TTBC2024

TTBC2024


Cách mà tàu Shinkansen của Nhật Bản đã thay đổi thế giới?

Rubi Lee
3/10/2024 6:15Phản hồi: 98
Cách mà tàu Shinkansen của Nhật Bản đã thay đổi thế giới?
Cách đây hơn 60 năm, vào sáng sớm ngày 1/10/1964, một đoàn tàu màu xanh và trắng mới toanh đã lướt qua khu đô thị Tokyo, khởi hành về phía Nam đến thành phố Osaka. Sự kiện này không chỉ đánh dấu sự ra đời của một chuyến tàu mới, mà còn giúp công nghệ giao thông của Nhật ghi danh vào lịch sử thế giới.

[​IMG]

Đây được xem là cột mốc đầu tiên của kỷ nguyên “tàu siêu tốc” của Nhật Bản, biểu tượng cho sự hồi phục đáng kinh ngạc của Nhật Bản sau Thế chiến thứ II. Cùng với Thế Vận hội Tokyo 1964, kỳ quan công nghệ của thập niên 1960 đã đánh dấu sự trở lại của Nhật Bản trên bảng đồ các cường quốc thế giới.

Trong 6 thập kỷ kể từ chuyến tàu đầu tiên đó, Shinkansen đã trở thành biểu tượng cho tốc độ, sự hiện đại và hiệu quả trong di chuyển, được công nhận rộng rãi trên thế giới. Cho đến nay, Nhật Bản vẫn là quốc gia đầu về công nghệ đường sắt, với các tập đoàn lớn như Hitachi và Toshiba xuất khẩu tàu hoả cùng các thiết bị trị giá hàng tỷ USD mỗi năm.

shinkansen-1.png


Mạng lưới Shinkansen đã không ngừng mở rộng kể từ khi tuyến Tokaido dài 515km, nối Tokyo với Shin-Osaka được hoàn thành năm 1964. Giờ đây, những đoàn tàu chạy ở tốc độ khoảng 322 km/h, kết nối Tokyo với nhiều thành phố lớn như Kobe, Kyoto, Hiroshima và Nagano.

Không chỉ là biểu tượng của sự phục hồi, Shinkansen còn đánh dấu cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, một động lực cho sự thay đổi ở một quốc gia vốn bị ràng buộc bởi các quy ước và truyền thống.

shinkansen-12.jpg

Sự phát triển của tàu viên đạn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lịch sử đường sắt của Nhật Bản. Thay vì sử dụng khoảng cách đường ray tiêu chuẩn 1,43m như Bắc Mỹ và phần lớn châu Âu, thì Nhật Bản lại dùng khoảng cách hẹp hơn là 1,067m. Mặc dù điều này giúp giảm chi phí xây dựng và dễ dàng lắp đặt trong địa hình đồi núi, nhưng cũng hạn chế về công suất và tốc độ.

shinkansen-13.jpg

Vì 4 hòn đảo chính của Nhật Bản trải dài khoảng 3000km từ đầu đến cuối đất nước, nên việc di chuyển giữa các thành phố lớn trước kia là rất dài và mất nhiều thời gian. Năm 1889, thời gian đi tàu từ Tokyo đến Osaka là 16,5 tiếng, nhanh hơn so với việc đi bộ 3 tuần mà người dân phải trải qua trước đó. Đến năm 1965, Shinkansen đã rút ngắn thời gian này xuống chỉ còn 3 giờ 10 phút.

Nhu cầu về một mạng lưới đường sắt tiêu chuẩn bắt đầu từ thế kỷ 20 nhưng mãi đến những năm 1940, công trình mới được triển khai nghiêm túc trong dự án đầy tham vọng, kết nối Nhật Bản với Hàn Quốc và Nga qua các đường hầm bên dưới Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc thất bại trong Thế chiến thứ II đã khiến kế hoạch đường sắt bị gác lại cho đến giữa năm 1950, khi nền kinh tế Nhật phục hồi và việc cải thiện giao thông giữa các thành phố chính trở nên cần thiết.

Mặc dù phần lớn mạng lưới đường sắt chủ yếu phục vụ cho khu vực đông dân nhất là Honshu - hòn đảo lớn nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật vẫn xây dựng đường hầm dài dưới biển để tàu viên đạn có thể chạy hàng trăm km tới Kyushu ở cực nam và Hokkaido ở phía Bắc.

