Laptop Acer



Apple lại thay đổi quy chế phân phối app bên châu Âu, Epic Games và Spotify lại phản đối

P.W
9/8/2024 8:15Phản hồi: 125
Apple lại thay đổi quy chế phân phối app bên châu Âu, Epic Games và Spotify lại phản đối
Trước đó, ủy ban châu Âu đã mở cuộc điều tra ngay sau khi Apple đưa ra những thay đổi về quy chế phân phối ứng dụng thông qua những chợ ứng dụng bên thứ ba, thứ được phép hiện diện sau khi đạo luật DMA được chính thức áp dụng tại thị trường liên minh châu Âu. Kết luận của các nhà điều tra thuộc liên minh châu Âu, Apple đã có những động thái tuân thủ đạo luật DMA theo kiểu chống đối.

Apple có thể sắp nhận án phạt từ EU vì vi phạm đạo luật thị trường số, mỗi ngày bị phạt 5% doanh thu

Hội đồng châu Âu có trụ sở tại Brussels, Bỉ có thể sẽ đưa ra án phạt đối với Apple, sau khi họ đi đến kết luận rằng những quy chế mới phân phối ứng dụng số thông qua App Store là những hành động đối phó với đạo luật DMA…
tinhte.vn


Hôm thứ 5 vừa rồi, Apple đã phải một lần nữa thay đổi quy chế. Giờ các nhà phát triển ứng dụng phân phối trên nền tảng các thiết bị của Apple tại thị trường châu Âu giờ được tự do tiếp cận và liên lạc với người tiêu dùng bên ngoài App Store.

Trước đó, kết quả cuộc điều tra của ủy ban châu Âu cho thấy, trong hầu hết những quy định kinh doanh giữa Apple và các nhà phát triển và phân phối ứng dụng thông qua App Store, Apple trước đó chỉ cho phép ứng dụng “định hướng” người dùng bằng những đường link đặt bên trong, dẫn người dùng ra trang web bên ngoài, nơi người dùng có thể tìm hiểu thông tin hay biết thêm về những gói cước giá hấp dẫn hơn.

Còn quy chế mới của Apple cho biết, nhà phát triển ứng dụng sẽ được điều hướng người dùng theo bất kỳ cách nào, không chỉ là những đường link đặt trong ứng dụng nữa.


Đổi lại, Apple đưa ra hai khoản phí mới mà nhà phát triển ứng dụng phải đóng. Đầu tiên là phí 5% cho mỗi người dùng mới sử dụng ứng dụng, và 10% phí dịch vụ cửa hàng phân phối đối với bất kỳ đơn hàng, gói cước hay đồ ảo nào người dùng mua trong ứng dụng trong vòng 12 tháng kể từ khi người dùng cài đặt app, bất kể chúng được phân phối ở App Store hay chợ ứng dụng nào khác.

Trước khi có thay đổi này, Apple đưa ra ba khoản phí mới khi họ công bố những thay đổi mà họ nói là để tuân thủ đạo luật DMA. Thứ nhất là Core Technology Fee, khoản phí mọi ứng dụng không phân phối qua App Store vẫn phải đóng cho Apple vì ứng dụng chạy trên nền tảng thiết bị họ bán ra thị trường. Khoản phí chia sẻ doanh thu vẫn còn đó, nhưng là từ 10 đến 27% thay vì 15 đến 30% giá trị mỗi đơn hàng. Và thứ ba là khoản phí dành cho các bên vận hành dịch vụ thanh toán trực tuyến hỗ trợ cho chợ ứng dụng bên thứ 3 vận hành.

Hai khoản phí mới sẽ thay thế cho phí chia sẻ doanh thu áp đặt lên những ứng dụng không phân phối qua App Store.

Ngay lập tức các nhà phát triển và phân phối ứng dụng di động cũng như dịch vụ trực tuyến đã bày tỏ quan điểm phản đối thay đổi này của Apple. Một trong số những bên lên án Apple mạnh mẽ nhất về cách họ vận hành App Store và chợ ứng dụng cho iPhone iPad chính là Spotify. Người phát ngôn của dịch vụ nghe nhạc trực tuyến này tuyên bố: “Nhìn qua, khi đòi hỏi tới 25% phí chỉ để được liên lạc một cách hiệu quả với người dùng, Apple lại một lần nữa lờ đi những yêu cầu cơ bản của đạo luật DMA.”

