Top những tai nạn máy bay ATR 72 nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua

Frozen Cat
11/8/2024 12:10Phản hồi: 43
Top những tai nạn máy bay ATR 72 nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua
Vài ngày qua vụ tai nạn thảm khốc của chiếc ATR 72 rơi gần São Paulo, Brazil đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Chiếc phi cơ cánh quạt cất cánh từ Cascavel, bang Paraná và đang trên đường bay đến sân bay quốc tế Sao Paulo đã rơi vào lúc 23:30 ngày 9/8 theo giờ VN tại Vinhedo, cách São Paulo 80 km về phía tây bắc.

ATR 72 là phi cơ chở khách theo đường bay ngắn nội địa, được phát triển và sản xuất tại Pháp và Ý. Nó gồm hai động cơ tua-bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PW100 và có sức chứa tiêu chuẩn 72 hành khách. Ngoài ra, ATR 72 còn được dùng để chở hàng và làm máy bay tuần tra hàng hải.

Vụ tai nạn ngày 9/8 vừa qua không phải là tai nạn duy nhất của dòng phi cơ này, mà đã có tới 66 vụ tai nạn lớn nhỏ liên quan đến ATR 72. Lần đầu tiên nó gặp nạn là trong Chuyến bay 4184 ở Hoa Kỳ năm 1994, còn vụ tai nạn gần nhất trước thảm kịch ở Brazil là Chuyến bay 691 tại Nepal vào đầu năm 2023.

1994: Chuyến bay 4184 của American Eagle


Đây là chuyến bay chở khách nội địa từ Indianapolis, bang Indiana, đến Chicago, Hoa Kỳ. Ngày 31/10/1994, chiếc ATR 72-212 đã bay vào vùng đang có điều kiện băng giá nghiêm trọng, khiến nó mất kiểm soát và đâm xuống một cánh đồng ở phía tây bắc bang Indiana. Tất cả 68 người trên máy bay đều thiệt mạng do va chạm ở tốc độ cao.

may-bay-american-eagle-atr-72-212-nam-1999.jpg

1995: Chuyến bay 510A của TransAsia Airways


Ngày 30/1/1995, một chiếc phi cơ ATR 72-200 đã bị rơi tại quận Guishan, thuộc Đào Viên ở Đài Loan trong chuyến bay không có hành khách. Trước đó, nó vừa mới trả khách ở Bành Hồ vào dịp Tết Nguyên đán và đang được lái về Đài Bắc. Trong quá trình quay về, nó đã đi chệch khỏi lộ trình đã định và đâm vào một ngọn đồi, làm 4 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Cuộc điều tra sau đó cho thấy phi hành đoàn đã không giữ được nhận thức tình huống và không kiểm tra chéo các thiết bị hỗ trợ dẫn đường của họ.

2002: Chuyến bay 791 của TransAsia Airways


Đây là chuyến bay chở hàng thường lệ giữa Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan và Sân bay quốc tế Macau. Gần 2 giờ sáng ngày 21/12/2002, chiếc ATR 72-202 đã rơi xuống biển cách Bành Hồ 17 km về phía tây nam làm 2 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

may-bay-transasia-atr-72-200-b-22708-thang-12-2002.jpg

2005: Chuyến bay 1153 của Tuninter


Là tuyến bay quốc tế của Tuninter Airlines đi từ Sân bay quốc tế Bari ở Ý, đến Sân bay Djerba-Zarzis thuộc Tunisia. Ngày 6/8/2005, chiếc ATR 72-202 đã lao xuống Địa Trung Hải cách thành phố Palermo 29 km. Có 16 trong số 39 người trên máy bay đã tử nạn. Vụ tai nạn xảy ra do cạn kiệt nhiên liệu bởi lắp đặt nhầm các đồng hồ chỉ báo nhiên liệu vốn chỉ dành cho chiếc ATR 42 nhỏ hơn.

may-bay-tuninter-atr-72-202-thang-8-2004.jpg

2009: Chuyến bay 266 của Bangkok Airways

Quảng cáo


Là chuyến bay nội địa từ Sân bay Krabi đến Sân bay Samui, Thái Lan. Ngày 4/8/2009, chiếc ATR 72-212A trượt khỏi đường băng khi hạ cánh và đâm vào một tháp kiểm soát không lưu cũ không có người khiến 1 phi công tử nạn và 41 người khác bị thương.

than-may-bay-atr-72-tai-koh-samui.jpg
Phần thân còn lại của phi cơ tại Koh Samui, năm 2013.

