Theo kết quả nghiên cứu thị trường của Mercury Research, có thể nói "con gà đẻ trứng vàng" của AMD lúc này chính là dòng sản phẩm EPYC. Tính từ khi công ty này bắt đầu trở lại sân chơi server hồi 7 năm trước, thị phần EPYC liên tục cải thiện dần dần với Intel là kẻ mất dần đi chỗ đứng. Q1 năm nay, AMD chiếm 23.6% thị phần chip server và một quý sau đó, con số này đã đạt tới 24.1%, có thể nói là "phá vỡ kỷ lục".
Tuy vậy như mình từng phân tích, sản lượng chip AMD luôn thấp hơn Intel. Do đó 75.9% "cái bánh" còn lại vẫn do công ty màu xanh dương nắm giữ. Điều đáng nói là Intel chỉ thu về được 3 tỷ USD từ 75.9% "cái bánh" trên, trong khi AMD kiếm được 2.8 tỷ USD chỉ từ 24.1% phần còn lại, cho thấy Intel đang "chật vật" như thế nào để giữ chân khách hàng cũ. Tất nhiên chuyện sản lượng ảnh hưởng tới mọi phân khúc sản phẩm chứ không riêng server. Tổng quan thị phần AMD trong Q2 vừa qua vẫn thấp hơn Intel, nhưng không phải là không có điểm đáng chú ý.
Riêng mảng desktop, AMD có sự sụt giảm nhẹ từ 23.9% (Q1) xuống 23.0% (Q2). Điều này có thể hiểu được từ cả 2 nguyên nhân. (1) nền tảng chip AM5 (trước khi Zen 5 ra mắt) vẫn đắt đỏ hơn AM4. Kết hợp yếu tố nhiều người chần chừ mua máy mới vì "đợi" Zen 5 ra mắt. (2) sự cạnh tranh quyết liệt về giá của Intel khiến những ai "không chờ đợi được" buộc phải ra quyết định mua sắm ngay.
Ngược lại, laptop thì là 1 câu chuyện khác. Tuy cùng là PC nhưng cấu hình laptop hầu như cố định, do đó ảnh hưởng của socket hầu như không tồn tại trên laptop, người dùng chỉ có thể chọn sản phẩm của thương hiệu nào và phù hợp với túi tiền của họ. Mặc dù vẫn có tâm lý "chờ đợi" nền tảng Zen 5 trên mobile nhưng nhìn chung Q2 vừa qua, thị phần của AMD vẫn tăng tương đối khá từ 19.3% lên 20.3%. Ngoài ra việc Intel "có khả năng" trục trặc sản lượng với Meteor Lake cũng có thể là lý do công ty này bị mất đi thị phần trước đối thủ.
Tổng kết lại, nhìn chung sau đợt ra mắt Zen 5 tương đối thành công, và Intel vẫn "loay hoay" cho sự kiện Lunar Lake lẫn Arrow Lake, có thể thấy Q3 tới AMD vẫn có nhiều cơ hội để cải thiện thêm thị phần trước đối thủ lâu đời.
Tuy vậy như mình từng phân tích, sản lượng chip AMD luôn thấp hơn Intel. Do đó 75.9% "cái bánh" còn lại vẫn do công ty màu xanh dương nắm giữ. Điều đáng nói là Intel chỉ thu về được 3 tỷ USD từ 75.9% "cái bánh" trên, trong khi AMD kiếm được 2.8 tỷ USD chỉ từ 24.1% phần còn lại, cho thấy Intel đang "chật vật" như thế nào để giữ chân khách hàng cũ. Tất nhiên chuyện sản lượng ảnh hưởng tới mọi phân khúc sản phẩm chứ không riêng server. Tổng quan thị phần AMD trong Q2 vừa qua vẫn thấp hơn Intel, nhưng không phải là không có điểm đáng chú ý.
Q1 2024, AMD đạt kỷ lục thị phần chip x86 trước Intel
Theo thống kê của Mercury Research, lần đầu tiên trong cả thập kỷ qua, "người tý hon" AMD đạt 20.6% thị phần chip x86 toàn cầu trước "gã khổng lồ Goliath" Intel.
Nhưng trước khi đi sâu vào báo cáo của Mercury…
tinhte.vn
Riêng mảng desktop, AMD có sự sụt giảm nhẹ từ 23.9% (Q1) xuống 23.0% (Q2). Điều này có thể hiểu được từ cả 2 nguyên nhân. (1) nền tảng chip AM5 (trước khi Zen 5 ra mắt) vẫn đắt đỏ hơn AM4. Kết hợp yếu tố nhiều người chần chừ mua máy mới vì "đợi" Zen 5 ra mắt. (2) sự cạnh tranh quyết liệt về giá của Intel khiến những ai "không chờ đợi được" buộc phải ra quyết định mua sắm ngay.
Ngược lại, laptop thì là 1 câu chuyện khác. Tuy cùng là PC nhưng cấu hình laptop hầu như cố định, do đó ảnh hưởng của socket hầu như không tồn tại trên laptop, người dùng chỉ có thể chọn sản phẩm của thương hiệu nào và phù hợp với túi tiền của họ. Mặc dù vẫn có tâm lý "chờ đợi" nền tảng Zen 5 trên mobile nhưng nhìn chung Q2 vừa qua, thị phần của AMD vẫn tăng tương đối khá từ 19.3% lên 20.3%. Ngoài ra việc Intel "có khả năng" trục trặc sản lượng với Meteor Lake cũng có thể là lý do công ty này bị mất đi thị phần trước đối thủ.
Tổng kết lại, nhìn chung sau đợt ra mắt Zen 5 tương đối thành công, và Intel vẫn "loay hoay" cho sự kiện Lunar Lake lẫn Arrow Lake, có thể thấy Q3 tới AMD vẫn có nhiều cơ hội để cải thiện thêm thị phần trước đối thủ lâu đời.