TTBC2024

TTBC2024


Nobel Vật lý 2024: Vinh danh hai cha đẻ của neural network, tiền đề của AI tạo sinh

P.W
8/10/2024 11:19Phản hồi: 51
Nobel Vật lý 2024: Vinh danh hai cha đẻ của neural network, tiền đề của AI tạo sinh
Vài giờ đồng hồ trước, Ủy ban giải thưởng Nobel đã công bố hai cái tên giành được Nobel Vật lý năm nay, đó chính là hai giáo sư John Hopfield Geoffrey Hinton, nhờ vào “những khám phá mang tính nền móng” để các nhà nghiên cứu khoa học máy tính có thể triển khai những hệ thống máy học và những hệ thống neural network mô phỏng cách não bộ con người vận hành những chạy trên những hệ thống máy tính điện toán.

Ủy ban giải thưởng Nobel đưa ra tuyên bố chính thức về lựa chọn này: “Dù rằng máy tính không thể suy nghĩ, nhưng giờ chúng có thể bắt chước những cơ chế như ghi nhớ và học hỏi. Hai chủ nhân giải Nobel Vật lý năm nay đã giúp điều đó trở thành hiện thực.” Hai giáo sư Hopfield của đại học Princeton, Mỹ và Hinton, đại học Toronto, Canada sẽ chia nhau khoản tiền thưởng 1 triệu USD, đương nhiên là cùng với giải thưởng danh giá bậc nhất đối với những nhà khoa học hàn lâm.

Ủy ban cho biết thêm: “Sử dụng những ý tưởng cơ bản và những giải pháp vật lý, họ đã phát triển được những công nghệ sử dụng kết cấu hệ thống mạng để xử lý thông tin.” Nhờ đó, quá trình phát triển của machine learning đã bùng nổ trong vòng 2 thập kỷ qua.

Mô tả về neural network và machine learning, ủy ban giải Nobel mô tả: “Hệ thống mạng mà giáo sư Hopfield xây dựng có những node được kết nối lại với nhau ở cường độ khác nhau. Mỗi node có thể lưu trữ những giá trị riêng. Ban đầu, chúng lưu trữ những giá trị 0 và 1, giống hệt như điểm ảnh đen trắng trong một tấm hình.”

Sau khi giáo sư Hopfield công bố thành quả nghiên cứu của ông, Geoffrey Hinton bắt đầu mở rộng kết quả ấy, sử dụng ý tưởng của Hopfield, kết hợp với vật lý thống kê để phát triển ra một hệ thống có tên là Boltzmann Machine, phiên bản sơ khai nhất của một hệ thống máy học. Khác biệt hoàn toàn so với những phần mềm truyền thống vận hành trên máy tính, chỉ chạy thông qua những biến và những dòng code cụ thể và chính xác, neural network có thể học những dữ liệu mới, sử dụng kiến thức nó có thông qua các tham số để tạo ra những nội dung mới hoàn toàn.


Nhà nghiên cứu AI hàng đầu vừa "quay xe", nghỉ việc ở Google và gọi AI là nguy cơ với loài người

Không chỉ đơn thuần là một trong những nhà nghiên cứu AI hàng đầu, mà thực tế tiến sĩ Geoffrey Hinton còn được mệnh danh là “người cha đỡ đầu” của ngành nghiên cứu trí thông minh nhân tạo. Năm 2012, tiến sĩ Hinton cùng hai nghiên cứu sinh ở đại học…
tinhte.vn


Trả lời phỏng vấn sau khi biết mình đã giành được giải Nobel Vật lý 2024, giáo sư Geoffrey Hinton nói rằng, AI sẽ có “tác động rất lớn” đối với xã hội: “Nó sẽ có thể sánh ngang với cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng thay vì vượt qua sức mạnh vốn có của con người, nó sẽ vượt qua được trí tuệ của chúng ta. Chúng ta không có kinh nghiệm khi sống và làm việc chung với những thứ thông minh hơn chúng ta.” Bên cạnh việc “cải thiện năng suất lao động một cách đáng kể”, tiến sỹ Hinton vẫn nhắc lại những quan điểm của bản thân về nguy cơ của AI đối với con người: “Chúng ta vẫn sẽ phải lo lắng về những hậu quả xấu có thể xảy ra, đặc biệt là những nguy cơ khi thứ công nghệ này vượt ngoài tầm kiểm soát của con người.”

maxresdefault.jpg

Giáo sư John Joseph Hopfield sinh ngày 15/7/1933. Ông chính là cha đẻ của Hopfield network, phát triển để cho phép máy tính có thể ghi nhớ dữ liệu và nội dung.