2010: Chuyến bay 883 của Aero Caribbean


Là chuyến bay quốc tế đi từ Port-au-Prince, Haiti đến thủ đô Havana, Cuba với điểm dừng tại Santiago de Cuba. Ngày 4/11/2010, chiếc ATR 72-212 bị rơi tại tỉnh Sancti Spíritus ở miền trung Cuba, khiến toàn bộ 61 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

chiec-aero-caribbean-atr-72-212-tai-guantanamo-1-thang-truoc-tai-nan.jpg
Chiếc phi cơ tại tỉnh Guantánamo 1 tháng trước tai nạn.

2012: Chuyến bay 120 của UTair

Quảng cáo


Ngày 2/4/2012, chiếc ATR 72-201 đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Sân bay quốc tế Roshchino, Tyumen để đến Surgut, Nga và khiến 33 trong số 43 người trên máy bay thiệt mạng. Cuộc điều tra sau đó cho biết rằng bất chấp phi cơ đã đậu nhiều giờ trong điều kiện tuyết rơi, nhưng nó lại không được rã băng trước khi cất cánh. Phi hành đoàn thừa biết băng tuyết tích tụ nhiều trên máy bay, nhưng họ đã không rã băng.

xac-cua-may-bay-utair-atr-72.jpg

2013: Chuyến bay 301 của Lao Airlines


Trong hành trình từ Viêng Chăn đến Pakse, Lào vào ngày 16/10/2013, chiếc ATR 72-600 đã đâm xuống sông Mekong gần Pakse, khiến toàn bộ 49 người trên máy bay thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn chết người nghiêm trọng nhất từng xảy ra ở Lào. Báo cáo điều tra cho rằng nguyên nhân tai nạn là do phi hành đoàn không thực hiện đúng quy trình đáp, sau khi cố gắng hạ cánh bất thành xuống sân bay Pakse.

may-bay-laoairlines-atr-72-ha-canh-tai-tan-son-nhat.jpg
Chiếc ATR 72 hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, 1 tháng trước tai nạn.

2014: Chuyến bay 222 của TransAsia Airways


Ngày 23/7/2014, trong chuyến bay từ Cao Hùng, Đài Loan đến Magong, Đảo Bành Hồ, một chiếc ATR 72-500 đã đâm vào các tòa nhà trong quá trình hạ cánh dưới thời tiết xấu tại Sân bay Magong. Chỉ có 10 người sống sót trong số 58 người trên máy bay. Kết quả điều tra phát hiện ra các phi công đã cố tình hạ độ cao xuống dưới độ cao hạ cánh tối thiểu và cơ trưởng đã quá tự tin.

2015: Chuyến bay 235 của TransAsia Airways


Là chuyến bay từ Đài Bắc đến Kim Môn, Đài Loan. Vào ngày 4/2/2015, chiếc ATR 72-600 đã đâm xuống sông Cơ Long cách Sân bay Tùng Sơn Đài Bắc - nơi nó vừa cất cánh - khoảng 5 km. Trên máy bay có 58 người, nhưng chỉ 15 người sống sót.

Hai phút sau khi cất cánh, các phi công báo cáo rằng động cơ bị hỏng. Sau khi lên đến độ cao 500 mét thì động cơ còn lại cũng tắt luôn. Máy bay mất độ cao, nghiêng mạnh sang trái và đâm vào một chiếc taxi đang di chuyển, sau đó đâm tiếp vào cầu cạn trước khi rơi xuống sông.

may-bay-transasia-atr-72-va-vao-cau-can-truoc-khi-roi.jpg

2018: Chuyến bay 3704 của Iran Aseman Airlines


Là chuyến bay đi từ Sân bay quốc tế Tehran Mehrabad đến Yasuj ở phía tây nam Iran. Ngày 18/2/2018, trong quá trình đáp xuống Yasuj, chiếc ATR 72-212 đã đâm vào Dãy núi Zagros ở tỉnh Isfahan. Tất cả 66 người bao gồm 60 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.