Người phát ngôn của Spotify cho biết thêm: “Ủy ban châu Âu đã nói rất rõ rằng áp dụng những khoản phí lên những yếu tố cơ bản như thông báo mức giá hay liên kết trang web cho người dùng là không thể chấp nhận. Chúng tôi kêu gọi các nhà quản lý mở rộng điều tra, áp dụng án phạt đối với Apple và áp dụng DMA một cách nghiêm minh.”

Chính bản thân ủy ban châu Âu cũng đã từng lên án những khoản phí mà Apple thu của các nhà phát triển ứng dụng thông qua App Store, từ đó tạo điều kiện cho các nhà phát triển có được khách hàng mới thông qua nền tảng này. Theo các nhà quản lý châu Âu, mức phí quá cao so với mức cần thiết.

CEO Tim Sweeney của Epic Games thì mô tả những thay đổi trong quy chế, vừa được Apple công bố sau khi ủy ban châu Âu đưa ra kết luận cuộc điều tra, là “khoản phí rác 15% phi pháp." Theo ông, giờ những quy định mới đã khiến “việc phân phối ứng dụng qua cả App Store lẫn những chợ ứng dụng của bên thứ 3 không còn hợp lý về mặt kinh tế một chút nào.”

Về phần Apple, họ cho biết những nhà phát triển ứng dụng đặt link điều hướng người dùng ra trang web bên ngoài sẽ phải đóng phí, và khoản phí này mô tả giá trị mà App Store tạo ra khi kết nối các nhà phát triển ứng dụng với các khách hàng ở EU. Còn khoản phí thứ hai thì mô tả những dịch vụ và quy mô vận hành hệ thống mà Apple cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng, ví dụ như phân phối ứng dụng giúp họ, mức độ đáng tin cậy và an toàn của App Store, những công cụ quảng bá app tới mọi người, cùng những công cụ chống lừa đảo…

Quảng cáo



Hồi đầu năm, ủy ban châu Âu phạt Apple 1.95 tỷ USD vì không cho phép những ứng dụng nghe nhạc số như Spotify cung cấp thông tin và điều hướng người dùng ra trang web bên ngoài để thông báo cho họ về những gói cước rẻ hơn, không phải thanh toán qua App Store. Hành vi này gọi là “anti steering.” Đáp lại án phạt này, Apple tạo ra Music Streaming Services Entitlement, cho Spotify điều hướng người dùng ra trang web bên ngoài để mua gói cước nghe nhạc rẻ hơn so với việc trả qua App Store, nhưng vẫn lấy 27% phí chia sẻ doanh thu nếu người dùng Spotify mua gói cước thông qua trang web.

Theo Reuters, MacRumors
125 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tôi đồ rằng Apple bắt đầu dây phải đống...mứt, rồi nát như Android thôi, lúc ấy quả là cả thế giới như nhau, LOL
sentino
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@alex.hn Xưng người khác là cháu, không biết tự hỏi bro bao nhiêu tuổi. Nếu lớn tuổi r, thì có lớn cơ thể mà không có lớn đầu óc, thở ra toàn câu trẻ trâu. Nếu nhỏ tuổi suy nghĩ nông cạn thì không chấp.
nttkts
TÍCH CỰC
2 tháng
@tientran517 Khổ nỗi mấy chú ngoài trời lại cứ đâm đầu vào giếng mới đau.
@sentino Cháu thích mõm thì cũng tuổi éo gì mà đòi so. Cái kiêu chấp với không chấp ấy thì chỉ về nhà mà nói chuyện với phụ huynh thôi, chứ đừng ra ngoài thích bấn đủ rồi lại ra vẻ. đinh công mệnh nhà các cháu
sentino
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@alex.hn 😆, có thằng khùng nhé. Đứa nào bấn thế, tôi nói đúng tim đen à.
Châu âu giờ bộ mặt tiêu biểu như cái olypic ở pháp thôi, ra nhiều thứ đạo luật quái thai bảo thủ
Trong khi mẽo và eu trước đây đều thu như nhau, mẽo có gào đâu??? Hay dân châu âu nghèo hơn mẽo????
Rồi thị trường châu á, khó tính như nhật hàn hoặc tàu khựa cũng có phản đối gì đâu.
@SilverWolf501 Chắc bạn có vấn đề về đọc hiểu? Cái quan điểm của tôi ở đây khi nói chuyện với bạn kia là Android (một hệ điều hành di động rất phổ biến) là công nghệ do Mỹ tạo ra chứ ko phải châu âu. Đó mới là luận điểm chính ở đây.

