Cũng khá lâu sau khi AMD Ryzen 9000 Series ra mắt chính thức thì mình mới có cơ hội trải nghiệm thử thế hệ vi xử lý mới nhất của đội đỏ. Trong khuôn khổ nội dung này, mình chia sẻ với các bạn vài kết quả thử nghiệm nền tảng AMD AM5 “Zen 5”, cụ thể là Ryzen 5 9600X và Ryzen 7 9700X, kết hợp với mainboard MSI MPG X870E CARBON WiFi.
Kiến trúc Zen 5 chào sân với 4 lựa chọn từ thấp lên cao, gồm Ryzen 5 9600X, Ryzen 7 9700X, Ryzen 9 9900X và Ryzen 9 9950X. Đợt này Tinhte.vn nhận được sản phẩm mẫu của CPU Zen 5, trừ Ryzen 9 9900X, mod @Pnghuy sẽ chia sẻ về Ryzen 9 9950X với mức TDP 170 W, còn 2 sản phẩm trong bài này có TDP 65 W. Để hiểu thêm về kiến trúc Zen 5 và những gì mà nó mang lại cho người dùng về hiệu năng, tính năng, bạn có thể coi lại 2 bài trước đây:
Phân tích kiến trúc AMD Zen 5 - Cải tiến lớn nhất kể từ Zen 'đời đầu' (phần 1)
Kiến trúc Zen 5 chào sân với 4 lựa chọn từ thấp lên cao, gồm Ryzen 5 9600X, Ryzen 7 9700X, Ryzen 9 9900X và Ryzen 9 9950X. Đợt này Tinhte.vn nhận được sản phẩm mẫu của CPU Zen 5, trừ Ryzen 9 9900X, mod @Pnghuy sẽ chia sẻ về Ryzen 9 9950X với mức TDP 170 W, còn 2 sản phẩm trong bài này có TDP 65 W. Để hiểu thêm về kiến trúc Zen 5 và những gì mà nó mang lại cho người dùng về hiệu năng, tính năng, bạn có thể coi lại 2 bài trước đây:
Phân tích kiến trúc AMD Zen 5 - Cải tiến lớn nhất kể từ Zen 'đời đầu' (phần 1)
Phân tích kiến trúc AMD Zen 5 - Cải tiến lớn nhất kể từ Zen 'đời đầu' (phần 1)
Với các kết quả benchmark chính thức trên Ryzen 7 9700X và Ryzen 5 9600X, kiến trúc Zen 5 đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử dài phát triển vi xử lý x86 của AMD.
Năm nay quả thật là một năm đầy sự kiện trong thị trường vi xử lý toàn cầu…
tinhte.vn
Phân tích kiến trúc AMD Zen 5 - Cải tiến lớn nhất kể từ Zen 'đời đầu' (phần 2)
Phân tích kiến trúc AMD Zen 5 - Cải tiến lớn nhất kể từ Zen 'đời đầu' (phần 2)
Tiếp tục những phân tích về kiến trúc AMD Zen 5. Ở phần 1, mình đã đi qua về những thử thách cũng như cách mà AMD tạo ra Zen 5 nhờ tầm nhìn của lãnh đạo như thế nào, trong phần 2, mình sẽ nói sâu hơn về kiến trúc Zen 5…
tinhte.vn
Song hành cùng AM5 “Zen 5”, AMD cũng tung ra chipset 800 Series nâng cấp mới, dòng cao có X870E và X870, thấp hơn 1 chút có B850 và bình dân thì có B840. Trước mắt thị trường chỉ có dòng cao - mainboard chipset X870E và X870, còn 2 lựa chọn thấp hơn dự kiến ra mắt trong Q1 năm sau. Điều này khiến cho những khách hàng muốn ráp mới hệ thống máy tính để bàn chạy AMD Zen 5 hiện tại tương đối khó, phần lớn là do chi phí cao, cả CPU lẫn mainboard. Chưa kể bên cạnh đó còn có DDR5 - yêu cầu bắt buộc đối với bộ nhớ trong - giá có thể đã dễ chịu hơn nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn, khoảng cách với DDR4 còn lớn. Trừ khi bạn có nhu cầu lên đời hoàn toàn từ nền tảng socket AM4 đã quá cũ (kèm theo điều kiện hơi dư dả hầu bao), còn lại nếu đang xài socket AM5 rồi (Ryzen 7000 Series + chipset 600 Series) thì lý do nâng cấp không đủ thuyết phục.
