Đó là phán quyết của ủy ban bảo vệ người lao động của Ireland. Câu chuyện diễn ra như thế này. Năm 2022, Elon Musk có một bức thư điện tử yêu cầu tất cả nhân viên của mạng xã hội Twitter, sau này đổi tên thành X, phải chấp nhận làm việc theo tầm nhìn và điều kiện làm việc "cực kỳ hardcore” để vực dậy MXH này. Trong bức thư điện tử đó, ai không trả lời chấp nhận điều kiện của Musk thì mặc định được cho thôi việc.
Trong số những người không chấp nhận có Gary Rooney, khi ấy là giám đốc cấp cao của Twitter ở thời điểm Musk tiếp quản mạng xã hội này. Sau 9 năm làm việc cho Twitter, thời điểm ấy, Rooney từ chối trả lời bức thư điện tử gửi cho toàn công ty của Musk, và bị cho thôi việc. Đương nhiên Rooney khởi kiện và đưa vụ việc này ra WRC, ủy ban quản lý mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động của Ireland.
WRC đưa ra phán quyết, rằng Twitter đã cho Rooney nghỉ việc vô lý. Thành viên ủy ban này, Michael MacNamee đã kết luận rằng yêu cầu của Elon Musk, các nhân viên phải đồng ý với email, nếu không sẽ bị coi như nghỉ việc là vi phạm thỏa thuận lao động. Theo ủy ban này, chỉ trả lời một bức thư điện tử “không đủ điều kiện cấu thành hành vi từ nhiệm.” Vậy là Twitter/X hoàn toàn không có cơ sở cho Rooney nghỉ việc.
Cùng với quyết định này, WRC yêu cầu mạng xã hội thuộc sở hữu của Elon Musk phải bồi thường 550 nghìn Euro, tương đương 605 nghìn USD cho Rooney.
Thời điểm tháng 11/2022, sau bức thư điện tử kể trên được gửi cho toàn thể công ty, toàn bộ các văn phòng của Twitter bất ngờ đóng cửa, nhân viên được cho về nhà và bị thu hồi lại hết thông tin bảo mật để phục vụ công việc. Thông tin này đến ngay khi có tin đồn sau cuộc thanh lọc nhân sự quy mô lớn, đuổi việc khoảng 3.700 nhân sự, những người còn ở lại với Twitter quyết định từ chức hàng loạt để phản đối yêu cầu quay trở lại văn phòng và làm việc theo “tầm nhìn hardcore" mà Elon Musk đưa ra.
Nhiều trang tin đã đưa cùng một thông tin, nói nhân viên Twitter bị thu hồi hết thẻ ra vào văn phòng, còn các tòa nhà nơi đặt trụ sở mạng xã hội này cũng tạm thời đóng cửa. Dự kiến phải đến thứ 2, Twitter mới làm việc trở lại. Đây là hệ quả của việc Musk cùng nhiều giám đốc cấp cao lo ngại nhân viên trước khi nghỉ việc sẽ có hành động phá hoại. Đóng cửa và thu hồi tất cả các thẻ là để lên danh sách xem ai được ở lại, ai phải ra đi.
Trước đó, Twitter đã làm điều tương tự khi tiến hành sa thải hàng loạt nhân viên, với mục đích ngăn chặn khả năng phá hoại có thể xảy ra. Còn lần này, văn phòng Twitter đóng cửa chỉ 1 tuần sau khi Musk tuyên bố chấm dứt quá trình làm việc ở nhà. Trong bức thư điện tử đầu tiên gửi cho toàn bộ nhân sự Twitter kể từ khi mua lại, Musk cho biết họ sẽ không được làm việc ở nhà hoặc từ xa nữa, cần phải quay trở lại văn phòng trong vài ngày tới. Nhưng sau đó vị tỷ phú này lại giải thích là nếu có sự cho phép của cấp trên, thì vẫn được phép làm ở nhà.
Thêm nữa, những thông tin mô tả “cuộc từ chức quy mô lớn” tại Twitter được báo chí phương Tây đăng tải ngay sau khi Musk kêu gọi nhân viên làm việc để hướng tới mục tiêu “Twitter 2.0”, phiên bản “cực kỳ hardcore” của Musk, nếu không sẽ nằm trong số những người bị sa thải. Và trong số khoảng 4 nghìn nhân viên còn lại của Twitter, chưa đầy 1 nửa là đồng tình với quan điểm này. Số còn lại xin nghỉ ngay lập tức.
