Đang trong giai đoạn căng thẳng, ngoài bán bớt cổ phiếu Arm, người khổng lồ x86 còn thanh lý bớt tỷ lệ cổ đông ở một số công ty khác, trong nỗ lực giảm bớt chi phí vận hành sau Q2 "đỏ lửa".
Theo Reuters, bên cạnh việc cắt giảm hàng chục ngàn nhân lực, mới đây Intel vừa bán đi 1.18 triệu cổ phiếu của Arm Holdings. Một kết quả giao dịch chứng khoán gần đây trên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) thể hiện điều đó. Theo ước tính sơ bộ giá cổ phiếu của ARM, khoản thanh lý này đem về cho Intel số tiền khoảng 147 triệu USD.
Ngoài ra, Intel còn bán bớt cổ phiếu ở một vài công ty khác như ZeroFox và Astera Labs. Đây là một trong những bước đi nhằm tăng số lượng tiền dự trữ và ổn định lại tình hình tài chính khi mà kết quả kinh doanh Q2 vừa qua đầy "đỏ thẫm".
Mặc dù là đối thủ công nghệ, song việc Intel mua cổ phần Arm trong quá khứ được xem là bước đi chiến lược. Trên thực tế Intel cũng từng có giai đoạn sản xuất chip Arm, nhưng rồi cũng thanh lý bớt về sau đó. Gần đây khi Intel thay đổi mô hình kinh doanh, mở thêm mảng gia công bán dẫn thì các dây chuyền mới cũng sẽ được chuyển đổi để sản xuất chip của các công ty khác, mà nền tảng Arm là một trong số đó. Vậy nên quan hệ Intel và Arm vừa là đối thủ mà cũng là đối tác.
Astera Labs là công ty chuyên về timer, cáp mạng, các giao tiếp bộ nhớ và sản phẩm tương tự dùng cho các datacenter, cũng là một khoản đầu tư hợp lý với nhà sản xuất chip.
Hiện tại, nhà khổng lồ có trụ sở ở Santa Clara (California, Mỹ) đang sở hữu lượng tiền mặt và các tín dụng tương đương trị giá 11.29 tỷ USD, với tổng các nợ ngắn hạn lên tới 32 tỷ USD.
Theo Reuters, bên cạnh việc cắt giảm hàng chục ngàn nhân lực, mới đây Intel vừa bán đi 1.18 triệu cổ phiếu của Arm Holdings. Một kết quả giao dịch chứng khoán gần đây trên Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) thể hiện điều đó. Theo ước tính sơ bộ giá cổ phiếu của ARM, khoản thanh lý này đem về cho Intel số tiền khoảng 147 triệu USD.
Ngoài ra, Intel còn bán bớt cổ phiếu ở một vài công ty khác như ZeroFox và Astera Labs. Đây là một trong những bước đi nhằm tăng số lượng tiền dự trữ và ổn định lại tình hình tài chính khi mà kết quả kinh doanh Q2 vừa qua đầy "đỏ thẫm".
Mặc dù là đối thủ công nghệ, song việc Intel mua cổ phần Arm trong quá khứ được xem là bước đi chiến lược. Trên thực tế Intel cũng từng có giai đoạn sản xuất chip Arm, nhưng rồi cũng thanh lý bớt về sau đó. Gần đây khi Intel thay đổi mô hình kinh doanh, mở thêm mảng gia công bán dẫn thì các dây chuyền mới cũng sẽ được chuyển đổi để sản xuất chip của các công ty khác, mà nền tảng Arm là một trong số đó. Vậy nên quan hệ Intel và Arm vừa là đối thủ mà cũng là đối tác.
Astera Labs là công ty chuyên về timer, cáp mạng, các giao tiếp bộ nhớ và sản phẩm tương tự dùng cho các datacenter, cũng là một khoản đầu tư hợp lý với nhà sản xuất chip.
Hiện tại, nhà khổng lồ có trụ sở ở Santa Clara (California, Mỹ) đang sở hữu lượng tiền mặt và các tín dụng tương đương trị giá 11.29 tỷ USD, với tổng các nợ ngắn hạn lên tới 32 tỷ USD.