc Thời trung cổ toàn đi vào xô rồi đổ thẳng xuống kể cả nhà trên đất bằng.
Thật ra lúc xưa cái sông này nó dơ kinh dị luôn ....sau này đỡ hơn nhiều...
Hồi xưa london k khác j đống shit , thế nên mới có dịch hạch quét qua chết như rạ . Sau đó mới xây đàng hoàng lại
Kenzoooooo
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Ghời bắt đầu xây cái cầu này , TQ là nước văn minh nhất thế giới, còn nước mạnh nhất là Mông cổ
DKez
TÍCH CỰC
một tháng
@Kenzoooooo cứ 1 2 trăm năm là lịch sử thế giới thay đổi 1 lần
Cười vô mặt
Nhìn phát thấy quen quen. Sau mới nhớ ra là từng leo trèo chán chê cái cầu này rồi ^^
kebono
TÍCH CỰC
2 tháng
bác chủ theard soạn văn đọc tụt mood quá
Cầu london bị người viking đánh sập nè. Coi phim viking Valhalla mình biết hết
hay nha
BA SU BO
ĐẠI BÀNG
2 tháng
😃
huanpl
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Cho mình hỏi chữ viết tắt SCN nghĩa là gì vậy ??
menx
TÍCH CỰC
2 tháng
@huanpl Sau công nguyên
huanpl
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@menx Làm sao để tính đc năm Sau công nguyên hay vậy bạn?

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019