Còn việc nó được thai nghén bởi Android Inc (cũng là một công ty ở Mỹ) năm 2003 và được Google mua lại năm 2005 để tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Tới tận năm 2008 mới công bố ra thế giới và làm chủ từ đó về sau. Thì bạn nghĩ người ta biết về nó bởi Google nhiều hơn hay Android Inc? Đương nhiên lúc nói chuyện thì tôi dùng Google để người đọc dễ liên tưởng hơn. Và nó cũng chẳng sai vì Android sau khi được mua lại thì đã là sản phẩm trí tuệ của Google và do chính Google công bố ra toàn thế giới. Huống hồ Google còn là nhà phát triển chính trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển Android nữa. Nên nói Android được Google tạo ra cũng chẳng sai. Vì chính Google là người chính thức và hợp pháp công bố Android ra toàn thế giới năm 2008.

Nhưng cái quan trọng ở đây là Android thuộc Mỹ 100% chứ chả có cái gì liên quan đến châu âu cả. Đó mới là luận điểm chính. Bạn bớt ảo châu âu và tìm cách bắt bẻ câu chữ của tôi đi 😃))) ko bẻ được cái ý quan trọng đó đâu 😃))) thử bẻ xem nào 😃)))

Còn về Alan Turing và AI. Nếu thật sự hiểu bản chất AI là cái gì và đã từng làm ra AI thì sẽ ko bao giờ phát biểu câu đấy 😃))) chắc lại đọc highlight trên mạng rồi phán 😃))) tôi sẽ ko tranh luận với bạn về vấn đề này trừ khi bạn đã từng làm ra được AI như tôi để đủ kiến thức tranh luận với tôi về vấn đề này. Và tôi cũng ko phải mới đu trend AI vài ba năm nay như các bạn trẻ. Mà nó là luận án tốt nghiệp của tôi 10 năm trước rồi. Còn trước khi cả Tensorflow ra đời. Các bạn bây giờ làm AI quá dễ vì đã có tools, frameworks, models người ta làm sẵn ra để phục vụ các bạn. Nên nhiều bạn mon men làm theo mấy cái tutorials trên youtube rồi nghĩ mình đã hiểu và làm ra AI rồi 😃))) Chứ thời của tôi làm gì có mấy cái đó. Toàn phải hiểu bản chất của AI và code từng dòng mới ra.