Năm 1958, Hopfield nhận bằng tiến sĩ ngành vật lý. Ông làm việc 2 năm cho Bell Laboratories nghiên cứu lý thuyết, rồi sau đó trở thành giảng viên ở nhiều trường đại học, từ đại học Berkeley California, cho tới Princeton và cả Caltech. Năm 1986, ông là người đồng sáng lập chương trình giảng dạy tiến sĩ về hệ thống điện toán và neural network ở Caltech.

eyevine01515042.webp

Còn trong khi đó, giáo sư Geoffrey Hinton là một người Anh sống và làm việc tại Mỹ. Ông là một khoa học gia lâu năm, làm việc với tham vọng và tầm nhìn về khả năng của trí thông minh nhân tạo. Năm 1972, sau khi tốt nghiệp đại học Edinburgh, ông bắt đầu hình thành và phát triển một ý tưởng gọi là neural network, một hệ thống toán học với khả năng học những kỹ năng mới nhờ phân tích dữ liệu. Ở thời điểm mà công nghệ pin lithium-ion, xương sống của ngành thiết bị công nghệ hiện giờ, còn mới ở thuở sơ khai, thì có rất ít người biết, nghiên cứu và tin vào ý tưởng neural network.

Năm 2012, giáo sư Hinton cùng hai nghiên cứu sinh ở đại học Toronto đã tạo ra công nghệ cho phép những thuật toán deep learning và neural network “học” kiến thức của thế giới bằng cách phân tích hàng nghìn hình ảnh, để máy móc hiểu như thế nào là bông hoa, trái táo, ô tô,… với mức độ chính xác đáng kinh ngạc.

Quảng cáo



Khi ấy, giáo sư Hinton cùng hai nghiên cứu sinh đại học Toronto, Ilya Sutskever và Alex Krishevsky, tạo ra được một neural network có thể phân tích hàng nghìn bức ảnh để tự học về những vật thể phổ biến ngoài đời. Công ty được ông Hinton và hai nghiên cứu sinh này thành lập sau đó được Google mua lại với giá 44 triệu USD. Công nghệ mà ba người tạo ra trở thành nền tảng để bây giờ chúng ta có ChatGPT, Google Bard, Midjourney hay Stable Diffusion.

Năm 2018, giáo sư Hinton cùng hai người cộng tác lâu năm nhận giải thưởng Turing, thứ được coi là giải Nobel của ngành khoa học máy tính.
51 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mỹ tiếp tục bỏ xa về số giải Nobel
@grozar nước Mỹ nơi khởi nguồn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thứ 2 và đứng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học lâu nay.
@grozar 2 bác chờ thêm giải vinfuture của a vượng nhé, coi vinfuture mà thấy phèn vcl, la liếm, bú fam ác vãi
Mắc ói quá
@SieuBanana 2 ông giáo sư này chưa đủ trình độ để nhận giải vinfuture
Cười vô mặt
Lẽ ra phải trao giải Field cho đóng góp về toán học chứ nhỉ, hoặc giải Turing về tin học. Trao Nobel vật lý thấy hơi sai sai.
@Tào Thừa Tướng Tìm ra gần hết rồi, chưa tìm ra mới thôi chứ không phải khó 😁
@Tào Thừa Tướng Ổng là giáo sư ngành Vật lý, giờ trao Nobel Toán học mới kỳ đó.
@Tào Thừa Tướng cả 2 được trao vì dùng những lý thuyết cũng như công cụ của Vật Lý để tạo ra các nền tảng cho Neural Network ngày này.
@Tào Thừa Tướng Có khi về lĩnh vực này họ có làm nhiều thứ liên quan về bộ nhớ và lưu trữ nên khả năng hội đồng họ chốt là nobel vật lý.
Chiều mới đọc về Nobel y học ..hay đúng là những thiên tài của thế giới
Giáo sư nước người ta, giáo sư xứ này bốc phét xu nịnh khứa tiến sĩ chưa học hết cấp 3. Chán
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Mình đoán 100% là nếu ko có tin này thì cả đời bạn cũng chẳng biết vị giáo sư Hopfield, Hinton kia là ai, đã làm những gì. Việt Nam cũng có rất nhiều GS-TS giỏi. Chẳng qua là bạn không biết và cũng không đủ tầm để mua sách, tài liệu, chưa nói đến đọc và hiểu các công trình nghiên cứu của họ mà thôi.
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 nhưng mà họ chống Mỹ giỏi là được rồi :v
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Người gốc Việt làm giáo sư ở nước ngoài giỏi cũng có đó sốt, còn giáo sư giỏi tại quê hương thì họ bị dìm rồi.
@Cyclops Vâng gốc Việt nhưng đừng chụp ảnh cùng DHL. Nếu ko cũng là cali.
@428293 Ồ dlv nay tạo account bằng ID số để dễ quản lý hả?
đây mới là những bài đáng lên trang chủ, chứ ko phải mấy cái bài xào nấu năm này qua năm kia

