Gemini Gems là công cụ giúp bạn tuỳ chỉnh mô hình Gemini cho các tác vụ của riêng bạn, cũng giống như cách mà bạn tuỳ chỉnh mô hình GPT để tạo ra các mô hình “custom GPT” của riêng mình. Gemini Gems ra mắt cũng không phải mới, nhưng cũng chưa quá lâu, trong chủ đề bài này xin chia sẻ với anh em cách tạo một Gem cho nhu cầu của bản thân.
Hiện tại Gemini Gems chỉ dành cho người dùng gói Advanced, tức là bạn phải trả số tiền gần 500k/tháng (một số tài khoản bây giờ đang có ưu đãi giảm 50%/tháng trong 2 tháng đầu tiên) để có thể dùng Gems. Hiệu quả của Gem tới đâu sẽ tuỳ vào cách mà bạn tuỳ chỉnh, thực ra Google cũng có hướng dẫn để bạn tạo Gems, hoặc là dùng sẵn Gems mà Google đưa ra, kiểu nào cũng được, nếu bạn không muốn tuỳ biến gì thêm.
Lợi ích của Gems là giúp bạn tiết kiệm thời gian khi bạn có một quy trình nào đó lặp đi lặp lại, hoặc cần có một “trợ lý” hiểu công việc và nhu cầu của bạn hơn mức bình thường một chút. Khi sử dụng Gem, bạn đưa thông tin đầu vào càng nhiều thì kết quả mà Gem trả về cho bạn sẽ càng đúng ý bạn hơn, đó cũng có thể là thông tin về mục tiêu của bạn, sở thích….
Cách dễ nhất để bắt đầu là dùng Gems có sẵn của Google, hiện tại Google có một số Gem phục vụ cho một số nhu cầu nhất định như lên ý tưởng, hỗ trợ lập trình, hỗ trợ biên tập…
Hiện tại Gemini Gems chỉ dành cho người dùng gói Advanced, tức là bạn phải trả số tiền gần 500k/tháng (một số tài khoản bây giờ đang có ưu đãi giảm 50%/tháng trong 2 tháng đầu tiên) để có thể dùng Gems. Hiệu quả của Gem tới đâu sẽ tuỳ vào cách mà bạn tuỳ chỉnh, thực ra Google cũng có hướng dẫn để bạn tạo Gems, hoặc là dùng sẵn Gems mà Google đưa ra, kiểu nào cũng được, nếu bạn không muốn tuỳ biến gì thêm.
Lợi ích của Gems là giúp bạn tiết kiệm thời gian khi bạn có một quy trình nào đó lặp đi lặp lại, hoặc cần có một “trợ lý” hiểu công việc và nhu cầu của bạn hơn mức bình thường một chút. Khi sử dụng Gem, bạn đưa thông tin đầu vào càng nhiều thì kết quả mà Gem trả về cho bạn sẽ càng đúng ý bạn hơn, đó cũng có thể là thông tin về mục tiêu của bạn, sở thích….
Sử dụng các Gem có sẵn của Google
Cách dễ nhất để bắt đầu là dùng Gems có sẵn của Google, hiện tại Google có một số Gem phục vụ cho một số nhu cầu nhất định như lên ý tưởng, hỗ trợ lập trình, hỗ trợ biên tập…
Các Gem này được chính Google tối ưu và cô đọng dựa trên những gì mà nó phải làm, mỗi Gem đều có mục đích và nhiệm vụ riêng. Dĩ nhiên khi bạn hỏi nó những vấn đề thông thường khác nó vẫn sẽ trả lời được, nhưng lúc đó lại không đúng với mục đích mà Gems được tạo ra. Trong suốt quá trình trò chuyện với Gem để hoàn thiện ý tưởng, nó vẫn sẽ luôn hiểu ngữ cảnh của câu chuyện và tiếp nối bất kì vấn đề nào mà bạn đã đề cập trước đó.
Ngay ở cửa sổ của Gemini trên web lẫn ứng dụng trên di động, bạn sẽ luôn thấy Gems ở góc bên trái, bao gồm các Gem mà bạn đã tạo, hoặc là các Gem được Google tối ưu sẵn.
