Mới đây khoảnh khắc một tòa chung cư ở Beirut đổ sụp xuống khi bị một quả bom lượn bí ẩn lao vào đã gây sự chú ý trên thế giới. Hãng AP đã chụp ảnh một quả bom màu xám bay tới làm sập một tòa nhà không có người mà không gây thiệt hại cho những công trình xung quanh.
Các chuyên gia đã xác định được loại vũ khí này là một quả bom dẫn đường, còn gọi là bom lượn, được phóng từ chiến đấu cơ. Bom này bao gồm một đầu đạn nặng 900 kg (2.000 pound) được gắn thêm hệ thống dẫn đường mang tên SPICE.
SPICE thực chất chưa phải là bom mà là một hệ thống dẫn đường được chế tạo bởi công ty quốc phòng Rafael của Israel. Nhưng chỉ như vậy thì chưa đủ để làm thành một loại vũ khí, mà cần phải lắp nó vào một đầu đạn không có tính năng dẫn đường để tạo nên một trái bom hoàn chỉnh, chính vì vậy tên gọi của trái bom thành phẩm sẽ được ghép từ tên của hệ thống SPICE với khối lượng đầu đạn và trở thành: SPICE 2000. Loại đầu đạn 900 kg thường dùng là Mark-84 của Hoa Kỳ.
Tuy loại SPICE 2000 có vẻ phổ biến, nhưng hệ thống SPICE vẫn gắn được trên vài loại đầu đạn khác, chẳng hạn loại 1.000 pound (450 kg), tạo thành bom lượn SPICE 1000. Các loại đầu đạn nặng 450 kg mà nó gắn được vào là Mark-83, BLU-110 và RAP-1000. Do đầu đạn này nhẹ hơn nên bay được 100 km, trong khi loại SPICE 2000 chỉ bay được 60 km.
Các chuyên gia đã xác định được loại vũ khí này là một quả bom dẫn đường, còn gọi là bom lượn, được phóng từ chiến đấu cơ. Bom này bao gồm một đầu đạn nặng 900 kg (2.000 pound) được gắn thêm hệ thống dẫn đường mang tên SPICE.
Bom SPICE là gì?
SPICE thực chất chưa phải là bom mà là một hệ thống dẫn đường được chế tạo bởi công ty quốc phòng Rafael của Israel. Nhưng chỉ như vậy thì chưa đủ để làm thành một loại vũ khí, mà cần phải lắp nó vào một đầu đạn không có tính năng dẫn đường để tạo nên một trái bom hoàn chỉnh, chính vì vậy tên gọi của trái bom thành phẩm sẽ được ghép từ tên của hệ thống SPICE với khối lượng đầu đạn và trở thành: SPICE 2000. Loại đầu đạn 900 kg thường dùng là Mark-84 của Hoa Kỳ.
Tuy loại SPICE 2000 có vẻ phổ biến, nhưng hệ thống SPICE vẫn gắn được trên vài loại đầu đạn khác, chẳng hạn loại 1.000 pound (450 kg), tạo thành bom lượn SPICE 1000. Các loại đầu đạn nặng 450 kg mà nó gắn được vào là Mark-83, BLU-110 và RAP-1000. Do đầu đạn này nhẹ hơn nên bay được 100 km, trong khi loại SPICE 2000 chỉ bay được 60 km.
Bom lượn SPICE 1000.
Ngoài ra còn có SPICE 250, tức là hệ thống SPICE gắn với một quả bom nặng 113 kg (250 pound) với tầm bay 100 km. Một biến thể khác là SPICE 250 ER thậm chí bay xa tới 150 km nhờ có động cơ tí hon đi kèm bình nhiên liệu.
Hệ thống SPICE dựa vào các cảm biến quang điện/hồng ngoại (EO/IR), định vị toàn cầu (GPS) và dẫn đường quán tính (INS) để định hướng cho đầu đạn bay tới đúng mục tiêu. Nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể trời sáng hay tối. Người ta thường cài sẵn hình ảnh của 100 mục tiêu trong bộ nhớ của hệ thống SPICE, để nó truy cập và lựa chọn khi bay tới mục tiêu.
Vì vậy bom dẫn đường SPICE sở hữu cả những ưu điểm của việc dẫn đường bằng vệ tinh (GPS) lẫn dẫn đường bằng các cảm biến EO/IR. Dù mục tiêu được ngụy trang thì nó vẫn nhận dạng được, phi công chỉ cần "thả rồi quên đi", để bom làm nốt phần việc còn lại, hoặc là họ có thể tự mình điều khiển bom để đạt độ chính xác cao hơn. Thậm chí các mục tiêu di chuyển cũng có thể được nhắm tới.
Bom SPICE 2000 có 12 cái vây dùng để điều chỉnh hướng bay.
Cách hoạt động
Trước tiên, một đầu đạn đã lắp sẵn hệ thống SPICE được đưa lên máy bay. Trong giá treo, có một đường truyền dữ liệu giữa buồng lái và quả bom. Khi bay tới gần mục tiêu, phi công sẽ coi hình ảnh mà quả bom gửi tới hiện trên màn hình, họ sẽ chọn một trong số 100 mục tiêu được cài sẵn hoặc chỉ định mục tiêu mới bằng cách cung cấp hình ảnh hoặc tọa độ cho quả bom, rồi thả nó đi.
Khi được thả, nó bắt đầu tự tìm đường tới mục tiêu. Thường thì nó dùng cảm biến quang điện/hồng ngoại để thu hình ảnh, kể cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Rồi nó dùng thuật toán để so khớp hình ảnh mục tiêu trong bộ nhớ với hình ảnh thu được từ cảm biến. Nó cứ căn chỉnh liên tục trường nhìn của cảm biến sao cho thật khớp, để đoan chắc đó đúng là mục tiêu với độ chính xác trong phạm vi 3 mét.
Quảng cáo
Còn nếu cảm biến bị lỗi hay gặp vấn đề gì đó thì quả bom sẽ tự động chuyển qua chế độ dẫn đường GPS/INS. Khi đó quả bom nhận dữ liệu về vị trí hiện tại của mình từ vệ tinh GPS hoặc từ hệ thống dẫn đường quán tính (INS) của hệ thống SPICE, đối chiếu với tọa độ nơi nó được thả rồi tính toán lại cho đúng tọa độ của nó để bay tiếp. Nhưng chính xác nhất vẫn là phi công nhìn vào màn hình và tự điều khiển quả bom.
Bom SPICE 2000 bay tới tòa nhà ở Beirut.
Vì sao SPICE được sử dụng?
Rafael cho biết SPICE có thể hoạt động ngày lẫn đêm, trong thời tiết xấu và ở cả những chỗ tín hiệu GPS bị nhiễu. Vũ khí này đặt mục tiêu gây thiệt hại ít nhất có thể, nên nó phải là một ngòi nổ chậm, khi lao tới nó sẽ vùi xuống phần đất dưới chân tòa nhà rồi mới nổ, hạn chế tối đa thiệt hại do mảnh vỡ và bụi bặm phát tán ra.
Bom này cũng giúp máy bay tránh xa vùng nguy hiểm do chỉ cần thả cách mục tiêu ít nhất 60 km. Các máy bay chính được dùng để chở bom SPICE thường là F-15, F-16, Mirage 2000, Sukhoi-30 MKI và Gripen. Ngoài Israel thì nhiều nước trên thế giới như Hy Lạp, Colombia, Brazil, Ấn Độ, Singapore và Hàn Quốc cũng có bom lượn này.
Theo SCMP, Wikipedia.
Quảng cáo