Ngoài những Hollywood, Đại lộ Danh vọng, biển Santa Monica, Bảo tàng Getty Center,… đài thiên văn Griffith luôn là một điểm đến cực kì đáng giá khi chúng ta có dịp đến chơi ở Los Angeles. Đây là một đài thiên văn công cộng nằm trên sườn phía nam của núi Hollywood, bên trong Công viên Griffith, và là một cái tên biểu tượng của thành phố Los Angeles.
Mình đã lên kế hoạch đi tham quan chỗ này từ hồi mới đặt chân sang Mỹ, và mình cũng đã thử chạy đến đây một lần. Tuy nhiên, vào giờ mở cửa thì nơi này cực kì đông, đông tới nổi không có chỗ đậu xe và vì vậy, đó là một chuyến đi thất bại. Mãi cho đến hôm trước thì một đứa em nhắn tin rủ mình đi chỗ này, sẵn vừa vào giai đoạn rảnh rỗi nên hai anh em quyết định đánh xe đi lại một lần nữa xem có gì mà đông đến vậy.
Được thành lập vào năm 1935, đây là điểm đến hấp dẫn đã thu hút hơn 85 triệu lượt khách tham quan kể từ khi mở cửa. Nơi đây không chỉ là một đài quan sát thiên văn mà còn là một trung tâm giáo dục khoa học vũ trụ, với nhiều tính năng độc đáo như nhà chiếu hình, các triển lãm về thiên văn học, và đặc biệt là tầm nhìn panorama ngoạn mục ra toàn cảnh thành phố Los Angeles. Griffith Observatory đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và niềm đam mê về thiên văn học cho công chúng, mang đến cơ hội khám phá vũ trụ cho mọi người, từ những nhà khoa học nghiệp dư đến du khách tò mò.
Mình đã lên kế hoạch đi tham quan chỗ này từ hồi mới đặt chân sang Mỹ, và mình cũng đã thử chạy đến đây một lần. Tuy nhiên, vào giờ mở cửa thì nơi này cực kì đông, đông tới nổi không có chỗ đậu xe và vì vậy, đó là một chuyến đi thất bại. Mãi cho đến hôm trước thì một đứa em nhắn tin rủ mình đi chỗ này, sẵn vừa vào giai đoạn rảnh rỗi nên hai anh em quyết định đánh xe đi lại một lần nữa xem có gì mà đông đến vậy.
Được thành lập vào năm 1935, đây là điểm đến hấp dẫn đã thu hút hơn 85 triệu lượt khách tham quan kể từ khi mở cửa. Nơi đây không chỉ là một đài quan sát thiên văn mà còn là một trung tâm giáo dục khoa học vũ trụ, với nhiều tính năng độc đáo như nhà chiếu hình, các triển lãm về thiên văn học, và đặc biệt là tầm nhìn panorama ngoạn mục ra toàn cảnh thành phố Los Angeles. Griffith Observatory đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hiểu biết và niềm đam mê về thiên văn học cho công chúng, mang đến cơ hội khám phá vũ trụ cho mọi người, từ những nhà khoa học nghiệp dư đến du khách tò mò.
Hôm mình đi may mắn là không đông cho lắm. Nói không đông là so với lần trước mình đi thôi, chứ từ chỗ đậu xe tới địa điểm chính thì mình vẫn phải đi bộ tới hơn 1 km. Phí đậu xe dọc theo đường lên đỉnh núi này là 10 đô, còn nếu anh em đậu ở bãi xe nằm ở phía dưới chân núi thì sẽ tốn 50 đô.
Nếu đậu xe dưới chân núi thì anh em có thể bắt xe bus công cộng để đi lên. May mắn là hôm mình đi mấy cái máy tính tiền bị hư nên được đậu miễn phí.
Từ chỗ đậu xe đi bộ lên có một đoạn khá dốc. Độ dốc nhiều cùng với cao độ lớn và không khí tương đối loãng nên anh em sẽ cảm thấy hơi mệt khi cuốc bộ lên đỉnh. Bù lại thì không khí rất trong sạch, mát lạnh và nhiều tầm nhìn đẹp nên mình thấy có rất nhiều người tập luyện chạy bộ nơi đây. Mình đi tầm 4-5 giờ để kịp đón hoàng hôn lúc 6 giờ. Lúc này trời bắt đầu tắt nắng nên xanh ngắt, chỉ có một vài tia nắng vàng chiếu len lỏi qua mấy tán cây.
Lân cận ở xung quanh chỉ toàn là núi rừng cây cỏ. Sóng di động ở khu vực này cũng cực kỳ yếu. Mình khuyên anh em nên tải bản đồ offline trước khi đi để hạn chế tình trạng bấm bản đồ không ra.
Anh em có thấy xa xa là gì không?