Cuối cùng là về Linux. Tôi cũng nói rõ ông ấy là người Mỹ (gốc Phần Lan) rồi mà nhỉ? Tôi đâu có giấu cái gốc Phần Lan của ông ấy? Nhưng quan trọng ở đây tôi đã đề cập việc Linux được tạo ra dựa trên Unix (một hệ điều hành đc 2 huyền thoại người Mỹ tạo ra tầm 20 năm trước khi Linux ra đời). Nếu là lập trình viên đã từng xài cả 2 rồi thì sẽ thấy Linux nó bê gần hết cái design của Unix qua. Xài cả 2 chả thấy khác gì nhau mấy. Các câu lệnh cơ bản gần như là y hệt nhau. Nó giống như việc Trung Quốc đem Android về xào nấu lại ra MIUI hoặc Harmony OS ấy. Vậy bạn sẽ coi mấy cái OS đấy là công nghệ của Mỹ hay của TQ 😃))) đối với tôi Linux và Unix cũng y như ví dụ ở trên thôi.
@hoanganhkhoil Chẳng qua comment trước tôi thấy bạn sai tôi ngứa mồm sửa lại cho đúng thôi, chứ đọc comment phản bác vừa rồi của bạn thì tôi cũng lười tranh luận với thể loại này 😃))
@SilverWolf501 Thì bạn có gì để mà đem ra tranh luận được với tôi đâu 😃)) bạn thì hơn ai mà bày đặt thể loại này thể loại nọ 😃))) tôi biết bạn nhỏ tuổi hơn tôi cả tuổi đời lẫn tuổi nghề nhưng tôi vẫn xưng bạn với bạn cho lịch sự thôi. Sợ bạn mà biết background của tôi rồi ko biết bạn còn đủ tự tin đứng ra tranh luận với tôi nữa ko đấy 😃))
@hoanganhkhoil Anh ơi, thế anh cho em hỏi. Em đang dùng fedora 39 với bảng vẽ Huion kamvas 12. Driver mặc định của fedora không nhận được các phím chức năng của bảng vẽ này, em phải cài Open Tablet Driver (OTD). Nhưng có một vấn đề là OTD không hoạt động khi ở màn hình login (gdm), không thể sử dụng bút vẽ để đăng nhập bằng bàn phím ảo. Nếu không dùng OTD mà dùng driver mặc định thì vẫn sử dụng bút để login bằng bàn phím ảo bình thường (như dùng chuột).
Như vậy là service của OTD hoạt động sau gdm còn driver mặc định thì trước? Và cài OTD nó tắt luôn cả driver mặc định?
Có cách nào xử lý tình trạng này không ạ, ví dụ như chạy được OTD cùng với GDM? Anh xem giúp em với!!
Kiểu Apple thèm tiền bất chấp rồi =))
Vẽ vời màu mè trên cái hệ điều hành chưa đủ, anh vẽ thêm mấy cái khoản phí để triệt đường mon men ra ngoài hệ sinh thái của anh.
Hóng EU vào cuộc :v
@Quy Le Anh Gì mà bất chấp, công ty nào cũng vặn vẹo ngược lại chính quyền để đảm bảo lợi ích thôi. Ông EU quái thai thì sẽ gặp bọn cáo già thôi, vụ này apple mà thắng thì microft hay google nó cũng vui chảy cả nước ra ấy vì nó tạo ra tiền lệ để mấy bố kia cãi được.
nkblu
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@Quy Le Anh Bạn thuê mặt bằng, mở cửa hàng. Bạn chi tiền sửa chữa, decor, marketing, và rồi cửa hàng bạn đông khách.

Xong vì cửa hàng của bạn có khách ra vào đông, có thằng ở cửa hàng khác lợi dụng đứng phát tờ rơi trước cửa hàng của bạn, và lôi kéo khách qua bên cửa hàng của nó, đề bán đồ y chang, rẻ hơn.

Bạn thấy sao?
Chẳng ai vừa. Người buôn muốn nhiều tiền, người dùng muốn rẻ, thậm chí muốn không mất tiền. EU suy yếu không đủ lực tạo ra sân chơi riêng, cũng không thể bỏ Apple. Cuộc chiến tiếp diễn, EU sẽ thêm tiền với những đạo luật mới cho tất cả hãng công nghệ.
Thằng Apple này rất mất dạy. Chính cái quy định này làm rất nhiều a e buôn bán trên chợ tốt bị thiến thêm 10-15% phí nếu đăng tin or mua đồng tốt = thiết bị Apple. Nhiều a e đã lách luật = cách nạp đồng tốt = máy win.
10% phí dịch vụ cửa hàng phân phối đối với bất kỳ đơn hàng, gói cước hay đồ ảo nào người dùng mua trong ứng dụng trong vòng 12 tháng kể từ khi người dùng cài đặt app, bất kể chúng được phân phối ở App Store hay chợ ứng dụng nào khác
@Hondacodon287 Công ty t làm app, cứ ap mức phí = 120-150% so với android, người dùng iphone luôn tự tin là mình giàu mà.
@Trí Tuệ Nhân Táo Thật, tự nhiên phải bỏ thêm 30% tôi tiếc muốn chết, luôn tìm cách mua qua trang web mà bọn ifan nó lại tự hào vì bị hút máu nhiều
@Trí Tuệ Nhân Táo cty bác ác có chọn lọc đấy.
minhtuanq6
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@Trí Tuệ Nhân Táo Cty bác kinh doanh mảng nào thế, show thoing tin giá sản phẩm cho anh em tham khảo học hỏi ^^
@lhdtt Kiểu của apple là phải thu tiền bất chấp cho bằng được, người dùng mua máy nhưng không được làm chủ con máy, đụng vào cái gì cũng tiền tiền và tiền ...
boanh86
TÍCH CỰC
2 tháng
có quyền ko phân phối,l
Bênh đc thì t cừi ẻ
vn587990
TÍCH CỰC
2 tháng
Hóng epic và spotify làm ra cái OS đè chết mịa Apple.
ba quơ
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@vn587990 Làm cho riêng mình thì không khó. Nhưng để chạy vào OS khác không dễ. Phải được phép.
@ba quơ Tính ra bỏ tiền mua con máy nhưng không được làm chủ hoàn toàn nhỉ ?
nghĩ tới cái cảnh dev bán 7 đô cook ăn 3 đô mà nóng máu dữ
ăn gần 50% xương máu ngta
trong khi ios macos bao năm chả đổi thay cdm gì ngoài copy android, windows feature
@bibinguyen M nói buồn cười nhỉ, như việc buôn ma túy tử hình mà vẫn nhiều người làm đấy. Có lúc nào dẹp được hết buôn ma túy méo đâu.