Mainboard mình mượn được để thử nghiệm AMD Ryzen 5 9600X và Ryzen 7 9700X lần này là MSI MPG X870E CARBON WiFi. Thuộc dòng sản phẩm MPG (MSI PERFORMANCE GAMING), mainboard nhắm đến đối tượng game thủ đòi hỏi không chỉ hiệu năng tốt mà còn cả thiết kế đẹp. Tổng thể sản phẩm theo tông đen, trầm, ngoại hình cứng cáp với dàn tản nhiệt VRM và khối tản cho SSD che phủ gần hết bề mặt. Mainboard cỡ ATX thông dụng, đầy đủ các tính năng cũng như kết nối mới nhất.
MSI trang bị hệ thống cấp điện với 18 + 2 + 1 pha nguồn cho MPG X870E CARBON WiFi, trong đó có 18 pha Vcore (Smart Power Stage 110A), 2 pha SoC và 1 pha Misc. Các thành phần cấp điện được đảm bảo nhiệt độ hoạt động mát mẻ nhờ dàn tản nhiệt mở rộng, tăng cường diện tích tiếp xúc khí, kết nối 2 khối với nhau bởi heatpipe. Không chỉ vậy, khối tản nhiệt cho chipset X870E (gồm 2 chip Promontory 21) cũng được tăng cường diện tích lớn hơn để có nhiệt độ ổn định lúc hoạt động.
Quảng cáo
Đối với tản nhiệt cho SSD, kể cả khe M.2 Gen 5 hay Gen 4 đều trang bị M.2 Shield Frozr 2 mặt trên dưới, đi cùng thiết kế khóa gài cực kỳ tiện. Trước đây thường người dùng phải loay hoay sử dụng công cụ (tuốc nơ vít) để vặn ốc khi cần tháo gỡ, rồi lắp lại cũng khó khăn trật vuột lên xuống canh cho đúng lỗ ốc... thì nay, việc đó đơn giản tới mức chỉ cần 1 ngón tay cũng hoàn thành. Các tản nhiệt M.2 Shield Frozr được MSI sử dụng khóa ngàm gài, chốt nhấn nhả, chỉ cần đẩy vào thế, nhấn nghe 1 tiếng “cách” nhỏ là xong. Điều đáng khen là không chỉ có ở trên khe M.2 đầu tiên, khóa gài tiện lợi này cũng có cả ở 3 khe M.2 còn lại.
Đã có khóa gài cho tản nhiệt SSD thì chắc chắn không thể thiếu phần tháo lắp nhanh card đồ họa bằng nút nhấn. MSI sử dụng thiết kế nhấn giữ với 1 cửa sổ nhỏ cho thấy biểu tượng khóa /mở khóa tương ứng khi nhấn. Nút này hoạt động siêu đơn giản, sau khi lắp đặt card đồ họa, bạn nhấn nút 1 lần thì nó sẽ giữ ở trạng thái khóa, nhấn thêm lần nữa để mở khóa khi cần thay đổi GPU.
Mình có 1 thắc mắc chưa biết hỏi ai là trong đợt Computex 2024 vừa qua, các mẫu mainboard 800 Series của các hãng cho AMD đều chuyển sang sử dụng khe RAM 2 đầu khóa, nhưng với MSI MPG X870E CARBON WiFi, khe RAM 1 đầu cố định vẫn được giữ lại. Mình thích thiết kế này hơn vì nó cho trải nghiệm lắp đặt RAM dễ dàng hơn. MSI MPG X870E CARBON WiFi có sẵn 4 khe RAM DDR5, hỗ trợ dung lượng tối đa 256 GB (tổng), tốc độ cao nhất 8400+ MT/s (OC).
Quảng cáo
Các cổng giao tiếp ở back I/O phong phú, đủ và dư đáp ứng nhu cầu, gồm 9 cổng USB Type-A tốc độ 10 Gbps, 2 cổng USB Type-C tốc độ 10 Gbps, 2 cổng USB Type-C tốc độ 40 Gbps có chức năng DisplayPort, 1 cổng HDMI, 2 cổng âm thanh 3.5 mm (Mic In, Line Out), 1 cổng quang S/PDIF, 2 cổng mạng LAN RJ45 tốc độ 2.5 Gbps và 5 Gbps, đầu kết nối antenna WiFi 7 nhanh, nút Clear CMOS, Flash BIOS (cập nhật BIOS không cần CPU và bộ nhớ, chỉ cần cắm nguồn mainboard) và Smart Button. Người dùng có thể tùy chỉnh công dụng của Smart Button trong BIOS với chức năng như Reset, Safe Boot, Turbo Fan hay EZ LED. Ở những đời mainboard hiện đại và ở phân khúc tầm trung trở lên, nhà sản xuất thường gắn sẵn I/O Shield để người dùng thuận tiện khi lắp ráp, cũng như tránh thất lạc.
