"Mozart ra nhạc mới năm 2024": Bản serenade giờ mới được tìm thấy của thiên tài âm nhạc

P.W
25/9/2024 9:7Phản hồi: 12
"Mozart ra nhạc mới năm 2024": Bản serenade giờ mới được tìm thấy của thiên tài âm nhạc
Bản thảo bản nhạc dài gần 12 phút, chia thành 7 chương nhỏ, được đặt tên là Serenata ex C (Serenade in C) vừa được tìm thấy bên trong kho lưu trữ của thư viện Leipzig Municipal Libraries, cách Salzburg, Áo, nơi thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart sinh ra khoảng 450km. Trước đây chưa từng có một ai biết đến sự tồn tại của bản serenade viết cho chùm ba đàn dây hòa tấu này.

Trong quá trình tổng hợp thông tin và các bản nhạc cho phiên bản cập nhật nhất của thư viện Köchel catalogue, thư viện những sáng tác của Mozart, các nhà nghiên cứu nhạc cổ điển đã tìm ra được bản thảo này nằm trong bộ sưu tập bản thảo nhạc cổ điển Carl Ferdinand Becker, bên trong thư viện Leipzig, Đức.

gettyimages-2172374058.jpg

Theo thư viện Leipzig Municipal Libraries. có thể bản thảo này được Mozart viết vào khoảng giữa đến cuối thập niên 1760, tức là thời điểm Mozart vẫn chỉ là một cậu bé từ 10 đến 13 tuổi, viết trước chuyến đi đầu tiên của ông tới Ý vào năm 1769.

Bản thảo viết bằng mực nâu trên nền giấy đã ngả vàng này được xác định không phải chữ viết tay của Mozart, mà chỉ là một bản copy được tạo ra năm 1780 bởi một người khác. Lý do các nhà nghiên cứu dự đoán thời điểm sáng tác bản serenade này, vì bản thảo ghi tên tác giả là “Wolfgang Mozart," là vì sau này, ở lứa tuổi thiếu niên, Mozart mới thêm tên đệm Amadeo của mình vào các tác phẩm.


Ngày 19/9 vừa rồi, ngay sau khi catalogue mới tổng hợp các sáng tác của Mozart được công bố, bộ tứ đàn dây Haruna Shinoyama, Neža Klinar (violins), Philipp Comploi (cello) và Florian Birsak (harpsichord) đã trình diễn “nhạc mới của Mozart” trước công chúng, ngay trước cổng tòa nhà tổ chức International Mozarteum Foundation tại Salzburg, Áo.



Còn sau đó vào ngày 21/9, tam tấu Vincent Geer (violin), David Geer (violin) và Elisabeth Zimmermann (violoncello) của dàn nhạc giao hưởng trẻ thành phố Leipzig đã công diễn bản nhạc này trước công chúng, tại nhà hát Opera Leipzig, Đức, và đã được ghi hình lại. Mời anh em thưởng thức:



Nói về nguồn gốc bản thảo này, Ulrich Leisinger, giám đốc nghiên cứu của tổ chức International Mozarteum Foundation cho rằng, ở độ tuổi thiếu niên, Mozart sáng tác rất nhiều tác phẩm giống như Serenata ex C, được cha của ông ghi lại để lưu trữ. Rất nhiều sáng tác trong số đó được cho là đã thất lạc do lịch sử. May mắn thay, tác phẩm này còn được lưu trữ và vừa mới được tìm thấy.

Ông Leisinger cho biết: “Có vẻ như nhờ vào hàng loạt những điều kiện có lợi, một bản thảo hoàn chỉnh dành cho tam tấu đàn dây đã được lưu trữ ở Leipzig. Chủ nhân của bản thảo này có thể chính là chị gái của Mozart, bà Maria Anna Mozart. Có thể đưa ra vài dự đoán. Có thể bà Maria Anna ghi lại để lưu giữ sáng tác của em trai, hoặc cũng có thể, Wolfgang viết bản serenade này dành riêng tặng chị gái mình.”

Nhà nghiên cứu này cho biết thêm: “Cho tới tận bây giờ, hầu hết mọi người đều biết tới danh tiếng của Mozart chủ yếu thông qua những sáng tác cho nhạc cụ phím, những bản aria, những bản sinfonia, nhưng chúng ta cũng biết rất rõ rằng ông đã viết nhiều tác phẩm thính phòng khác khi còn rất trẻ, hầu hết đều không may đã bị thất lạc cùng với thời gian.” Cho tới cuối những năm độ tuổi teen, Mozart đã không còn viết ra những tác phẩm với phong cách như thế này nữa.

Theo Smithsonian Mag

Quảng cáo

12 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chùm 3 nhạc cụ: dịch là ' tam tấu ' thì chính xác hơn.
Sáng tác cho bộ phím: dịch là ' cho đàn phím ' thì dễ hiểu hơn.
@schtroumf Ờ ha sửa liền
Người gốc Đức rất giỏi như B và M rồi cả H...
@Serenade_apple Thật ra làm gì có gốc đức, tất cả đều là La Mã thần thánh sau nó chia ra và dân La Mã thấy đâu hợp họ ở thôi. Ngay cả bọn Anh nó cũng là gốc La Mã Ý đấy, điển hình là ông vua huyền thoại Arthur
Không hiểu nhạc thính phòng lắm nhưng tuổi thiếu niên mà ô ts sáng tác với khối lượng tác phẩm như vậy đúng là thiên tài vài ngàn năm có 1.
@bacgiangman Tiếc là ông chết trẻ quá. Cái chết nhiều uẩn khúc!
@bacgiangman Thính lắm thì mới nghe được, tạm hiểu nhạc thính phòng là thế nhé!
Cười vô mặt
ông này viết nhạc chi cho lắm để h tập theo đánh mấy bài này mệt bỏ xừ =))
@chuthoong610 à =))
Thiên tài.
Thiên tài có khác
Nhắc Mozart thì lại nhớ đến beethoven cũng vì Mozart thần đồng quá mà cha của beethoven bắt ông học đàn những lúc sai ông bị tát nghe đâu ông bị điếc luôn và những sáng tác của ông chính ông không nghe dc vì nó được sáng tác trong lúc bị điếc
Im lặng đi

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019