Quảng cáo
Xin giới thiệu thêm với anh em: Griffith Observatory cũng là một nơi rất tuyệt vời để ngắm biển hiệu Hollywood vô cùng nổi tiếng này. Mặc dù nó hơi xa so một xíu so với những nơi khác, tuy nhiên nếu anh em có ống kính tele đủ tốt thì việc chụp hình là không vấn đề gì. Hình trên mình chụp bằng ống 5x trên iPhone 16 Pro Max. Mình rất thích sử dụng ống kính này nhưng hơi tiếc là iPhone 16 series năm nay chỉ được nâng cấp ống 0.5x mà lại bỏ qua ống 5x. Dù gì thì chất lượng mà nó mang lại khi đủ sáng vẫn là rất tốt.
Đi bộ hụt hơi mới tới được tới đỉnh. Có cặp cánh cho mấy chị em sống ảo nè. Đi tầm 5-6 giờ là một thời điểm rất chuẩn, vì trước đó theo tìm hiểu thì mình nghe nói hoàng hôn chỗ này rất đẹp.
Họ có bố trí một số ống nhòm công cộng xung quanh đài thiên văn. Các ống nhòm này là miễn phí, nhưng có lẽ vì lâu quá nên chất lượng đi xuống và gần như là không thể nhìn được.
Cái biển hướng dẫn này cũng rất cũ và khó nhìn. Mong là họ sẽ tân trang lại để xứng tầm hơn với một không gian xinh đẹp như thế này.
Quảng cáo
Càng đi tới, hình ảnh đài thiên văn càng hiện ra rõ ràng hơn. Đây là lần đầu tiên trong đời mình được ghé thăm một đài thiên văn vũ trụ. Mình vốn rất thích vật lý và vũ trụ, do đó đây là một kỉ niệm rất đáng nhớ đối với mình.
Các hình dáng mái vòm như thế này luôn là một đặc điểm rất đặc trưng của cá đài thiên văn. Nó giúp toàn bộ hệ thống ống kính có thể linh hoạt di chuyển và quan sát khắp tất cả các góc độ có thể, và cũng phần nào tạo ra tính thẩm mỹ đặc trưng của công trình.
Ở Griffith, chúng ta có tới ba mái vòm như vậy, gồm một mái vòm chính chứa đựng hệ thống ống kính và hai mái vòm nhỏ đặt hai bên với mục đích chứa đựng các thiết bị điều chỉnh tia sáng (coelostat) để hướng ánh sáng mặt trời vào kính bằng cách phản chiếu qua các gương.
Du khách có thể đi lên tầng mái của đài thiên văn để có được góc nhìn cao và thoáng đãng hơn.
Góc nhìn trực diện của đài thiên văn Griffith. Đẹp vô cùng với phong cách kiến trúc Art Déco. Góc nhìn này thì có vẻ 3 mái vòng có kích thước tương đương nhau, nhưng thực tế thì cái ở giữa to hơn hai cái bên cạnh khá nhiều.
Phía trước đài thiên văn còn có một công trình rất đẹp, đó là tượng khắc toàn thân của sáu vị có đóng góp nhiều vào sự phát triển của ngành thiên văn. Anh em nào có xem series Loki chắc sẽ thấy có gì đó “ngờ ngợ” khi nhìn vào bức tượng này. Tên của sáu vị này là:
- Hipparchus (fl. 150 BC)
- Nicolaus Copernicus (1473-1543)
- Galileo Galilei (1564-1642)
- Johannes Kepler (1571-1630)
- Isaac Newton (1642-1727)
- William Herschel (1738-1822)
Ngay bên dưới chân tượng là một loại đồng hồ Mặt Trời cổ, lợi dụng bóng nắng để xác định tương đối thời gian.
Còn đây là tượng của diễn viên James Dean. Bức tượng này do nghệ sĩ Kenneth Kendall tạc theo yêu cầu của Dean trước khi anh qua đời trong một tai nạn xe hơi ở tuổi 24, và được đặt ở phía tây bãi cỏ của Đài thiên văn. Đây không chỉ là một cách để tôn vinh Dean và vai trò của anh trong bộ phim nổi tiếng được quay tại địa điểm này, mà còn ghi nhận mối liên hệ lâu dài giữa Đài thiên văn Griffith và ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood. Bức tượng, được hoàn thành vào năm 1955-1956, đã được dâng tặng cho Đài thiên văn vào năm 1988 để tưởng nhớ nam diễn viên.
Ngoài đi lên tầng mái, đài thiên văn cũng có cầu thang đi xuống tầng thấp hơn. Ở tầng bên dưới này là quán cafe phục vụ ăn uống với góc nhìn rất là chill.
Ngoài biển hiệu Hollywood, khi lên đây, anh em sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Los Angeles và các khu vực lân cận.