Việc vi phạm độc quyền là việc của Apple, còn việc xử phạt như thế nào thì đó là việc của EU và chính phủ Mỹ. Yên tâm riêng cái xử phạt độc quyền thì càng kéo dài thì bên Apple càng thiệt hại.
@centernc Thì bởi không dẹp được mới là mèo vờn chuột đấy, thế mà cứ nói tới nói lui hoài chi vậy.
Cái vấn đề không phải là thằng Apple nó cố chấp vi phạm để bị phạt đâu, thực tế diễn ra là, EU mất khối thời gian hoàn thành cái đạo luật, ra xong thì ra hạn cho nó mấy tháng để làm, Apple làm ngay, nhanh gọn lẹ, kết quả dev chả được lợi lộc gì luôn mà còn thấy hành hơn, rồi mấy ông EU họp mấy tháng rồi ra kết luận là Apple làm cho có không được thế làm lại, thằng Apple nó lại thay ngay, vẫn nhanh gọn lẹ hơn thời gian mấy ông kia họp, thay xong giờ dev vẫn phản đối còn nhanh hơn cả Apple thay đổi (cứ quy mô nhỏ là nó nhanh à), chắc giờ mấy ông EU lại họp tiếp, vài tháng nữa có bài y vậy xem tiếp, bác thấy đó vẫn cứ là kiểu mèo vờn chuột thôi còn gì.
Vờn nhau kiểu này không làm thay đổi cái kết quả iOS vẫn đứng đầu thị trường, thì thằng Apple nó múa tha hồ (phí core tech cũng là 1 dạng múa của nó đó), có khi sắp tới nó múa sang cả mấy cái mà mấy ông làm luật phải chạy theo luôn.
Chứ như cái imess ấy, có ai thèm rớ tới đâu, đầy các ứng dụng thay thế ngoài kia thừa sức làm lu mờ cái imess, có ai thèm quan tâm nó đâu.
Kết quả là dev hiện tại chỉ còn biết chờ mèo chuột vờn nhau qua ngày, mà còn lại khu vực cục bộ nữa mới mệt, chờ ngày 1 con chết thì chưa biết là hôm nào luôn, tương lai mập mờ vô định, trong khi như đã nói ngay từ đầu, đúng chuyên môn, cứ làm cái OS cho bản thân rồi tha hồ múa trên đó như cách Apple làm, đơn giản, không phụ thuộc vào ai, dựa vào kỹ năng bản thân, quy mô toàn cầu.
@bibinguyen imess phải tích hợp RCS rồi nhé
@centernc RCS chung mâm với SMS, MMS, nó là hàng "của chung", ai thích đều triển khai được, nó vốn dĩ không liên quan gì tới imess rồi. iMess là so với Messenger, Zalo,....của riêng mỗi người. Tính năng giống chức năng giống, mà bản chất tụi nó khác nhau nha bác.
Mà chung quy imess chả có giá trị gì nên chẳng ai thèm kêu ca gì nó cả, vì trí tuệ sức mạnh của dev khác đã đè bẹp và làm lu mờ được cái imess đó rồi. Mà bác nên nhớ imess là cái thứ bị EU sờ gáy đầu tiên, có điều sờ xong thấy phèn quá nên không có gì xảy ra cả.
Cuộc sống nó đơn giản vậy thôi, đủ sức thì cứ tạo ra cái mới làm chủ cuộc chơi, người khác phải theo mình, ít nhất cũng phải đứng top chung với các đám khác, còn không đủ sức thì bám trụ người có thể đưa mình lên. Chứ còn mà không đủ sức nhờ thằng khác kéo người khác xuống dùm, thì thằng mạnh nhất mãi mạnh thôi kể cả nó yếu bớt đi, mà còn không làm chủ được cuộc chơi nữa, cứ phải hóng 2 thằng vờn nhau suốt ngày.
Tóm gọn thì cứ thấy bị hút máu thì không chó nó hút nữa, mạnh dạn hơn thì cứ tạo ra sân chơi để đi hút máu lại nó. Chung ngành chung nghề trong tầm tay.
tuha1288
TÍCH CỰC
2 tháng
Lại đợi châu âu vả tiêp. Lươn lẹo à
Làm 10 đồng, apple ăn 3 đồng, còn 7 đồng đóng thuế doanh nghiệp, thu nhập hết 4-5 đồng nữa được 2-3 đồng. Tính ra Apple chỉ tạo ra ăn được còn nhiều hơn người trực tiếp làm ra app 🤣
Ko buôn bán thì cút chứ khóc lóc gì. Sân nhà ngta muốn bán sao là chuyện ngta.
Những đạo luật của EU nó đưa ra đều có lợi cho mảnh đất của nó. Bởi vì EU cũng chả thu đc tiền nhưng dev, các công ty ở EU sẽ không phải mất nhiều những khoản tiền đi ngược lại đạo luật cho Apple.