2023: Chuyến bay 691 của Yeti Airlines


Ngày 15/1/2023, một chiếc ATR 72-500 đã bị chết máy và rơi trong quá trình hạ cánh tại Pokhara, Nepal, khi nó bay đến từ thủ đô Kathmandu. Trên phi cơ có 68 hành khách cùng 4 thành viên phi hành đoàn và không ai sống sót.

xac-cua-phi-co-yeti-airlines-atr-72-roi-tai-pokhara-nam-2023.jpg

2024: Chuyến bay 2283 của Voepass Linhas Aéreas


Ngày 9/8, chiếc ATR 72-500 đang bay từ Cascavel đến Guarulhos đã bị rơi tại thị trấn Vinhedo. Trước khi bị chết máy, nó đang ở độ cao 5.200 mét và đã rơi nhanh theo hình xoắn ốc khiến 62 người trên máy bay thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn hàng không gây tử vong nhiều nhất ở Brazil kể từ Chuyến bay 3054 của TAM Airlines hồi tháng 7/2007.


Video cho thấy chiếc ATR rơi theo hình xoắn ốc thẳng đứng.

Tuy báo cáo điều tra cuối cùng sẽ kết luận chính xác nguyên nhân tai nạn, nhưng giới chuyên gia cho rằng tình trạng đóng băng, cùng với việc chất hàng hóa và hành khách quá nặng ở đuôi, có thể đã dẫn đến việc phi công đọc tốc độ sai và cuối cùng dẫn tới thảm kịch.

Những sự cố bi thảm này là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của tình trạng đóng băng nghiêm trọng trên phi cơ và cho thấy tầm quan trọng của những thiết bị đo lường đáng tin cậy. Nó cũng nhấn mạnh nhu cầu đào tạo liên tục cho phi công về cách nhận biết và phục hồi sau tình trạng chết máy, đặc biệt là trong điều kiện mà họ khó tin tưởng vào dữ liệu mình đang nhận được.

Theo [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14].
43 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

