Nghiên cứu thực hiện bởi đại học Griffith, Úc chỉ ra rủi ro gây bệnh Alzheimer của hành động ngoáy mũi.
Ngoáy mũi là một hành động khá phổ biến. Thật ra, cứ 10 người thì chắc hết 8 - 9 người có hành vi này với các mức độ khác nhau. Mặc dù lợi ích của việc này chưa rõ ràng, nhưng hành động này tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi có thể làm tổn thương mô mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Một trong những vi khuẩn nguy hiểm nhất liên quan đến hành động này là Chlamydia pneumoniae.
Chlamydia pneumoniae là vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, và có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như xơ vữa động mạch, hen suyễn, đa xơ cứng. Đặc biệt, loại vi khuẩn này còn liên quan đến sự suy thoái thần kinh, khi DNA của nó đã được phát hiện trong não bệnh nhân mắc Alzheimer.
Vi khuẩn này là tác nhân gây tử vong cho hơn 2.5 triệu vào năm 2017. Một phần ba trong số đó là trẻ em. Vì thế, nó được xem như là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Hiện không có vaccines để phòng tránh vi khuẩn này.
Ngoáy mũi là một hành động khá phổ biến. Thật ra, cứ 10 người thì chắc hết 8 - 9 người có hành vi này với các mức độ khác nhau. Mặc dù lợi ích của việc này chưa rõ ràng, nhưng hành động này tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi có thể làm tổn thương mô mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Một trong những vi khuẩn nguy hiểm nhất liên quan đến hành động này là Chlamydia pneumoniae.
Vi khuẩn Chlamydia pneumoniae là gì?
Chlamydia pneumoniae là vi khuẩn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, và có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như xơ vữa động mạch, hen suyễn, đa xơ cứng. Đặc biệt, loại vi khuẩn này còn liên quan đến sự suy thoái thần kinh, khi DNA của nó đã được phát hiện trong não bệnh nhân mắc Alzheimer.
Vi khuẩn này là tác nhân gây tử vong cho hơn 2.5 triệu vào năm 2017. Một phần ba trong số đó là trẻ em. Vì thế, nó được xem như là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Hiện không có vaccines để phòng tránh vi khuẩn này.
Thí nghiệm thực hiện bởi đại học Griffith
Để tìm hiểu tác động của vi khuẩn này, nhóm nghiên cứu tại đại học Griffith, Úc đã tiến hành thử nghiệm lên những con chuột trong phòng thí nghiệm để mô phỏng cách vi khuẩn C. pneumoniae xâm nhập cơ thể qua mũi. Sau 1,3, 7 và 28 ngày, các nhà khoa học tập trung thu thập tế bào não để phát hiện tác động của vi khuẩn thông qua việc quan sát sự tương tác với các tế bào thần kinh.Thí nghiệm được thực hiện lên chuột bằng để theo dõi tác động lên não. Nguồn: Science Report
C. pneumoniae khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên khi chỉ sau 72 giờ, vi khuẩn nhanh chóng di chuyển từ các dây thần kinh khứu giác đến não. Việc nhiễm khuẩn này làm gián đoạn các quá trình quan trọng trong não, dẫn đến sự tích tụ amyloid beta, một nguyên nhân đã được biết đến của bệnh Alzheimer. Điều này gợi ý rằng vi khuẩn này trở thành nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.
Rủi ro của việc ngoáy mũi
Nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng nó được cho là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, môi trường và lối sống. Một số yếu tố chính bao gồm: tuổi tác - di truyền. Riêng các tác nhân khác như sự tích tụ amyloid beta vẫn còn đang được nghiên cứu thêm.Nghiên cứu này mặc dù chưa thể khẳng định rõ ràng về tác động lên con người, nhưng những kết quả thí nghiệm lại cho thấy một mối liên hệ tiềm năng giữa C. pneumoniae và Alzheimer. Việc ngoáy mũi, nhổ lông mũi, hoặc làm tổn thương mô trong mũi có thể là cửa ngõ cho vi khuẩn như C. pneumoniae xâm nhập vào não thông qua các dây thần kinh khứu giác. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã khuyến cáo là hành động ngoáy mũi, nhổ lông mũi nên được hạn chế để tránh tạo điều kiện gây tác hại lên cơ thể người.
Nguồn: [1][2][3]