Mình đang dùng Gem Brainstormer để hỗ trợ mình lên ý tưởng cho những video và nội dung mình chia sẻ. Để có thể giúp Gem đưa ra những gợi ý chính xác và đi sát với mong muốn của bản thân nhất, bạn nên đưa nhiều thông tin nhất có thể cho Gem, từ những ý tưởng ban đầu, bạn triển khai ra cụ thể bạn muốn thế nào, bạn muốn ý tưởng của bạn sẽ thể hiện ra sao, đối tượng tiếp thu nội dung mà bạn tạo ra là ai….
Ví dụ, mình muốn lên ý tưởng cho video đánh giá một sản phẩm công nghệ, sản phẩm này mình nhận thấy nó phù hợp cho những người dùng lớn tuổi, tuy nhiên cần có hướng tiếp cận làm sao để người lớn tuổi có thể hiểu và sử dụng nó một cách dễ dàng. Tiếp đến, ngoài việc làm video, nếu có ý tưởng viết nội dung ở dạng blog, hoặc một bài đánh giá nhanh trên trang cá nhân, bạn cũng có thể cung cấp các chi tiết này cho Gem, nó sẽ giúp bạn lên ý tưởng.
Trong trường hợp bạn đưa những thông tin chưa đủ, hoặc Gem nghĩ rằng nó cần thêm thông tin, nó sẽ phản hồi lại cho bạn, bạn sẽ chỉnh sửa thêm để kết quả cuối cùng tốt nhất.
Theo cá nhân mình, Gem brainstormer mà mình đang dùng được Google tối ưu sẵn cho mình rất nhiều gợi ý, chi tiết, và thậm chí là gợi ý sẽ giúp đỡ mình thông qua các hướng dẫn, nguồn video chia sẻ…
Mấu chốt là bạn chỉ cần cung cấp nhiều thông tin cho Gem nhất có thể, nó sẽ giúp bạn một cách tối đa.
Tuỳ chỉnh Gem có sẵn
Quảng cáo
Một số Gem được Google tạo sẵn và bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh thêm để nó phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của bạn. Không phải mọi Gem có sẵn đều tuỳ chỉnh được, tuy nhiên khi bạn thấy tuỳ chọn “Make a copy” tức là Gem này có thể tuỳ chỉnh thêm được.
Ví dụ cũng với Gem Brainstormer, ban đầu, Google tạo Gem này để giúp bạn lên ý tưởng về mọi vấn đề trong cuộc sống mà bạn gặp phải, không nhất thiết chỉ xoay quanh công việc, nhưng nếu bạn muốn Gem này chỉ xoay quanh công việc của bạn, bạn có thể điều chỉnh ở mục Vai trò hay mục đích (phần này mình sẽ chia sẻ kỹ hơn ở phần sau, hướng dẫn bạn tạo một Gem tuỳ chỉnh hoàn toàn), có thể thêm thông tin hoặc loại bỏ bớt.
Bạn cũng có thể xem thêm các ví dụ mà Google đưa ra trong việc hướng dẫn bạn tuỳ chỉnh các Gem có sẵn.
Tạo Gem tuỳ chỉnh
Đây là bước tối ưu hoá và cá nhân hoá cao nhất mà bạn có thể thiết lập với mô hình Gemini, tại đây bạn có thể tạo Gem dành riêng cho một vấn đề nào đó, và bạn sẽ không có giới hạn trong việc tạo Gem, miễn sao công việc và nhu cầu của bạn được đáp ứng.
Quảng cáo
Để tạo Gem tuỳ chỉnh phù hợp với mục tiêu của bạn, bạn cần cung cấp các thông tin cụ thể như sau:
- Vai trò: Chỉ định vai trò cho Gem, có thể là một cô giáo, một luật sư, một trợ lý ngôn ngữ…
- Việc cần làm: Cho Gem biết bạn muốn Gem thực hiện điều gì hoặc giúp đỡ bạn về điều gì.
- Ngữ cảnh: Cung cấp thêm càng nhiều thông tin cho Gem càng tốt.
- Định dạng: Cấu trúc kết quả mà bạn mong muốn Gem trả về.
Cách này sẽ tương tự như khi bạn viết prompt vậy, bạn cũng cần phải cho Gem hiểu được mục đích của nó, biết được việc nó cần làm, và kết quả trả về làm sao hài lòng bạn nhất có thể.
Ví dụ, mình tạo một Gem để check lại nội dung mà mình đã viết, kiểm tra về lỗi chính tả, ngữ pháp, sửa câu từ, hoặc thậm chí là thay đổi cấu trúc bài viết nếu có cách nào khác hợp lý hơn.