Quảng cáo



shinkansen-10.jpg
Địa hình đầy thách thức và khí hậu đa dạng từ mùa đông lạnh giá ở phía Bắc đến khí hậu nhiệt đới ẩm ở phía Nam đã khiến các kỹ sư Nhật Bản trở thành những người đi đầu thế giới trong việc tìm ra giải pháp cho những thách thức mới khi mở rộng công nghệ đường sắt.

Đặc biệt, Nhật Bản là một trong những quốc gia có địa chấn thường xuyên nhất trên thế giới, khiến việc vận hành tàu siêu tốc trở nên phức tạp hơn. Dù vậy, trong suốt lịch sử hoạt động của Shinkansen, Nhật Bản chưa từng ghi nhận trường hợp nào hành khách tử vong hoặc bị thương do tàu trật đường ray.

Hiện tại, Nhật Bản đang phát triển thế hệ tàu viên đạn tiếp theo mang tên ALFA-X, đang được thử nghiệm với tốc độ gần 400 km/h, mặc dù tốc độ tối đa phục vụ hành khách sẽ chỉ ở mức 362 km/h.

shinkansen-14.jpg

Đặc điểm khác biệt của tàu ALFA-X và nhiều tàu Shinkansen khác gần đây chính là phần mũi cực dài, được thiết kế không phải để cải thiện khí động học mà chủ yếu là để loại bỏ tiếng nổ siêu thanh gây ra bởi “hiệu ứng piston”. Đây vốn là một vấn đề mà người dân ở các khu đô thị đã phàn nàn bấy lâu nay.Bên cạnh đó, tàu ALFA-X cũng trang bị công nghệ an toàn mới được thiết kế để giảm độ rung và tiếng ồn, đồng thời giảm khả năng trật bánh trong các trận động đất lớn.

Quảng cáo


Thống kê vào năm 2022 cho thấy, có hơn 295 triệu người lựa chọn tàu Shinkansen cho các hành trình tại Nhật Bản bởi những ưu điểm như thoải mái, tốc độ cao và sự đúng giờ. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều quốc gia khác đã nối bước Nhật Bản để xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc mới trong 4 thập kỷ qua.

Có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó là Pháp, quốc gia này đã vận hành tuyến tàu hoả Train à Grand Vitesse (TGV) giữa Paris và Lyon từ năm 1981. Cũng giống như Nhật Bản, Pháp đã xuất khẩu thành công công nghệ này sang các quốc gia khác, bao gồm mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất châu Âu ở Tây Ban Nha, cũng như Bỉ, Hàn Quốc, Anh, và tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của châu Phi tại Morocco.

Bản sao French-train.jpg

Mạng lưới TGV của Pháp rất thành công, rút ngắn thời gian di chuyển giữa các thành phố lớn của đất nước, giúp việc đi lại bằng tàu cao tốc trở nên dễ dàng với giá cả phải chăng hơn rất nhiều.

Intercity Express .jpg

Mặc dù chỉ chạy ở tốc độ tối đa là 200km/h, nhưng tàu Intercity Express do Hitachi chế tạo cho nước Anh, sử dụng công nghệ dựa trên tàu Shinkansen. Trong khi đó, Ấn Độ và Thái Lan cũng đang có kế hoạch xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc cho riêng họ.

Những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới. Theo đơn vị điều hành đường sắt của Trung Quốc cho biết tính đến cuối năm 2023, tuyến đường này đã lên đến hơn 45.000km. Không chỉ là phương tiện di chuyển, những tuyến đường sắt còn thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển.

shinkansen-2.jpg

Với công nghệ học hỏi từ Nhật Bản và Tây Âu, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng ngành đường sắt và trở thành quốc gia dẫn đầu về đường sắt cao tốc. Đặc biệt, nước này đã công bố kế hoạch phát triển đoàn tàu đệm từ (Maglev) với khả năng chạy gần 644 km/h.

Kể từ những năm 1970, Nhật Bản cũng đã tiến hành thử nghiệm tàu đệm từ và đang xây dựng một tuyến dài 286 km nối Tokyo với Nagoya, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2034, giúp rút ngắn thời gian di chuyển xuống chỉ còn 67 phút.