Chứ chê EU già cỗi, bảo thủ nhưng nó làm thế vì dân nó. Còn hơn 1 nước nhược tiểu đã bỏ tiền ra mua máy (bao gồm phí bảo hành) nhưng nó đòi hoá đơn VAT mới chịu BH chính quyền hay luật bảo vệ người tiêu dùng cũng éo làm gì đc.
@thuong911 Máy vn/a có vat thì ko quăng quật đc cho hư để lừa sao?
@airwalker Tất cả là do mấy thằng vn làm thôi bạn. Khi apple mới kinh doanh bạn không thấy cho đổi 1 1 à. Sau này lợi dụng cứ gần hết bảo hành nó cứ làm hư máy để đổi. Sau này đòi phải vn/a thì mấy thằng lái vn cấu kết với nhân viên bên trong là đổi máy mới. Làm riết apple nó mới căng siết vn thôi. Nói chi xa. Samsung bán gói care+ cho đổi máy. Vn lợi dụng cứ gần hết bảo hành là nó cứ đổi máy mới mà làm riết giờ cứ sam cứ quy định bảo hành cứ đóng 2t5 thì mới được bảo hành không cần biết lỗi nào. Sam giờ cũng siết thôi. Tại sao mấy nước như mỹ nó không siết mà mỗi vn nó siết mà nhiều khi thấy rất bố láo nhưng cái gì cũng có nguyên do
@thuong911 Bạn chưa trả lời tôi, máy VN/A đòi hoá đơn VAT thì ngăn chặn gì đc lừa đảo?
@thuong911 Tôi đi bảo hành hàng khác mà mang hóa đơn người ta toàn cười, bảo giờ ai cần hóa đơn nữa. Hóa ra hàng Apple cần hóa đơn ak. Chắc phải lục lại cái hóa đơn macbook ko về sau bị từ chối BH thì buồn cười.
Chia sẻ doanh thu quá vô lý trong thời đại này, như ông Shopee, tiki... lên buôn bán thoả mái trong khi như Netflix, Spotify, Youtube... bản chất cũng là trung gian phân phối bị apple thu phí, mà đối với họ đó là doanh thu, đối với Apple đó là lợi nhuận, đáng lẽ chia lợi nhuận thì còn hợp lý.