Bạn càng đưa nhiều chỉ dẫn cho Gem, Gem sẽ hoạt động hiệu quả hơn, ví dụ mình sẽ bắt Gem đọc qua về nội dung mà mình đưa (nguồn đầu vào có thể là đường link, có thể là file từ Google Drive, file PDF, file Word…), sau đó đưa ra các chỉnh sửa dựa trên những việc mà mình muốn Gem nào, chẳng hạn như kiểm tra lỗi chính tả, chấm phẩy có hợp lý hay không, giải thích thêm cho mình về những thay đổi mà Gem cho là hợp lý hơn nội dung gốc ban đầu của mình…
Mình cũng giả định rằng khả năng viết của mình chưa được tốt, và Gem dựa trên khả năng của mình để đưa ra phản hồi phù hợp. Mình cũng mong muốn Gem sẽ giữ thái độ bình tĩnh và tích cực trong việc phản hồi, liệt kê một cách rõ ràng và chi tiết theo từng phần….
Nếu bạn đang lo lắng là làm sao để triển khai những ý đó, thì yên tâm, Google đã có hướng dẫn cụ thể cho bạn luôn, bạn có thể dựa vào đó để tuỳ chỉnh tiếp.
Bạn cũng có thể nhờ Gemini viết chỉ dẫn cho bạn, bên dưới khung viết chỉ dẫn, Google cho bạn dùng chính Gemini để viết chỉ dẫn cho chính nó, bạn có thể đưa ra các gạch đầu dòng chỉ dẫn mà bạn muốn, Gemini sẽ “biến tấu” nó một cách phù hợp.
Sau khi tạo ra được một Gem tạm gọi là ưng ý, Google cho bạn thử ngay lập tức ở khung bên phải, bạn sẽ được thử nghiệm trước với Gem mà bạn đã có.
Khi đã hoàn tất và hoàn toàn ưng ý với Gem bạn đã tạo, bạn có thể tiến tới việc xuất bản Gem đó, và nó sẽ là một “chatbot” tuỳ chỉnh riêng dành cho nhu cầu của bạn.
Tạo Gemini Gems đơn giản với vài bước
Nếu làm đúng và đủ các bước như Google hướng dẫn, bạn đã có thể tạo ra một Gem của riêng mình, không cần phải code hay làm bất kì điều gì cầu kì, đây là một giải pháp Google đem đến cho người dùng để cạnh tranh tốt hơn với Custom GPT của OpenAI, mình sẽ làm chủ đề so sánh hai giải pháp này với nhau ở chủ đề sau nhé anh em.
Bạn có thể tham khảo về các cách tạo prompt trong những chủ đề bên dưới:
Cùng học GenAI Phần 2: Chi tiết về Prompt, cách một LLM chạy, phân loại prompt theo dạng thông tin
Prompt là cách con người giao tiếp với LLM, bắt nó làm các nhiệm vụ để phục vụ mục đích của người dùng. Từ các tác vụ cơ bản như tạo chữ / tạo hình ảnh với nhiều cấp độ phức tạp khác nhau, rồi suy luận logic, brainstorm, giải quyết các trình tự…
tinhte.vn
Cùng học GenAI Phần 3: Chi tiết về Prompt, phân loại prompt theo tính năng
Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các khái niệm cơ bản của AI, GenAI, LLM, cách nó hoạt động, đồng thời chúng ta cũng đi chi tiết về các loại prompt phân theo thông tin. Ngoài ra, chúng ta còn một cách phân loại khác là chia theo tính…
tinhte.vn
Cùng học GenAI Phần 4: Chi tiết các kỹ thuật prompt và cách kết hợp để xử lý các task phức tạp
Ở các nội dung trước, mình đã chia sẻ với anh em về LLM, cách một model AI nó chạy, cách prompt hoạt động, cũng như phân loại hầu hết các kiểu prompt mà người ta đang dùng để tương tác với LLM. Trong bài viết này…
tinhte.vn
Cùng học GenAI Phần 5: thành phần của prompt, các tham số khi làm việc với LLM, quy trình prompting
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem qua những thành phần có thể xuất hiện trong một prompt khi làm việc với LLM. Đồng thời, bên cạnh việc xài nhanh các LLM qua chatbot như ChatGPT hay Gemini thì chúng ta còn có một cách nghịch khác sâu hơn là…
tinhte.vn