MH370?
@Tech Man 2283!
honka
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@Tech Man Máy bay cánh quạt là loại đông cơ k ổn định, khi đi vào vùng nhiễu động, thì cánh quạt bị trở lực k đều, gây ra overload và cháy động cơ. khác với loại turbine phản lực, hoạt động kiểu chêch áp, nên ổn định cao, chống được overload.
Rất nhiều do lỗi con người, đen cho chiếc máy bay bị mang tiếng.
dòng máy bay cánh quạt bảo trì rè hơn, thời gian ngắn hơn nên chắc bị xem nhẹ và hậu quả quá nhiều tai nạn thảm khốc
Thấy ở Đài Loan nhiều tai nạn với loại máy bay này, sao thế nhỉ
Fun fact: máy bay đi Saigon - Côn Đảo là loại cánh quạt ATR-72
@romero Đi Đà Lạt bữa nay dùng A320/321 hoặc 737 bạn ah
@Nguyễn Đỗ Minh Khương Cái con này thân nhỏ gặp gió lớn đảo ghê lắm. Trước có bamboo đời mới mà a Quyết báo quá rút cmnl 😤
@Khuong131 Hãng VN làm gì có 737. Thân hẹp chỉ có airbus thôi
@thuancoihg Thank, đã kiểm tra lại.
Hun cái nè
So sánh với tàu hoả của Đông Lào thì vẫn ăn toàn chán
long.nd
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@romero gần đây mình có đi chặng SG -> Đà Nẵng thì ko thấy bẩn, kể cả nhà vệ sinh, nhưng ồn thì vẫn vậy, cái đó cố hữu của đường sắt truyền thống rồi, khó mà cải thiện.
@Khuong131 Thấy nhục quá thì sang mẹ nó Lào mà ở, ai cấm. Mở mồm ra là Đông với chả Lào. Bố tổ sư, đã ăn nhờ ở đậu trên cái đất nước này mà còn thối mồm thế thì ko biết thoát Việt nó như nào.
@doremon234 Làm cái qq j mà căng thế đại ca.
romero
TÍCH CỰC
2 tháng
@long.nd B đi chuyến se21-22 thì ngon mà đắt như mbay rồi
Cowboyz
TÍCH CỰC
2 tháng
Hầu hết do lỗi của người.
Sói Ca!
TÍCH CỰC
2 tháng
Sao trước anh em tinhte mod gì đó bảo máy bay cánh quạt atr 72 này an toàn lắm mà
David.Le
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@Sói Ca! Bản thân ATR-72 vẫn là dòng máy bay có độ tin cậy cao, được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Tai nạn máy bay thì có nhiều nguyên nhân lắm, từ sự cố kỹ thuật cho đến lỗi con người. Theo thông tin từ wikipedia thì trong các vụ tai nạn của ATR-72 từ năm 1994 đến nay, hầu hết đều liên quan đến lỗi con người. Riêng vụ gần đây nhất ở Brazil thì vẫn còn đang điều tra nên chưa xác định được nguyên nhân.
@David.Le sao bảo kiểm tra kĩ lắm rồi mà bác?
David.Le
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@haobcyqhdvb Có phải bạn nói về việc điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn ở Brazil vừa rồi không? Theo thông tin được báo chí cập nhật tới thời điểm hiện nay thì đã tìm thấy hộp đen của máy bay, và nhà chức trách đang kiểm tra các thông tin do hộp đen ghi nhận được. Vẫn chưa có kết luận nguyên nhân chính thức đâu.
nói rồi
phân lô bắc việt mới là đỉnh cao làm kinh tế nhé
bay qua bay lại ô nhiễm chứ đc cdm gì
@PVvn khen cũng chửi là sao
người cs kỳ cục thật
PVvn
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@tientran517 @tientran517 khen cũng chửi là sao
người đu càng tị nạn nhạy cảm kỳ cục thật
@PVvn đu càng dăm ba người chúng mày cười khinh
cán bộ tham ô, dân đen chui cont trèo rào mễ bán thân 5 châu thì chúng mày tự hào
mày là thứ gì?
Ngày xưa cứ nghĩ ATR là của NGA… VN có vụ ngay ở Khánh Hoà
@VietUSADating sao ko thấy báo chí nhắc đến vậy bác?
@haobcyqhdvb Phải 20-30 năm trước.
bebe2009
TÍCH CỰC
2 tháng
xưa có ông bạn hài hước nói cứ đi máy bay cánh quạt là phải ngồi chính xác ghế mua vé và luôn thắt dây an toàn vì xui xẻo lỡ có chết thì người ta dễ nhận dạng nhờ vị trí
Cười vô mặt
hình như VN cũng có 1 2 vụ mà ko thấy báo nào đăng.
Hàng kiểm thảo lại chất lượng và quy trình sản xuất của ATR
máy bay rẻ tiền ,lại cần phi công nhiều kinh nghiệm điều khiển ,không có các hệ thống tự động cũng như các cảm biến cảnh báo
"Vụ tai nạn xảy ra do cạn kiệt nhiên liệu bởi lắp đặt nhầm các đồng hồ chỉ báo nhiên liệu vốn chỉ dành cho chiếc ATR 42 nhỏ hơn."

Như trò đùa :|
nhìn kinh khungr quá
Ở TSN bay VNA do Vasco khai thác trước có SG- Côn Đảo, Cần thơ - Côn Đảo, Sài Gòn- Cà Mau, SG Cam Ranh. Có lần Tết 2015 mình đi SG-Qui nhơn, năm 2020 đi Phnompenh cũng có ATR 72. chủ yếu là các tuyến ngắn ít khách đi hoặc sân bay có đường băng ngắn. Giờ chắc SG-QN, SG-CR không còn vì khách đông rồi
Đi ngồi trong máy bay mà cứ có cảm giác sợ là cái cánh quạt nó văng ra sẽ cắt đôi máy may, 😃
@Nhà Quê Ra Tỉnh sg-đà lạt nữa
Là dòng máy bay ở VN mà mua vé hạng Thương Gia bạn sẽ được ngồi phía sau 😃

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019