Bộ router Wi-Fi 7 Archer BE230 từ TP-Link được chứng nhận đủ điều kiện bán chính hãng ở Việt Nam nhờ băng tần phát hợp lệ, mức giá cạnh tranh, không chênh lệch nhiều so với Wi-Fi 6.
Cho đến thời điểm tháng 08.2024, Cục tần số vô tuyến điện Việt Nam vẫn chưa cấp phép cho băng tần 6 GHz trên các thiết bị Wi-Fi chuẩn 6E và 7. Vì vậy, cách mà TP-Link mang đến Wi-Fi 7 chính hãng được bán ra đầu tiên là việc thiết bị hỗ trợ băng tần 5 GHz đang được sử dụng rộng rãi từ Wi-Fi chuẩn 802.11n (Wi-Fi 4), 802.11ac (Wi-Fi 5) hay 802.11ax (Wi-Fi 6).
TP-Link cho biết công nghệ Wi-Fi 7 trang bị trên router của hãng gồm Multi-Link Operation (MLO) có khả năng quản lý đồng thời nhiều kết nối mạng cùng lúc, tăng cường độ ổn định và tốc độ mạng. Công nghệ Maximum Resource Utilization (MRU), giúp tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên và tăng hiệu quả băng thông mạng.
Ngoài ra, những đặc tính của Wi-Fi 6 đều được thừa hưởng lại như MU-MIMO: cung cấp truyền dữ liệu hiệu quả đến nhiều thiết bị cùng lúc ở cả đường uplink/downlink, OFDMA: cải thiện hiệu quả mạng và giảm độ trễ và TWT: tối ưu hóa tuổi thọ pin cho các thiết bị được kết nối.
Các thông số mà anh em có thể quan tâm về Archer BE230 như việc hỗ trợ 4 ăn-ten nổi 4 streams và 2x2 MU-MIMO. Băng thông tối đa theo công bố với chuẩn Wi-Fi 7 ở 5 GHz là 2.882 Mbps nên nhiều khả năng ở Wi-Fi 6 sẽ là 2.400 Mbps.
Với throughput Wi-Fi như vậy thì việc TP-Link trang bị cho Archer BE230 1 cổng WAN và 1 cổng LAN đều là chuẩn 2.5 GbE thì không có gì ngạc nhiên. Như vậy, anh em hoàn toàn có thể tối ưu kết nối internet đến NAS với băng thông tối ưu nhất. Với giá bán công bố 2.599.000 đồng được xem là rất cạnh tranh trên thị trường.
Về phần mềm, Archer BE230 cũng hỗ trợ VPN Server, kết nối đến VPN khác và chỉ định IP cho từng thiết bị. Cổng USB 3.0 hỗ trợ FTP, hoặc Media Server và Samba server hoạt động như NAS. Các giao thức như PPPoE hỗ trợ VLAN hay IGMP đều hoạt động tốt trên hạ tầng mạng ở Việt Nam. Phần mềm cũng hỗ trợ EasyMesh giúp mở rộng hệ thống mạng với các thiết bị TP-Link hoặc được chứng nhận EasyMesh.
Cho đến thời điểm tháng 08.2024, Cục tần số vô tuyến điện Việt Nam vẫn chưa cấp phép cho băng tần 6 GHz trên các thiết bị Wi-Fi chuẩn 6E và 7. Vì vậy, cách mà TP-Link mang đến Wi-Fi 7 chính hãng được bán ra đầu tiên là việc thiết bị hỗ trợ băng tần 5 GHz đang được sử dụng rộng rãi từ Wi-Fi chuẩn 802.11n (Wi-Fi 4), 802.11ac (Wi-Fi 5) hay 802.11ax (Wi-Fi 6).
TP-Link cho biết công nghệ Wi-Fi 7 trang bị trên router của hãng gồm Multi-Link Operation (MLO) có khả năng quản lý đồng thời nhiều kết nối mạng cùng lúc, tăng cường độ ổn định và tốc độ mạng. Công nghệ Maximum Resource Utilization (MRU), giúp tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên và tăng hiệu quả băng thông mạng.
Ngoài ra, những đặc tính của Wi-Fi 6 đều được thừa hưởng lại như MU-MIMO: cung cấp truyền dữ liệu hiệu quả đến nhiều thiết bị cùng lúc ở cả đường uplink/downlink, OFDMA: cải thiện hiệu quả mạng và giảm độ trễ và TWT: tối ưu hóa tuổi thọ pin cho các thiết bị được kết nối.
Các thông số mà anh em có thể quan tâm về Archer BE230 như việc hỗ trợ 4 ăn-ten nổi 4 streams và 2x2 MU-MIMO. Băng thông tối đa theo công bố với chuẩn Wi-Fi 7 ở 5 GHz là 2.882 Mbps nên nhiều khả năng ở Wi-Fi 6 sẽ là 2.400 Mbps.
Với throughput Wi-Fi như vậy thì việc TP-Link trang bị cho Archer BE230 1 cổng WAN và 1 cổng LAN đều là chuẩn 2.5 GbE thì không có gì ngạc nhiên. Như vậy, anh em hoàn toàn có thể tối ưu kết nối internet đến NAS với băng thông tối ưu nhất. Với giá bán công bố 2.599.000 đồng được xem là rất cạnh tranh trên thị trường.
Về phần mềm, Archer BE230 cũng hỗ trợ VPN Server, kết nối đến VPN khác và chỉ định IP cho từng thiết bị. Cổng USB 3.0 hỗ trợ FTP, hoặc Media Server và Samba server hoạt động như NAS. Các giao thức như PPPoE hỗ trợ VLAN hay IGMP đều hoạt động tốt trên hạ tầng mạng ở Việt Nam. Phần mềm cũng hỗ trợ EasyMesh giúp mở rộng hệ thống mạng với các thiết bị TP-Link hoặc được chứng nhận EasyMesh.