BIOS hay Basic Input/Output System nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì nó giống như một hệ điều hành mini dành cho phần cứng trên mainboard, hoặc trên các thiết bị điện tử khác. Nhiệm vụ của nó là kết nối các phần cứng lại với nhau, và đã là phần mềm thì chúng cũng thường xuyên được cập nhật. Các hãng cung cấp bản cập nhật cho BIOS và bạn có thể tải về từ trang chủ, nhưng BIOS có cần thiết phải cập nhật hay không? Đôi khi, cập nhật BIOS là một điều tốt vì nó mang lại tính năng mới, tăng cường bảo mật, nhưng cũng có khi, cập nhật BIOS lại còn gặp thêm lỗi.
Có nhiều giải thích cho việc vì sao cần phải cập nhật BIOS, với laptop thì những bản cập nhật firmware/BIOS sẽ mang lại sự ổn định cho thiết bị, có khi là thêm những tính năng mới, đặc biệt là với các nền tảng mới, ví dụ như hồi đầu năm là những mẫu Intel Core Ultra, giữa năm thì là nền tảng Snadpragon X Elite, những bản cập nhật BIOS thường sẽ sửa lỗi, cải thiện độ ổn định, đây đều là những bản cập nhật BIOS mà bạn nên cập nhật.
Đối với máy bàn, những bản cập nhật BIOS cũng không khác về tính chất: sửa lỗi, xử lý các lỗ hổng bảo mật, tăng cường độ ổn định cho phần cứng. Những bản cập nhật BIOS thời gian đầu khi bạn mới sử dụng phần cứng khá là cần thiết.
Tại sao cần phải cập nhật BIOS?
Có nhiều giải thích cho việc vì sao cần phải cập nhật BIOS, với laptop thì những bản cập nhật firmware/BIOS sẽ mang lại sự ổn định cho thiết bị, có khi là thêm những tính năng mới, đặc biệt là với các nền tảng mới, ví dụ như hồi đầu năm là những mẫu Intel Core Ultra, giữa năm thì là nền tảng Snadpragon X Elite, những bản cập nhật BIOS thường sẽ sửa lỗi, cải thiện độ ổn định, đây đều là những bản cập nhật BIOS mà bạn nên cập nhật.
Đối với máy bàn, những bản cập nhật BIOS cũng không khác về tính chất: sửa lỗi, xử lý các lỗ hổng bảo mật, tăng cường độ ổn định cho phần cứng. Những bản cập nhật BIOS thời gian đầu khi bạn mới sử dụng phần cứng khá là cần thiết.
Thực ra, việc xác định có cập nhật BIOS hay không, với cách sử dụng của cá nhân mình, thời gian đầu mình sẽ luôn chú ý đến việc cập nhật, để cải thiện sự ổn định. Đến một ngưỡng nào đó, mình đã thấy độ ổn định đã ổn, mình sẽ cân nhắc tiếp đến việc có nên cập nhật tiếp hay không.
Đặc biệt là những lúc phần cứng mới ra mắt, ví dụ như CPU mới, anh em có thể thấy ví dụ những mainboard sử dụng chipset Intel 600 series, hay AMD AM4 đã tồn tại suốt một thời gian và nó vẫn hỗ trợ những thế hệ vi xử lý mới, thường chỉ cần cập nhật BIOS là xong. Nhưng nếu không có ý định nâng cấp CPU, anh em cũng nên cân nhắc việc cập nhật BIOS, nhất là khi hệ thống của anh em đã đi vào ổn định.
Câu chuyện cập nhật BIOS mà bản thân mình đã trực tiếp trải nghiệm qua và nó mang lại hiệu quả đó là lần mình cập nhật BIOS cho chiếc Zenbook 14 OLED chạy Intel Core Ultra, sau khi cập nhật BIOS và thực hiện bài trải nghiệm, hiệu năng được tăng nhẹ và thời lượng pin đạt 7 tiếng sử dụng. Thứ hai là lần cập nhật BIOS cho mẫu Surface Pro 11 chạy Snapdragon X Elite để thiết lập lại khả năng chơi game của nó, rõ ràng nó chơi game tốt hơn hẳn so với trước khi cập nhật BIOS từ Microsoft.
Cập nhật BIOS có những điều gì cần lưu ý?
Dĩ nhiên, đen nhất là khi bạn cập nhật BIOS và hệ thống của bạn nó không còn đạt độ ổn định như trước đó, chuyện này không hiếm, đã có nhiều hệ thống sau khi cập nhật BIOS nó lại gặp lỗi nghiêm trọng hơn. Không chỉ gói gọn trong việc cập nhật BIOS mà cả việc cập nhật Windows nữa, nó cũng đôi khi xảy ra lỗi, thậm chí là lỗi nghiêm trọng.
Không còn đạt độ ổn định như trước có thể hiểu là hiệu năng bị ảnh hưởng, như ngày xưa những bản cập nhật vá lỗ hổng Meltdown hay Spectre, các hệ thống máy tính bị ảnh hưởng hiệu năng khá nhiều.
Nhưng thực ra việc cập nhật BIOS sau này cũng không gây ra quá nhiều rủi ro nếu chẳng may nó làm cho hệ thống bạn gặp sự cố, vì một số mainboard (desktop) trang bị 2 BIOS để backup và có thể restore nếu gặp sự cố. Còn đối với laptop, bạn bắt buộc phải cấp nguồn điện cho máy tính, đó cũng là lí do vì sao bây giờ các mẫu laptop đều yêu cầu người dùng phải cắm sạc trước khi cập nhật, vì vậy xác suất khiến cho máy tính bị hỏng có thể nói là khá thấp.
Bạn cũng có thể kiểm tra trên các diễn đàn, hội nhóm cùng sử dụng các phần cứng giống như bạn, xem họ có cập nhật gì không và có phản hồi gì về các bản cập nhật BIOS hay không. Đó cũng là một cơ sở để bạn có thể tham khảo cho việc cập nhật cho hệ thống máy tính của bạn.
Quảng cáo
Tóm lại thì việc cập nhật BIOS sẽ tuỳ vào nhu cầu của bạn, đó là ở khía cạnh người dùng cá nhân, còn với người dùng doanh nghiệp nó lại mang một tính chất khác, rắc rối hơn khi mà mỗi lần cập nhật là cả một hệ thống vài trăm máy hoặc hơn, chỉ cần một cái gì đó bị lỗi thì sẽ rất là phức tạp trong việc xử lý.
Ở góc độ cá nhân, mình nghĩ rằng việc cập nhật BIOS là một việc quan trọng, bởi vì bạn có thể được cung cấp các giải pháp vá lỗ hổng bảo mật mà bạn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ là nạn nhân, bạn bỏ qua nó và cũng rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ gặp rắc rối. Đôi khi vấn đề bảo mật nó còn quan trọng hơn cả hiệu suất của máy hoặc vài con số FPS.
Bạn thì sao, bạn có thường xuyên cập nhật BIOS cho máy tính không?