Theo CNN
98 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhìn nước ngta xây thấy mà ham, xứ này xây chắc phải 50-70 năm nữa may ra khai trương 😁
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Nếu quyết tâm cao chắc không đến đâu. :D
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Có kinh nghiệm từ mấy quả tàu đô thị rồi, thủ tướng quyết liệt như sân bay Long Thành thì sẽ nhanh thôi
@play.girl đợi sân bay long thành đi vào hoạt động đã =))
mình nghĩ cũng như mấy cái kia thôi
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 thuê người ta xây chứ có tự xây đâu, nếu tự xây chắc 500-700 năm
@vanduc1602 Nếu quyết tâm ắt sẽ đưa hồng phúc dân tộc đi định cư nhiều hơn
tới bây giờ tôi chưa được ngồi tàu cao tốc nào của vn. chắc phải 50 năm nữa. ít nhất cũng phải 50 năm,,, tui lặp lại... 50 năm nữa....
@Trần Độ Tài Tôi dám khẳng định là bạn không có cơ hội ngồi đâu 😁
@baotuan Đc miễn phí🤣
@Trần Độ Tài ai cho cái ảnh tờ báo gì mà năm 2000 Việt Nam dẫn đầu đường sắt etc cái :v
@Trần Độ Tài Thôi đi máy bay đi Tài!
Nhật giỏi thật sự
Cách mà Nhật Bản bẫy nợ cả thế giới bằng tàu tàu Shinkansen
@gauto988 Làm ăn vay còn bị chủ nợ dí lên dí xuống, huống gì vay để làm hạ tầng phát triển đất nước. Nếu những điều bạn nói là đúng, thì qua đó cho cán bộ và dân thấy 1 điều: vác tiền người ta về mà làm ra tiền khác, chứ vác tiền về mà xây tượng đài ngàn tỷ rồi, rồi dựng dự án này kia mà không thiết thực, thì è dân ra mà đóng thuế nhừ tử, trong đó có bạn, có tôi. Có 100tr người VN đó.
@Cyclops Thế mới gọi là bẫy, không cẩn thận dính bẫy là chết, 2 đầu đất nước dính 2 cái đường đó, cái nào cũng chậm tiến độ cả chục năm, đội vốn 4-5 lần, số tiền đội lên đó chảy về nước cho vay chứ đâu. Bẫy của thằng nhật đến nước tư bản Âu - Mỹ còn dính chứ đừng nói VN. Tính ra thằng khựa còn tử tế chán, cái CL-HĐ ít ra còn chạy mấy năm nay rồi, không như cái metro lại lùi tiến độ tiếp. Nhìn ra thế giới, các ông chửi thằng khựa bẫy nợ Sri Lanka đã thử tìm hiểu tại sao nó nát như thế chưa ? do dính bẫy của tụi châu âu đó, chẳng qua thằng khựa vào bồi phát cuối nuốt mất cái cảng, bọn nó cay quá nên chửi đổng thôi
@gauto988 Vậy mà bác cũng gọi là bẫy dc à 😂. Khi vay có ghi rồi thì bẫy kiểu gì!!!!???? Còn Toyota thì tại ta thấy nó lợi nên mới giữ lại, chứ k có lợi sút đi thì nhật ý kiến ý cò gì, nó có ép dc việc khác đâu.
Bẫy nợ thì thằng Tàu mới đỉnh cao, nó cho thằng Lào ăn cái bẫy to tổ bố đó là tuyến dg sắt cao tốc từ Lào qua Tàu. Giờ nó điều khiển luôn mấy cái ghế cao cấp trong chính phủ Lào luôn đấy, ai lên ai xuống nó điều khiển hết. Còn nhiều nc nữa, mấy cái phóng sự này của bọn Reuters, AP...nó chạy lâu rồi, bác lên đọc cho biết về trình độ bẫy nợ của Tàu để biết chi tiết 😂😂😂
Mấy nc phương tây như mỹ, nhật, hàn, eu...nó thường k bẫy mà nó thường ép các nc khác về nhân quyền, cải cách chính trị theo hướng dân chủ, kinh tế ép về thâm hụt thương mại... Nói chung khó nhưng vẫn k khốn nạn như thằng Tàu
@gauto988 Chậm giao mặt bằng thì hãy tự trách mình đi, chẳng có ai bẫy mình cả!

https://vnexpress.net/tp-hcm-thiet-hai-vi-nhieu-du-an-oda-cham-mat-bang-4454726.html

TP HCM thiệt hại vì nhiều dự án ODA chậm mặt bằng

Một số dự án vốn ODA không nghiên cứu kỹ, triển khai khi chưa đủ mặt bằng sạch giao nhà thầu, từ đó phát sinh chi phí và thiệt hại, theo đại biểu HĐND TP HCM.
vnexpress.net


Hơn nữa, việc giải ngân vốn ODA Nhật được thực hiện theo từng giai đoạn của dự án, dựa trên tiến độ thực hiện và các mục tiêu đã được đặt ra.

