Nói một cách ngắn gọn, thẩm phán liên bang tòa án Mỹ đã đứng về phía bộ tư pháp Mỹ, với phán quyết sơ thẩm kết luận rằng Google đã đổ hàng tỷ USD để có những thương vụ độc quyền, qua đó cho phép tập đoàn này giữ được vị thế độc quyền một cách trái luật trên thị trường tìm kiếm trực tuyến.
Thẩm phán Amit Mehta, người phán xử vụ kiện kéo dài 4 năm qua ở tòa án Washington, trong phán quyết dài 286 trang, đã gọi Google là “tập đoàn độc quyền”, và rằng Google đã vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Phán quyết này là kết luận sau phiên xử kéo dài nhiều tuần.
Ở tòa án, luật sư của bộ tư pháp Mỹ tranh tụng rằng gã khổng lồ của ngành tìm kiếm trực tuyến đã tiêu hàng chục tỷ USD mỗi năm để triển khai những thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất điện thoại, nền tảng và trình duyệt, trong đó đặc biệt là Apple. Những khoản tiền khổng lồ này đã giúp Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên nhiều nền tảng. Năm 2021, ước tính khoản tiền để Google giữ được vị thế mặc định trong mảng tìm kiếm trực tuyến lên tới hơn 26 tỷ USD.
Google, với công cụ tìm kiếm đang chiếm hơn 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến, thì tranh tụng rằng họ đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường, và họ giữ được vị thế là nhờ chất lượng sản phẩm tìm kiếm.
Tổng chưởng lý Merrick Garland nói phán quyết sơ thẩm của tòa án liên bang “là chiến thắng lịch sử đối với người Mỹ. Không một công ty nào được phép đứng trên luật pháp, bất kể quy mô lớn tới đâu.”
Thẩm phán Amit Mehta, người phán xử vụ kiện kéo dài 4 năm qua ở tòa án Washington, trong phán quyết dài 286 trang, đã gọi Google là “tập đoàn độc quyền”, và rằng Google đã vi phạm luật chống độc quyền của Mỹ. Phán quyết này là kết luận sau phiên xử kéo dài nhiều tuần.
Ở tòa án, luật sư của bộ tư pháp Mỹ tranh tụng rằng gã khổng lồ của ngành tìm kiếm trực tuyến đã tiêu hàng chục tỷ USD mỗi năm để triển khai những thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất điện thoại, nền tảng và trình duyệt, trong đó đặc biệt là Apple. Những khoản tiền khổng lồ này đã giúp Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên nhiều nền tảng. Năm 2021, ước tính khoản tiền để Google giữ được vị thế mặc định trong mảng tìm kiếm trực tuyến lên tới hơn 26 tỷ USD.
Google, với công cụ tìm kiếm đang chiếm hơn 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến, thì tranh tụng rằng họ đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường, và họ giữ được vị thế là nhờ chất lượng sản phẩm tìm kiếm.
Tổng chưởng lý Merrick Garland nói phán quyết sơ thẩm của tòa án liên bang “là chiến thắng lịch sử đối với người Mỹ. Không một công ty nào được phép đứng trên luật pháp, bất kể quy mô lớn tới đâu.”
Jonathan Kanter, giám đốc ủy ban chống độc quyền bộ tư pháp Mỹ cho rằng phán quyết của tòa án đã bắt Google phải chịu trách nhiệm, và xây dựng con đường cho phép tạo ra những sáng tạo công nghệ trong tương lai, cùng lúc bảo vệ quyền được tiếp cận thông tin của người Mỹ.
Giám đốc quan hệ công chúng toàn cầu của Google, Kent Walker thì cho biết, chắc chắn Alphabet sẽ kháng cáo ở tòa án phúc thẩm. Theo đại diện Google, phán quyết này “nhận ra Google là công cụ tìm kiếm tốt nhất, nhưng kết luận rằng chúng tôi không được phép đem nó ứng dụng phổ biến tới tất cả mọi người.”