Nếu Apple nói là giúp phân phối ứng dụng thì tất cả các App đều được lợi ích từ việc đó, nhưng chỉ có một số App bị mất tiền và rất nhiều tiền, chắc gì biên lợi nhuận của họ đã bằng khoản Apple tính dựa trên doanh thu.
Như Youtube pre chắc chẳng ai dại mua qua Apple 😂
TheHardGuy
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Tưởng tượng App store là Shopee. Nhà phát triển là brand mở shop trên shopee.
Muốn bán được hàng thì trả phí sàn. Muốn liên hệ trực tiếp với khâch hàng thì cũng không được vì Shopee không cung cấp thông tin khách hàng cũng cấm brand trao đổi trực tiếp với khách hàng trên app shopee.
->> nếu trường hợp Apple bị kiện thì trường hợp Shopee có cũng nên bị kiện không ta? 😀😀😀
TheHardGuy
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@Satya Narayana Nadella 😀 ok ý kiến bạn khá hay. Nhưng mình đang nói vấn đề nhà phát hành hay nhà phát triển kiện apple, mình không nói vấn đề người dùng.

Vì nếu là vấn đề người dùng thì người dùng vẫn có lựa chọn Android hay HđH khác 🙂 tương tự như lựa chọn lazada hay tiki. Cơ bản người dùng (những tệp chọn ios vì hđh và appstore của nó) thì không có nhu cầu lựa chọn Android nên cũng chẳng có nhu cầu đi kiện Apple 🙂

Vấn đề nó là nhà phát triển (brand) kiện để cạnh tranh dưới danh nghĩa người dùng 😀. Nó cũng chẳng khác gì 1 cái brand kiện shopee vì lấy phí sàn cao và không cho brand biết thông tin người mua hàng hay tạo điều kiện để điều phối khách hàng ra bên ngoài app để mà tự ăn hết 🙂
@TheHardGuy Thế tại sao MS bị phạt vì IE. Ko dùng trình duyệt khác thì cài cái khác là dc.
Tại sao bạn phải dùng Windows trong khi có thể dùng MacOS, Linux.
Hơn nữa, chính sách này sẽ áp dụng cho tất cả chứ k phải mình Apple. Có ông Apple lươn lẹo thôi.
TheHardGuy
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@gaucon3503 Tại sao ai biết 🤣
@TheHardGuy Ở Shopee người bán thấy không có lợi có thể tìm nơi khác. Chỉ sợ không nơi nào tốt bằng thôi. Các sàn cạnh tranh nhau, người bán và người dùng đều có lợi. Trên iPhone chỉ cho phép tải ứng dụng từ duy nhất App Store, Spotify khó có thể cạnh tranh với Apple Music. Nhả phát triển muốn giảm giá để cạnh tranh thì Apple nên cho phép tải từ 1 chợ ứng dụng khác và khi tải app về rồi thì có thể điều hướng đến trang nhà phát triển để mua dịch vụ rẻ hơn. Bạn tải app về rồi mà mỗi lần click vào link phải trả phí cho Apple, nhà phát triển và người dùng đều không có lợi.
LBCông
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Độ bựa thì đừng hỏi
Anonymox
TÍCH CỰC
2 tháng
đọc cái câu cuối mới thấy bọn Apple mất dạy vl: "Đáp lại án phạt này, Apple tạo ra Music Streaming Services Entitlement, cho Spotify điều hướng người dùng ra trang web bên ngoài để mua gói cước nghe nhạc rẻ hơn so với việc trả qua App Store, nhưng vẫn lấy 27% phí chia sẻ doanh thu nếu người dùng Spotify mua gói cước thông qua trang web."
Nhạc thì tác giả cung cấp, chi phí vận hành hệ thống máy chủ, dịch vụ thì Spotify cung cấp, app thì chỉ tải mỗi 1 lần duy nhất, chi phí cực ít, mà nhà phát triển người ta cũng trả $99/năm cho đẩy app lên store rồi, vậy mà vẫn đòi 27% cho được.
TheHardGuy
ĐẠI BÀNG
2 tháng
Hỏi thật hay hỏi đùa vậy?
->>> Bí mật 😝

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019