Tàu ngầm là loại phương tiện không cần đi quá nhanh bởi nó cần di chuyển yên tĩnh để tránh bị phát hiện, thông thường tốc độ của chúng nằm trong khoảng từ 37-56 km/giờ. Nhưng trong lịch sử đã từng có một con tàu đạt tới gần 83 km/giờ, đó là chiếc K-222 Golden Fish của Liên Xô.
Tốc độ 83 km/giờ ở dưới nước tương đương với một xe hơi đang chạy trên xa lộ, vì vậy tiếng ồn là khó tránh khỏi do lực cản của nước. Nhưng khả năng tàng hình, cũng như sự tiện nghi trong tàu không phải là mối quan tâm vào thời điểm đó, mà các thành tích “tai nghe mắt thấy” như tốc độ, độ sâu và vũ khí mới là ưu tiên hàng đầu.
K-222 được chế tạo bởi công ty đóng tàu Sevmash từ năm 1963 đến 1969. Hải quân Liên Xô kỳ vọng rằng nó sẽ đi nhanh, lặn thật sâu, chứa được các lò phản ứng hạt nhân nhỏ gọn, có hệ thống tên lửa tầm xa bắn được từ dưới nước và làm từ vật liệu mới. Tàu gần như đã đạt được những kỳ vọng đó, nhưng cuối cùng chỉ hoạt động được 18 năm (1970-1988).
Titan được chọn để làm thân tàu vì bền hơn cả thép và không có từ tính, bất chấp chi phí đắt đỏ. K-222 có chiều dài 106,92 mét và rộng 11,5 mét. Khi nổi nó đạt tải trọng 5.197 tấn và nặng tới 7.000 tấn khi lặn. Độ sâu đạt được thực tế của tàu là 400 mét, nhưng về lý thuyết có thể lên tới 550 mét, trong khi tàu ngầm lớp Virginia tiên tiến nhất hiện nay chỉ đạt độ sâu 240 mét.
Tốc độ 83 km/giờ ở dưới nước tương đương với một xe hơi đang chạy trên xa lộ, vì vậy tiếng ồn là khó tránh khỏi do lực cản của nước. Nhưng khả năng tàng hình, cũng như sự tiện nghi trong tàu không phải là mối quan tâm vào thời điểm đó, mà các thành tích “tai nghe mắt thấy” như tốc độ, độ sâu và vũ khí mới là ưu tiên hàng đầu.
K-222 được chế tạo bởi công ty đóng tàu Sevmash từ năm 1963 đến 1969. Hải quân Liên Xô kỳ vọng rằng nó sẽ đi nhanh, lặn thật sâu, chứa được các lò phản ứng hạt nhân nhỏ gọn, có hệ thống tên lửa tầm xa bắn được từ dưới nước và làm từ vật liệu mới. Tàu gần như đã đạt được những kỳ vọng đó, nhưng cuối cùng chỉ hoạt động được 18 năm (1970-1988).
Titan được chọn để làm thân tàu vì bền hơn cả thép và không có từ tính, bất chấp chi phí đắt đỏ. K-222 có chiều dài 106,92 mét và rộng 11,5 mét. Khi nổi nó đạt tải trọng 5.197 tấn và nặng tới 7.000 tấn khi lặn. Độ sâu đạt được thực tế của tàu là 400 mét, nhưng về lý thuyết có thể lên tới 550 mét, trong khi tàu ngầm lớp Virginia tiên tiến nhất hiện nay chỉ đạt độ sâu 240 mét.
Tàu được trang bị 2 lò phản ứng VM-5M có công suất 177,5 MW mỗi lò, đây là loại lò phản ứng nước áp lực sử dụng nhiên liệu Uranium-235. Chúng cấp hơi nước cho 2 tuabin hơi GTZA-618 và làm quay 2 chân vịt của tàu. Ngoài ra K-222 còn có 2 máy phát điện công suất 3.000 kW để đáp ứng nhu cầu của thủy thủ đoàn. Số vật tư trên tàu đủ cung ứng cho 82 người ở dưới lòng biển trong 70 ngày.
Trong cuộc thử nghiệm trên biển vào năm 1969, K-222 đạt tốc độ 46 km/giờ trên mặt nước và lên đến 78 km/giờ khi lặn, nhưng ngay từ lúc này nhiều vấn đề đã bộc lộ khi thân tàu bị tổn hại nặng. Trong thử nghiệm tiếp theo năm 1970, tàu đạt tốc độ 82,8 km/giờ ở công suất tối đa, đạt kỷ lục tàu ngầm nhanh nhất thế giới.
K-222 được trang bị 10 tên lửa hành trình SS-N-7 Starbright, cho phép tấn công các tàu sân bay của đối phương và có thể được phóng từ dưới nước ở độ sâu 30 mét. Để tự vệ, tàu được trang bị bốn ống phóng ngư lôi gồm 12 quả. Ở mũi tàu còn có hệ thống định vị thủy âm (sonar) Rubin MGK-300, nó có thể phát hiện các tàu sân bay ở khoảng cách xa rồi truyền dữ liệu đến tên lửa để nhắm mục tiêu.
Tháp chỉ huy của K-222, giờ là một đài kỷ niệm.
Tốc độ cao đã làm K-222 phải trả giá lớn về tiếng ồn, đó không chỉ là đơn giản là tiếng dòng nước cuộn chảy bên ngoài mà còn vang dội vào trong các khoang. Thủy thủ đoàn cho biết độ ồn không khác gì tra tấn vì khi vượt quá 65 km/giờ, âm thanh nghe như tiếng của động cơ phản lực và đạt tới mức độ đinh tai nhức óc trong phòng điều khiển. Độ ồn này là hơn 100 decibel, ngang ngửa sự chát chúa trong một hộp đêm, nên sẽ không có gì lạ khi thính giác bị ảnh hưởng nặng nề nếu ở lâu nhiều tháng trên tàu.
Nếu như tiếng ồn gần như làm lu mờ đi mọi ưu điểm của tàu, thì một một biến cố trong quá trình tiếp nhiên liệu vào năm 1980 chính là sự kiện quyết định số phận của nó. Thủy thủ đoàn đã làm mất những dụng cụ cần thiết để di dời các thanh nhiên liệu hạt nhân, họ còn bỏ đi ăn trưa và để mặc lò phản ứng bị quá nhiệt mà không hề có nước làm mát. Việc này khiến cho chất phóng xạ xâm nhập vào khoang máy móc.
Sau khi sửa chữa, K-222 thực hiện nhiệm vụ chót vào năm 1981 và chính thức được loại biên năm 1988. Cuối cùng tới năm 2010 thì nó bị tháo dỡ.
Quảng cáo