Bất chấp những khó khăn nối tiếp nhau và cả kết quả kinh doanh ảm đạm trong quý rồi, Intel vẫn được các nhà phân tích đánh giá trong năm 2024 là "too big to fail" - quá lớn để sụp đổ.
Theo bài phân tích từ The Wall Street Journal với tiêu đề "Intel: Too Big to Turn, Too Vital to Fail", báo cáo tài chính quý 2 vừa công bố với kết quả cực ảm đạm đã đẩy Intel vào trạng thái đánh giá không hề tốt chút nào. Doanh số bán hàng sụt giảm ngay tại các thị trường trọng điểm, kết hợp với chi phí tăng quá cao do chiến lược sản xuất đẩy tham vọng đã buộc công ty phải tiến hành các động thái quyết liệt hơn bao giờ hết để đảm bảo thanh khoản. Các biện pháp bao gồm cắt giảm tận 15% nhân sự, cắt giảm chi phí vốn sản xuất và chi phí thiết bị tại cơ sở sản xuất, tạm dừng chia cổ tức (lần đầu từ năm 1992),...
Những thay đổi này đã khiến các nhà đầu tư rút vốn hàng loạt. Intel đã mất hơn 1/4 giá trị vốn hóa thị trường chỉ trong 1 ngày sau khi kết quả kinh doanh quý 2 được công bố. Và từ đó, giá cổ phiếu đã giảm thêm 8%, giảm mạnh hơn cả mức giam mà hầu hết các cổ phiếu chip khác đã gặp phải trong đợt bán tháo toàn cầu diễn ra vào tuần rồi. Tính tới hiện tại, cổ phiếu Intel đã mất khoảng 68% so với thời điểm Pat Gelsinger chính thức nắm quyền CEO vào năm 2021 với hàng loạt những kế hoạch tái cấu trúc mạnh mẽ Intel.
Theo dữ liệu của FactSet, lần đầu tiên kể từ năm 1981, cổ phiếu Intel hiện đang giao dịch dưới giá trị sổ sách của công ty. Nói cách khác, hiện các nhà đầu tư đang định giá cổ phiếu của Intel thấp hơn cả giá trị tài sản cố định và các tài sản khác trên bảng cân đối kế toán của công ty.
Tuy nhiên, chính những nhà máy sản xuất là chìa khóa cho sự bền vững của Intel xưa giờ và sẽ như thế trong tương lai. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch và cả sự bất ổn của tình hình địa chính trị toàn cầu trong vài năm qua đã dóng lên hồi chuông cảnh báo cho chính quyền Mỹ, khiến họ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với chip - thành phân quan trọng trong cuộc sống hiện đại, đồng thời là vũ khí sống còn của mỗi quốc gia trên phạm vi quốc tế. Các nhà máy đúc chip hiện đại như của Intel đang sở hữu cần phải mất nhiều năm để xây dựng. Đồng thời giá trị của các trang thiết bị là không hề nhỏ với khoảng 20 tỷ đô.
Theo bài phân tích từ The Wall Street Journal với tiêu đề "Intel: Too Big to Turn, Too Vital to Fail", báo cáo tài chính quý 2 vừa công bố với kết quả cực ảm đạm đã đẩy Intel vào trạng thái đánh giá không hề tốt chút nào. Doanh số bán hàng sụt giảm ngay tại các thị trường trọng điểm, kết hợp với chi phí tăng quá cao do chiến lược sản xuất đẩy tham vọng đã buộc công ty phải tiến hành các động thái quyết liệt hơn bao giờ hết để đảm bảo thanh khoản. Các biện pháp bao gồm cắt giảm tận 15% nhân sự, cắt giảm chi phí vốn sản xuất và chi phí thiết bị tại cơ sở sản xuất, tạm dừng chia cổ tức (lần đầu từ năm 1992),...
Những thay đổi này đã khiến các nhà đầu tư rút vốn hàng loạt. Intel đã mất hơn 1/4 giá trị vốn hóa thị trường chỉ trong 1 ngày sau khi kết quả kinh doanh quý 2 được công bố. Và từ đó, giá cổ phiếu đã giảm thêm 8%, giảm mạnh hơn cả mức giam mà hầu hết các cổ phiếu chip khác đã gặp phải trong đợt bán tháo toàn cầu diễn ra vào tuần rồi. Tính tới hiện tại, cổ phiếu Intel đã mất khoảng 68% so với thời điểm Pat Gelsinger chính thức nắm quyền CEO vào năm 2021 với hàng loạt những kế hoạch tái cấu trúc mạnh mẽ Intel.
Theo dữ liệu của FactSet, lần đầu tiên kể từ năm 1981, cổ phiếu Intel hiện đang giao dịch dưới giá trị sổ sách của công ty. Nói cách khác, hiện các nhà đầu tư đang định giá cổ phiếu của Intel thấp hơn cả giá trị tài sản cố định và các tài sản khác trên bảng cân đối kế toán của công ty.