Thời hạn ân hạn vay được xác định căn cứ vào thời điểm dự án được hoàn thành đưa vào hoạt động; vì vậy việc chậm tiến độ liên quan đến mặt bằng sẽ gây thiệt hại về mặt thời gian là chính, chứ không gây ra bẫy nợ (cũng có thể làm phát sinh chi phí vì làm nhanh và đồng bộ sẽ tiết kiệm hơn).

https://laodong.vn/the-gioi/oda-nhat-ban-giup-viet-nam-nang-cao-nang-luc-canh-tranh- 1403484.ldo

https://vnexpress.net/thu-tuong-de-nghi-nhat-cho-vay-oda-lam-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-4689754.html

Thủ tướng đề nghị Nhật cho vay ODA làm đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính muốn Nhật Bản tiếp tục cho vay ODA thế hệ mới để phát triển các dự án chiến lược hạ tầng giao thông, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
vnexpress.net


https://laodong.vn/thoi-su/hop-tac-oda-la-noi-dung-quan-trong-lien-ket-kinh-te-viet-nam-nhat-ban-1281310.ldo
Những năm 6x của thế kỷ 20 mà Nhật đã làm được tàu cao tốc với tốc độ 322km/h, thời điểm đó quá khủng và đi trước nhiều nước khác. Và Nhật khi làm 1 cái gì họ điều thử nghiệm rất lâu đến sự hoàn hảo và đảm bảo an toàn tuyệt đối họ mới đưa ra thương mại. Bất ngờ hơn sự cầu toàn đó là câu: “ Nhật Bản chưa từng ghi nhận trường hợp nào hành khách tử vong hoặc bị thương do tàu trật đường ray.” Trong suốt thời gian vận hành hơn 50 năm qua mà chưa từng có tỉ lệ thương vong do tai nạn.
@An Thành Võ Tàu chạy max 603km/h khi test nhưng khai thác chỉ 300km/h (mình đo GPS rồi, ko đc 320 đâu).
Họ cũng ra yc khắt khe đó là, nếu lái tàu đột quỵ và cùng lúc có địa trấn thì con tàu phải tự dừng đc an toàn hành khách!
@An Thành Võ Thông tin trên mạng nhiều lắm bạn. Thời mới khai trương không có cái khai thác gọi là trên 300km/h đâu
@vungtuong ko trên 300km vẫn quá là cực kỳ kinh khủng ở những năm 6x và tần xuất động đất dày đặc như vậy rồi.
@An Thành Võ Đúng đúng, chỉ có vụ khí độc do giáo phái gì đó gây ra thôi 😔
@charon666 giáo phái AUm hay sao á
Một vành đai một con đường nên sẽ nhanh thôi.
Đường ray người ta chỉ có 1 tàu cũng chỉ một nhưng 2 đầu tàu về vn thì thành mấy cái tàu thì lại chả đâm nhau vỡ đầu :V
@FOLLOW BACK Đường ray 2 đường song song chứ ko phải 1 nhé bạn ơi.
@mazechan Ý mình đang nói là cùng 1 đường ray mà cho mấy tàu chạy cùng mà bạn
Tàu này đốt tiền lắm ...Mỹ nó giàu sụ mà nó ko thèm làm
@Bão Sài Gòn Mỹ nó chuộng xe ô tô cá nhân nên phát triển đường bộ. Xa quá đi máy bay.
@Bão Sài Gòn Nó không thèm làm chứ không phải tiếc tiền rồi không làm.
@Bão Sài Gòn tại nó không thèm làm, vì chi phí đi máy bay tụi nó rẻ bèo, còn dân tụi nó khoái thong dong trên xe lái cả ngày hơn
@Bão Sài Gòn @Bão Sài Gòn
Không thèm vì lí gì thì bác phải đọc, đừng cái so VN với Mỹ vì khác nhau hoàn toàn
😁
IMG-6206.webp
@B L A Z E vãi thật 😃 em chỉ biết mỗi tàu nhanh
Cảm thấy tổn thương
@B L A Z E 500... phải xếp thứ nhất chứ? sao lại thứ 11?
Cười vô mặt
Nhật đúng đỉnh
Mình đi tàu viên đạn này rồi. Khoang tàu cũng gần như kiểu khoang máy bay vậy, ở Nhật đi tàu với phương tiện công cộng sạch sẽ nhanh chóng tiện thật sự
Ngồi được 1 lần từ Osaka qua Tokyo. Phê
IMG-1766.jpg
Tàu nhanh thích nhỉ?
Yêu quá
Ước
Tàu này của Nhật chạy được vận tốc trên 600kmh. Khủng khiếp thật. Nhìn đoàn tàu lướt trên đường ray nhanh như viên đạn đang bay. Với tốc độ như vậy mà tàu vẫn bám được đường.
Mong cho VN có được đường sắt như Lào cũng là tốt rồi.
Thế giới nào thay đổi chứ thế giới của vn nó còn chưa bán vé. Chắc tết công-gô.
Cám ơn mod Ruby, nhờ bài viết của mod mà ta thấy việc VN chủ trương làm đường sắt cao tốc 350km/h là đúng đắn và phù hợp.
@Mongtonhatlang No no no.
Ko có tham quan thì mới ok.
Giờ nó báo giá gấp x7 Hy Lạp kìa (mà Hy Lạp là tàu Nhật shinkansen) trong khi đ biết dùng tàu công nghệ hành tinh gì mà chém kinh quá!
@Mongtonhatlang Trời đất ơi, dựa vào đâu để đánh giá chúng ta làm 350Km/h là đúng đắn và hợp lý vậy ? Dựa vào chủ trương và nghị quyết hay là dựa vào tinh thần ngạo nghễ để sánh vai với các cường quốc 5 châu là chúng ta cũng có ?
Một bài viết của Tiến sĩ Hiroshi Okada, người có gần 50 năm kinh nghiệm về Shinkansen, đăng trên Japan Railway and Transport số ra tháng 10/1994, cũng nhìn nhận chi phí xây dựng loại tàu này (tính trên mỗi km) cực kỳ đắt đỏ so với công nghệ của châu Âu.