Giờ vụ kiện giữa bộ tư pháp Mỹ sẽ đi vào giai đoạn 2, khi tòa án sẽ xác định những thay đổi mà Google cần làm, hay án phạt mà Google sẽ phải đối mặt khi họ bị coi là vi phạm luật chống độc quyền. Bộ tư pháp Mỹ cũng chưa đưa ra tuyên bố chính thức về hình phạt họ muốn áp đặt lên Google và chủ quản Alphabet, nhưng có thể các nhà quản lý thuộc chính quyền tổng thống Biden sẽ tìm cách ngăn cản Google thực hiện những thương vụ tương tự để giữ trong tương lai.
Tính đến thời điểm hiện tại, đây là chiến thắng lớn nhất của các nhà quản lý thị trường Mỹ trước một tập đoàn công nghệ lớn trong nhiều thập kỷ qua. Hiện tại, bộ tư pháp Mỹ cũng đang khởi kiện Apple vì cáo buộc độc quyền thị trường thiết bị smartphone và hệ sinh thái ứng dụng di động. Một vụ kiện chống độc quyền thứ hai nhắm tới Google, liên quan tới thị trường quảng cáo trực tuyến dự kiến sẽ xét xử vào tháng 9 tới.
Chủ tịch Lina Khan của ủy ban thương mại liên bang cũng đã khởi kiện Amazon và Meta.
Có lẽ, ở trung tâm của vụ kiện chống độc quyền mảng tìm kiếm trực tuyến giữa bộ tư pháp Mỹ và Google chính là thỏa thuận giữa Google và Apple. Việc Google chi trả hàng tỷ USD để trình duyệt Safari đã từ lâu bị các nhà quản lý thị trường nhòm ngó. Tài liệu ở tòa án được công khai cho rằng, chỉ tính riêng năm 2022, Google đã trả 20 tỷ USD cho Apple để trình duyệt trên iOS, macOS hay iPadOS sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm mặc định. Và con số này được Apple coi là một phần doanh thu mảng dịch vụ của tập đoàn, mảng kinh doanh đem về 85 tỷ USD mỗi năm.
Bên cạnh đó là những thỏa thuận tương tự giữa Google với những đơn vị như Mozilla, Samsung, Motorola, Sony, rồi cả những nhà mạng như AT&T, verizon và T-Mobile nữa…
Giữa thời điểm Google đang phải chạy đua ứng dụng AI vào những dịch vụ trực tuyến, trong đó có cả công cụ tìm kiếm trực tuyến mà họ vận hành, phán quyết sơ thẩm của tòa án Mỹ lại là một đòn đánh giáng xuống mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu hàng năm của Alphabet. Tổng doanh thu của tập đoàn này năm ngoái là 307 tỷ USD, và doanh thu quảng cáo trực tuyến thu về từ tìm kiếm trực tuyến là 175 tỷ USD, quá nửa. Để so sánh thì Microsoft chỉ kiếm được có 12 tỷ USD doanh thu từ công cụ tìm kiếm Bing.
Quảng cáo
Thẩm phán Mehta viết trong phán quyết sơ thẩm: “Những thỏa thuận của Google đã giúp họ chiếm được một phần rất lớn thị phần mảng tìm kiếm trực tuyến, rồi kìm hãm sự phát triển của các đối thủ, không cho họ cơ hội để cạnh tranh. Google ở tòa án chưa đưa ra được bằng chứng xác đáng để hợp thức hóa những thỏa thuận như vậy.”
Thẩm phán Mehta cho rằng, những thỏa thuận này không cho phép mọi đối thủ cạnh tranh khác có cơ hội mở rộng kinh doanh, thứ mà theo ông, là “điều kiện tiên quyết để xây dựng, cải tiến và vận hành” một công cụ tìm kiếm trực tuyến. Google được hưởng lợi từ việc liên tục triển khai những thỏa thuận giúp họ trở thành lựa chọn mặc định trên các thiết bị và trình duyệt. Thẩm phán Mehta khẳng định: “Điều đó hoàn toàn đi ngược lại khái niệm thị trường cạnh tranh.”
Nhưng cùng lúc, thẩm phán tòa án liên bang lại không kết luận rằng Google đang có vị thế độc quyền thị trường quảng cáo trực tuyến, như cáo buộc của bộ tư pháp Mỹ.
Cùng với đó là những điều phía tòa án lên án Google vì cố tình không lưu trữ hoặc cố tình xóa bằng chứng trao đổi nội bộ để không tạo ra những bằng chứng chống lại họ trước tòa.
Theo FT