Ngay trên mainboard, MSI cũng bố trí nút Power, Reset và đèn cặp đèn LED 7 đoạn báo lỗi cũng như theo dõi quá trình khởi động hệ thống. Nếu không rành coi mã lỗi, người dùng có thể dựa vào EZ Debug LED với 4 đèn, tương ứng 4 giai đoạn chính của quá trình khởi động, gồm CPU, DRAM, VGA và BOOT.
AMD Ryzen 5 9600X và Ryzen 7 9700X được sản xuất trên tiến trình 4 nm của TSMC, kiến trúc Zen 5, bên dưới IHS có 1 CCD với lượng nhân tương ứng là 6 nhân và 8 nhân, nhờ công nghệ SMT (Simultaneous MultiThreading) nên có lần lượt 12 luồng và 16 luồng xử lý. Mức xung hoạt động cơ bản của Ryzen 5 9600X là 3.9 GHz, Turbo 5.4 GHz, trong khi Ryzen 7 9700X chạy ở 3.8 GHz, Turbo 5.5 GHz, cả 2 đều có TDP 65 W.
Cấu hình thử nghiệm
- CPU: AMD Ryzen 5 9600X, AMD Ryzen 7 9700X
- Mainboard: MSI MPG X870E CARBON WiFi
- RAM: G.Skill Trident Z5 DDR5-6000 32 GB (16 GB x 2)
- VGA: AMD Radeon Graphics (onboard)
- SSD: GIGABYTE M.2 PCIe SSD 512 GB
- Cooler: MSI MAG CORELIQUID I360 White
- PSU: FSP Hydro PTM PRO 1200 W
Lúc thử nghiệm, mình đã tiến hành cập nhật BIOS mainboard MSI MPG X870E CARBON WiFi lên bản mới nhất (7E49v1A12) ngày 20/9/2024 để đảm bảo các kết quả tối ưu. Tuy vậy mình vẫn thấy là khi đổi CPU hoặc gắn lại RAM, hệ thống cần thời gian khá lâu để khởi động thành công (dừng ở code 15 và đèn DRAM). Tính tới hiện tại là đã qua tới đời thứ 2 của chipset hỗ trợ socket AM5 (tên thương mại là 800 Series, trước đó là 600 Series), tuy nhiên có lẽ do cùng dựa trên Promontory 21 nên tình trạng tốn quá nhiều thời gian để “đọc” RAM lần đầu khi có bất kỳ thay đổi gì trong phần cứng chưa được cải thiện. Mình không đo cụ thể thời gian nhưng đâu đó khoảng 3 - 5 phút tùy tình hình, trong lúc này nếu không bình tĩnh thì rất dễ tưởng tượng tới việc hệ thống gặp lỗi bị treo (thực chất nó không treo). Dĩ nhiên sau “lần đầu” đó thì mọi chuyện trở lại bình thường. Khi chạy benchmark, mình để mặc định các thiết lập trong BIOS, nếu bạn có hiểu biết và tinh chỉnh để tối ưu thì kết quả có thể tốt hơn.
Như mình đã nói, AMD Ryzen 9000 Series “Zen 5” ở thời điểm hiện tại chưa đủ sức hấp dẫn để thuyết phục người dùng bỏ tiền để nâng cấp, đặc biệt đối với những ai đã và đang sử dụng Ryzen 7000 Series. Hiệu năng khác biệt là có nhưng ở thị trường Việt Nam, giá bán của CPU Zen 5 tương đối mắc, tổng cộng chi phí cho những thành phần bắt buộc để lên đời Zen 5 còn cao, bên cạnh đó chỉ khoảng vài tháng nữa thôi, Ryzen 9000X3D sẽ xuất hiện. Nếu để chơi game, những con chip X3D thế hệ mới đáng để chờ đợi vì nhiều khả năng bộ đệm 3D V-Cache sẽ tăng gấp đôi. Trường hợp bạn đang sử dụng socket AM4, hãy chờ tới khi mainboard 800 Series tầm trung (B850, B840) ra mắt, đi cùng với những lựa chọn 3D V-Cache. Bạn đang sử dụng socket AM5 (Ryzen 7000 Series) rồi? Tiếp tục chờ thêm ít lâu để lên luôn Ryzen 9000X3D thì tốt hơn nhiều.