Tuy nhiên, chính những nhà máy sản xuất là chìa khóa cho sự bền vững của Intel xưa giờ và sẽ như thế trong tương lai. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch và cả sự bất ổn của tình hình địa chính trị toàn cầu trong vài năm qua đã dóng lên hồi chuông cảnh báo cho chính quyền Mỹ, khiến họ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với chip - thành phân quan trọng trong cuộc sống hiện đại, đồng thời là vũ khí sống còn của mỗi quốc gia trên phạm vi quốc tế. Các nhà máy đúc chip hiện đại như của Intel đang sở hữu cần phải mất nhiều năm để xây dựng. Đồng thời giá trị của các trang thiết bị là không hề nhỏ với khoảng 20 tỷ đô.
Đây chính là lý do mà theo các nhà phân tích, chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ vào cuộc. Đạo luật về bán dẫn được thông qua vào năm 2022 đã quy định khoản tài trợ trực tiếp 39 tỷ USD cho các nhà sản xuất chip để giúp trang trải chi phí xây dựng nhà máy mới. Trong khoản viện trợ này, Intel là công ty hưởng lợi lớn nhất khi nhận được 8,5 tỷ USD để phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy mới ở Arizona và Ohio.
Hiện Intel chính là công ty sản xuất chip lớn nhất tại nội địa Mỹ. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường TechInsights, các nhà máy hiện tại của Intel chiếm khoảng 41% công suất sản xuất tấm wafer 300 mm của cả nước Mỹ. Đây cũng chính là loại chip quan trọng nhất trong phân khúc thị trường trọng điểm.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn hơn ở hiện tại chính là những con chip của Intel sản xuất không còn bán chạy như trước nữa. Đặc biệt, mảng chip dành cho các data center vốn là mảng từng bùng nổ của Intel hiện đang mất thị phần vào tay AMD. Mảng này lại đang thay đổi mạnh mẽ với sự chuyển dịch ngân sách đầu tư từ data center sang các hệ thống tăng tốc GPU của Nvidia để phục vụ cho nhu cầu trí thông minh nhân tạo đang bùng nổ. Theo ước tính từ Visible Alpha, doanh thu từ data center của Intel dự kiến sẽ đạt 12,6 tỷ đô trong năm nay, chưa bằng 1 nửa mức đỉnh điểm hồi 4 năm trước.
Sự dịch chuyển nhu cầu từ data center sang AI là điều mà theo các nhà phân tích là Intel không ngờ tới khi họ vạch ra kế hoạch đầy tham vọng và tốn kém trước đây nhằm bắt kịp tiến trình sản xuất của đối thủ TSMC đến từ Đài Loan. Trong phân tích dành cho khách hàng của Wolfe Research, họ cho rằng "Intel đã xây dựng các fab để phục vụ cho nhóm khách hàng data center lấy server làm trung tâm. Tuy nhiên tầm nhìn đó không còn tồn tại nữa mà thay vào đó là là nhu cầu cho AI, cái mà Intel đã bỏ lỡ."
Chính điều này khiến các nhà máy của Intel đã không được sử dụng đúng công suất - một vấn đề cực kỳ lớn đối với các nhà sản xuất chip có chi phí cố định luôn ở mức cao. Việc không sử dụng đúng công suất fab đã khiến tỷ suất lợi nhuận gộp đã điều chỉnh của Intel chỉ đạt mức 38,7% trong quý 2 vừa rồi, thấp hơn 5% so với ước tính của các nhà phân tích.
Tuy nhiên, cuối cùng thí chính các ý kiến tại Wall Street cũng chia thành 2 luồng về vận mệnh của Intel. Một số nhà phân tích cho rằng điều mà Intel cần làm lúc này là tập trung vào việc giành lại vị trí dẫn đầu về sản phẩm, bất kể chi phí vận hành các nhà máy đúc chip phục vụ các nhà thiết kế chip khác có là bao nhiêu đi nữa. Đồng thời, có một luồng ý kiến thứ 2 cho rằng hiện công ty cần phải tập trung vào việc có thêm nhiều khách hàng lớn trong mảng đúc chip bởi cơ hội cạnh tranh của Intel trong các thị trường trọng điểm, thí dụ như data center GPU vẫn rất mong manh.
Hiện không có con đường nào sẽ mang về kết quả nhanh chóng. Việc không chia cổ tức khiến các nhà đầu tư không nhiều ham muốn bám trụ lại với Intel. Nhưng sau hết, các nhà phân tích vẫn tin rằng do vai trò quá lớn của Intel trong ngành công nghiệp bán dẫn vốn được coi là có tác động tới an ninh quốc gia nên chắc chắn, chính phủ Mỹ sẽ có can thiệp. Wolfe Research khẳng định rằng do tính nhạy cảm của hoạt động sản xuất bán dẫn nội địa của Mỹ nên có thể, chính phủ sẽ tìm cách giải quyết những vấn đề nan giải của Intel đang đối mặt.
Kết lại bài phân tích, WSJ đã dùng 1 câu rất hay: "Uncle Sam might be the biggest bull in Intel’s pen for a long while." Tạm dịch, Chính phủ Mỹ sẽ là nhà đầu tư lớn nhất trong hoạt động của Intel trong thời gian dài sắp tới.
Quảng cáo