Theo ông hệ thống đường sắt cao tốc này đòi hỏi khoản kinh phí rất lớn cho các hạng mục liên quan tới điện, kể cả hệ thống thông tin, tín hiệu, an toàn và nguồn điện.

Chi phí xây dựng dân dụng như làm kè, cầu, cống, cũng cực lớn, chiếm tới gần 70% tổng mức đầu tư cho hệ thống Shinkansen tại Nhật. Trong khi đó, việc đầu tư để tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường cũng rất tốn kém.

Chưa kể, trong điều kiện địa lý của Nhật, mật độ dân cư cao nằm dọc các tuyến đường sắt, vì thế mà khoảng cách giữa các ga rất ngắn (chỉ từ 30 đến 40 km). Số lượng ga nhiều hơn cũng khiến tổng mức đầu tư đội lên.

Tuy nhiên cảm giác đi 700km chỉ với 3 tiếng rưỡi, so với xe khách đường dài hay tàu vn thì nằm vật vờ cả ngày cả đêm mới tới nơi, thì êm ái tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn khối lần. Với cả không cân kí ko giới hạn số kg, ko tốn phí mua thêm kí, ko xếp hàng soi người soi chiếu hành lí nữa. Chừng nào vẫn ở Nhật thì mình vẫn chọn shinkansen cho các chuyến đi dài

Sau đây là video hành trình từ xe đạp tới shinkansen 😄
F85D376B-1C3D-4B7D-ABCC-459B6769DFCC.jpg
@nicolasdoan cái động cơ điện ac-220v của tàu này do hãng nào sx vậy bác nhỉ?
@haobcyqhdvb Có thể là hitachi, toshiba.
@nicolasdoan Dsi tàu đỡ dc vụ phóng xạ so vs đi máy bay
1 tuần nay báo chí thi nhau viết về đường sắt cao tốc.
@Emyeu_Khoahoc Cải thiện tinh thần dân chúng vì kinh tế đang chìm nhanh, à trừ bọn fdi

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019