P/S: Ilya Sutskever là học trò của Prof. Hinton và cùng nghiên cứu ra AlexNet =))

https://proceedings.neurips.cc/paper_files/paper/2012/file/c399862d3b9d6b76c8436e924a68c45b-Paper.pdf
@GLES ngay từ đầu openAI muốn có một quy tắc đạo đức an toàn cho con AI trước đã trong khi Altman lại muốn mở rộng phát triển vô tội vạ kiếm tiền nên bị phản đối mới có vụ việc đuổi Atlman cuối cùng đám nhân viên lại ko đồng ý, đám này khoái có tiền hơn chăng nên ủng hộ Atlman, cơ mà cuối cùng dạo gần đây nhân viên cũ rời khỏi hết, thật khó hiểu??? con openAI này mà để mặc cho chuỵ toàn quyền quyết định ko biết sẽ phát triển khôn lường thế nào.
@pikupi mà tính ra làm khoa học méo có tiền cũng méo làm được đâu bác

giả sử cần train model mà méo có card ngon thì train tốn thời gian hơn

nói chứ cái start-up mà bọn kia nhảy khỏi openAI là anthropic cũng nhận donate từ GG chứ cũng méo có tiền. Nói chung có tiền mới giải quyết vấn đề được, thậm chí cái AI của lão musk cũng phải mua card yến vi chứ méo có tiền thì lão Huang cũng cho cook =))
@GLES đâu phải đâu tiềm năng startup của openAI quá lớn, được đầu tư hàng tỷ đô đó thôi, về sau do Altman muốn phát triển nhanh để thống trị thị trường bỏ quên cái mục đích ban đầu nên xảy ra mẫu thuẫn.
@pikupi tiền bạc vẫn là thứ quan trọng bác ơi, giờ nói anthropic ko cần tiền cũng ko tin nổi =))
Hóng các “ tự hào” nhảy vào , chạy đâu mất rồi , giá đất đang lên đỉnh kìa ?
đây mới là những bài đáng lên trang chủ, AI phát triển ngày một nhiều, mỗi con mỗi tính năng khác nhau , hôm qua mình mới trải nghiệm miễn phí trên gg con AI Chatbot Preny cũng khá hay , khả năng voice và custom theo từng ngành cụ thể , ứng dụng trong mkt vs sale là đỉnh của chóp
Bọn khựa nô, ngạo nghễ trốn hết
@pikupi Đúng vậy! Nhật là toàn diện nhất thế giới, chứ không riêng châu Á: vừa giỏi khoa học cơ bản vừa giỏi ứng dụng, chế tạo. Với gần 30 giải Nobel (vật lý, hoá học, và y học) và vị trí số 1 thế giới về Country & Product Complexity Rankings by Harvard University (tạm dịch là 'Thứ hạng Quốc gia và Sản phẩm Tinh vi' do ĐH Harvard thực hiện) từ 1990's tới 2024 (đứng trên Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Thuỵ sĩ...), Nhật ở một đẳng cấp vượt trội so với phần còn lại của châu Á.
@ohmygoodness Nhìn giải nobel của người Nhật thấy mà ham
vô đọc còm men thấy member cãi nhau là chính...😆))
sao công trình về khoa học máy tính lại đạt nobel vật lý nhỉ?
@1 step closer Vì nó liên quan đến vật lí ...
@Bão Sài Gòn quan trọng họ nghiên cứu về cái gì, chứ để thực hiện nghiên cứu thì thằng nào chả liên quan đến vật lý
@1 step closer vì cả 2 dùng các lý thuyết và công cụ từ ngành vật lý để phát triển các lý thuyết nền tảng của AI
@1 step closer Liên quan nhiều đến bộ nhỡ và lưu trữ (thuộc về lĩnh vực vật lý)
xxxx.jpg
Qúa tuyệt vời
Lên reddit mà xem chúng nó đang bảo các nhà vật lý nổi dậy thôi, để hai ông không có công trình j đột phá về vật lý nhận giải vật lý =)).
I guess 100% that if it weren't for this news, you would never know who Professor Hopfield and Hinton are or what they did. Vietnam also has many good professors and doctors. It's just that you don't know and don't have enough knowledge to buy books and documents, let alone read and understand their research works. Direct2HR
Demis Hassabis, giám đốc Google Deepmind nhận được Nobel Hóa Học. Trước cũng đọc nhiều bài báo về cha này, cũng dạng thiên tài từ trứng nước. Mà không ngờ giỏi đến mức đoạt giải Nobel luôn. Đáng nể.
Fact: năm 2022 Demis Hassabis cũng nhận được giải thưởng đặc biệt của Vin Future cho công trình giải mã cấu trúc Protein, cũng chính là công trình đã giúp ông ấy dành giải Nobel.
Đáng ghi nhận
Tưởng gì, Rồi Trung Quốc sẽ cho Mỹ hít khói về công nghệ AI.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019