Sau đó Musk cùng nhóm giám đốc quản lý Twitter đã có những cuộc họp trong tuần này để thuyết phục nhiều người ở lại, theo tờ New York Times đưa tin. Trong một cuộc họp, vài người quản lý chưa họp xong đã gác máy vào lúc 5h chiều. Thậm chí có trường hợp Musk đang thao thao bất tuyệt về tầm nhìn của mình, thì nhân viên đã tắt luôn cuộc gọi.
Theo Engadget
Trong số những người không chấp nhận có Gary Rooney, khi ấy là giám đốc cấp cao của Twitter ở thời điểm Musk tiếp quản mạng xã hội này. Sau 9 năm làm việc cho Twitter, thời điểm ấy, Rooney từ chối trả lời bức thư điện tử gửi cho toàn công ty của Musk, và bị cho thôi việc. Đương nhiên Rooney khởi kiện và đưa vụ việc này ra WRC, ủy ban quản lý mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động của Ireland.
WRC đưa ra phán quyết, rằng Twitter đã cho Rooney nghỉ việc vô lý. Thành viên ủy ban này, Michael MacNamee đã kết luận rằng yêu cầu của Elon Musk, các nhân viên phải đồng ý với email, nếu không sẽ bị coi như nghỉ việc là vi phạm thỏa thuận lao động. Theo ủy ban này, chỉ trả lời một bức thư điện tử “không đủ điều kiện cấu thành hành vi từ nhiệm.” Vậy là Twitter/X hoàn toàn không có cơ sở cho Rooney nghỉ việc.
Cùng với quyết định này, WRC yêu cầu mạng xã hội thuộc sở hữu của Elon Musk phải bồi thường 550 nghìn Euro, tương đương 605 nghìn USD cho Rooney.
Thời điểm tháng 11/2022, sau bức thư điện tử kể trên được gửi cho toàn thể công ty, toàn bộ các văn phòng của Twitter bất ngờ đóng cửa, nhân viên được cho về nhà và bị thu hồi lại hết thông tin bảo mật để phục vụ công việc. Thông tin này đến ngay khi có tin đồn sau cuộc thanh lọc nhân sự quy mô lớn, đuổi việc khoảng 3.700 nhân sự, những người còn ở lại với Twitter quyết định từ chức hàng loạt để phản đối yêu cầu quay trở lại văn phòng và làm việc theo “tầm nhìn hardcore" mà Elon Musk đưa ra.
Nhiều trang tin đã đưa cùng một thông tin, nói nhân viên Twitter bị thu hồi hết thẻ ra vào văn phòng, còn các tòa nhà nơi đặt trụ sở mạng xã hội này cũng tạm thời đóng cửa. Dự kiến phải đến thứ 2, Twitter mới làm việc trở lại. Đây là hệ quả của việc Musk cùng nhiều giám đốc cấp cao lo ngại nhân viên trước khi nghỉ việc sẽ có hành động phá hoại. Đóng cửa và thu hồi tất cả các thẻ là để lên danh sách xem ai được ở lại, ai phải ra đi.
Trước đó, Twitter đã làm điều tương tự khi tiến hành sa thải hàng loạt nhân viên, với mục đích ngăn chặn khả năng phá hoại có thể xảy ra. Còn lần này, văn phòng Twitter đóng cửa chỉ 1 tuần sau khi Musk tuyên bố chấm dứt quá trình làm việc ở nhà. Trong bức thư điện tử đầu tiên gửi cho toàn bộ nhân sự Twitter kể từ khi mua lại, Musk cho biết họ sẽ không được làm việc ở nhà hoặc từ xa nữa, cần phải quay trở lại văn phòng trong vài ngày tới. Nhưng sau đó vị tỷ phú này lại giải thích là nếu có sự cho phép của cấp trên, thì vẫn được phép làm ở nhà.
Thêm nữa, những thông tin mô tả “cuộc từ chức quy mô lớn” tại Twitter được báo chí phương Tây đăng tải ngay sau khi Musk kêu gọi nhân viên làm việc để hướng tới mục tiêu “Twitter 2.0”, phiên bản “cực kỳ hardcore” của Musk, nếu không sẽ nằm trong số những người bị sa thải. Và trong số khoảng 4 nghìn nhân viên còn lại của Twitter, chưa đầy 1 nửa là đồng tình với quan điểm này. Số còn lại xin nghỉ ngay lập tức.
Sau đó Musk cùng nhóm giám đốc quản lý Twitter đã có những cuộc họp trong tuần này để thuyết phục nhiều người ở lại, theo tờ New York Times đưa tin. Trong một cuộc họp, vài người quản lý chưa họp xong đã gác máy vào lúc 5h chiều. Thậm chí có trường hợp Musk đang thao thao bất tuyệt về tầm nhìn của mình, thì nhân viên đã tắt luôn cuộc gọi.
Theo Engadget