Còn đây là góc nhìn cận cảnh hơn vào khu vực downtown Los Angeles. Đây là thành phố đông dân nhất bang California và lớn thứ hai ở Hoa Kỳ. Với dân số ước tính khoảng 3,9 triệu người trong năm 2023, L.A. là trung tâm thương mại, tài chính và văn hóa của miền Nam California. Thành phố nổi tiếng với ngành công nghiệp giải trí, đặc biệt là điện ảnh và truyền hình, cũng như sự đa dạng về văn hóa và dân tộc. L.A. có khí hậu Địa Trung Hải với nhiều ngày nắng ấm. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng bên trong trung tâm thành phố có vẻ như đã trở nên cũ kĩ, cùng với đó là sự đông đúc và có phần “hơi dơ” do sự phát triển quá mức của người vô gia cư đã khiến cho bộ mặt của thành phố bị ảnh hưởng không ít trong mắt các du khách. Hy vọng tình trạng này sẽ được khắc phục trong những năm tới.
Hai anh em tranh thủ chụp hình làm kỉ niệm.
Càng tới thời khắc “golden hour”, du khách càng đến nhiều hơn. Lúc này nắng trở nên rất vàng tạo nên một khung cảnh rất thơ mộng.
Tiến vào bên trong, thứ đầu tiên chào đón chúng ta sẽ là “Con lắc Foucault”, được đặt bên dưới một mái vòng rất đẹp với và được trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật có lên quan đến vật lý thiên văn. Bên trong rất đông và chật chội nên khó để mình có thể căn chỉnh bố cục cho chuẩn. Anh em thông cảm nha.
Con lắc Foucault được đặt theo tên của nhà vật lý người Pháp Léon Foucault, là một thí nghiệm nổi tiếng được giới thiệu vào năm 1851 nhằm chứng minh sự tự quay quanh trục của Trái Đất. Thiết bị này bao gồm một quả cầu nặng được treo bằng một sợi dây dài từ trần nhà cao. Khi con lắc dao động, mặt phẳng dao động của nó dường như xoay chậm theo thời gian do ảnh hưởng của sự quay của Trái Đất, tạo ra hiệu ứng Coriolis. Tại Paris, nơi Foucault lần đầu tiên trình diễn thí nghiệm này tại điện Panthéon, con lắc hoàn thành một vòng quay đầy đủ trong khoảng 32 giờ. Thí nghiệm này đã cung cấp bằng chứng trực quan và thuyết phục về sự quay của Trái Đất, góp phần xóa bỏ những nghi ngờ còn tồn tại về thuyết nhật tâm và trở thành một trong những thí nghiệm khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử.
Đây là nơi vinh danh ông Griffith J. Griffith, là một nhà công nghiệp và nhà từ thiện người Mỹ gốc Wales, sinh năm 1850 và mất năm 1919. Ông nổi tiếng với việc tặng 3.015 mẫu đất cho thành phố Los Angeles vào năm 1896, khu đất này sau đó trở thành Công viên Griffith. Griffith làm giàu từ ngành khai thác mỏ trong những năm 1880 và trở thành một nhân vật có ảnh hưởng ở Los Angeles. Tuy nhiên, danh tiếng của ông bị tổn hại nghiêm trọng khi ông bắn vợ mình vào năm 1903, một tội ác khiến ông phải ngồi tù gần hai năm. Sau khi ra tù, Griffith cố gắng phục hồi hình ảnh bằng cách để lại di chúc xây dựng Nhà hát Hy Lạp và Đài thiên văn Griffith trong công viên mang tên ông. Mặc dù gây tranh cãi, di sản của Griffith J. Griffith vẫn còn tồn tại đến ngày nay thông qua những công trình mang tên ông ở Los Angeles. Kế bên có vẻ là quyết định thành lập công viên Griffith. Thiết kế đẹp nhưng rối khiến mình chả thể đọc được gì trong từ giấy này cả.
Khu vực này trưng bày các thiết bị có liên quan đến đo đạc và ghi nhận dữ liệu thu thập từ ngoài không gian.
Thí nghiệm phân tích ánh sáng nổi tiếng của Newton.
Thông tin về các loại tia tồn tại trong vũ trụ.
Mô hình thu nhỏ hệ thống ống kính của một đài thiên văn.
Các thiết bị ghi chép dữ liệu thiên văn, từ cơ bản đến phức tạp. Nó thể hiện rằng loài người càng ngày càng phát triển, càng trở nên khôn ngoan và phát minh được nhiều phương pháp để hiểu rõ bản chất của tự nhiên hơn. Thật là ngưỡng mộ chúng ta!
Mô hình thu nhỏ thể hiện toàn bộ cấu trúc của Griffith Observatory.
Bản tuần hoàn hoá học này hay ở chỗ bên trong có vẻ như nó chứa các nguyên tố thật để chúng ta biết được thực tế các nguyên tố này như thế nào trong tự nhiên.
Bên trong đông quá, nên hai anh em mình đi nhanh một vòng rồi ra ngoài để tận hưởng cảnh đẹp lúc hoàng hôn nơi đây.
Mặt Trời đã xuống, các tia nắng cuối cùng trong ngày cũng đã lịm dần. Trời lúc này rất lạnh, và hai anh em quyết định xuống núi để kiếm chỗ ăn tối, kết thúc một ngày khám phá được rất nhiều điều hay ho. Cám ơn anh em đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại anh em với những chủ đề thú vị không kém.