Tàu Yi Peng 3 mang cờ Trung Quốc được cho là đã thả mỏ neo và kéo lê mỏ neo trên nền biển trong suốt hành trình dài hơn 170 km trên biển Baltic và làm đứt 2 tuyến cáp quang biển nối giữa các quốc gia Thụy Điển, Lithuania, Đức và Phần Lan. Các nhà điều tra cho rằng đây là hành động phá hoại do Nga chỉ đạo.
Yi Peng 3 là tàu chở hàng rời dài 225 m, nó rời cảng Ust-Luga - cảng quốc tế lớn nhất tại biển Baltic thuộc tỉnh Leningrad của Nga vào ngày 15 tháng 11 với hàng hóa là phân bón để đến Ai Cập. Các nhà điều tra đã phát hiện ra tàu thả neo vào khoảng 9 giờ tối 17 tháng 11 theo giờ địa phương và di chuyển dọc theo biển Baltic với mỏ neo vẫn đang hạ, từ đó làm đứt tuyến cáp quang biển BCS East-West Interlink nối giữa Thụy Điển và Lithuania. Trong 24 giờ tiếp theo, tàu Yi Peng 3 di chuyển thêm 178 km mà không thu mỏ neo và nó tiếp tục làm đứt tuyến cáp quang biển thứ 2 là C-Lion 1 nối giữa Phần Lan và Đức. Chỉ đến lúc này, con tàu mới kéo mỏ neo lên và tiếp tục hành trình. Khi đến eo biển Kattegat, Yi Peng 3 đã bị các tàu của Hải quân Đan Mạch chặn lại và hiện nó đang bị bao vây bởi nhiều tàu của NATO. Dấu vết hư hại trên thân tàu và mỏ neo cho thấy Yi Peng 3 có liên quan đến vụ đứt cáp.
Việc một con tàu biển kéo lê mỏ neo trong suốt một hành trình dài như vậy rất bất thường bởi điều này không chỉ gây nguy hiểm cho tàu mà còn gây lãng phí nhiên liệu. Thủy thủ đoàn thường thu hồi mỏ neo hoặc trong trường hợp tệ nhất là vứt bỏ mỏ neo trước khi tiếp tục hành trình. Một nhà điều tra nói: "Rất khó có khả năng thuyền trưởng tàu lại không biết con tàu của mình đang kéo lê mỏ neo, tốc độ tàu bị chậm trong hàng giờ liền và cắt phải cáp biển." Khả năng mỏ neo bị tuột do thời tiết trên biển cũng khó có thể xảy ra bởi theo phân tích của công ty Kpler, biển Baltic vào thời điểm đó "có điều kiện thời tiết ôn hòa và độ cao sóng có thể kiểm soát được."
Kéo lê mỏ neo trên nền biển
Yi Peng 3 là tàu chở hàng rời dài 225 m, nó rời cảng Ust-Luga - cảng quốc tế lớn nhất tại biển Baltic thuộc tỉnh Leningrad của Nga vào ngày 15 tháng 11 với hàng hóa là phân bón để đến Ai Cập. Các nhà điều tra đã phát hiện ra tàu thả neo vào khoảng 9 giờ tối 17 tháng 11 theo giờ địa phương và di chuyển dọc theo biển Baltic với mỏ neo vẫn đang hạ, từ đó làm đứt tuyến cáp quang biển BCS East-West Interlink nối giữa Thụy Điển và Lithuania. Trong 24 giờ tiếp theo, tàu Yi Peng 3 di chuyển thêm 178 km mà không thu mỏ neo và nó tiếp tục làm đứt tuyến cáp quang biển thứ 2 là C-Lion 1 nối giữa Phần Lan và Đức. Chỉ đến lúc này, con tàu mới kéo mỏ neo lên và tiếp tục hành trình. Khi đến eo biển Kattegat, Yi Peng 3 đã bị các tàu của Hải quân Đan Mạch chặn lại và hiện nó đang bị bao vây bởi nhiều tàu của NATO. Dấu vết hư hại trên thân tàu và mỏ neo cho thấy Yi Peng 3 có liên quan đến vụ đứt cáp.
Việc một con tàu biển kéo lê mỏ neo trong suốt một hành trình dài như vậy rất bất thường bởi điều này không chỉ gây nguy hiểm cho tàu mà còn gây lãng phí nhiên liệu. Thủy thủ đoàn thường thu hồi mỏ neo hoặc trong trường hợp tệ nhất là vứt bỏ mỏ neo trước khi tiếp tục hành trình. Một nhà điều tra nói: "Rất khó có khả năng thuyền trưởng tàu lại không biết con tàu của mình đang kéo lê mỏ neo, tốc độ tàu bị chậm trong hàng giờ liền và cắt phải cáp biển." Khả năng mỏ neo bị tuột do thời tiết trên biển cũng khó có thể xảy ra bởi theo phân tích của công ty Kpler, biển Baltic vào thời điểm đó "có điều kiện thời tiết ôn hòa và độ cao sóng có thể kiểm soát được."
Hành động phá hoại của Nga?
Bộ trưởng bộ quốc phòng Đức - Boris Pistorius cho biết ông tin rằng sự cố này là kết quả của hành vi phá hoại khi nói: "không ai tin rằng những sợi cáp này vô tình bị đứt." Lời của Pistorius không phải không có căn cứ bởi các nhà điều tra phát hiện ra rằng bộ truyền phát tín hiệu (transponder) của tàu Yi Peng 3 đã bị tắt tạm thời trong thời gian con tàu kéo lê mỏ neo. Hành động này nhằm qua mặt hệ thống nhận dạng tự động (AIS) nhằm che giấu đường đi của tàu. Tuy nhiên, các hình ảnh vệ tinh nguồn mở đã xác nhận vị trí của con tàu Trung Quốc gần các tuyến cáp biển khi sự việc xảy ra.
Tàu NATO đang theo dõi tàu Yi Peng 3.
Mặc dù Yi Peng 3 là tàu Trung Quốc và do thủy thủ đoàn Trung Quốc điều khiển nhưng giới chức phương Tây không cho rằng Trung Quốc có liên quan đến hành động này. Thay vào đó, mũi dùi đang chĩa vào Nga. Các nhà điều tra đang muốn tìm hiểu xem liệu chăng đặc vụ Nga đã tác động đến thủy thủ đoàn của tàu Yi Peng 3 khiến họ thực hiện hành vi phá hoại. Nếu có thì đây có thể là một phần trong chiến dịch phá hoại các cơ sở hạ tầng quan trọng của châu Âu do Moscow chỉ đạo. Nga từng bị cáo buộc tương tự khi một tàu hàng của Trung Quốc khác là Newnew Polar Bear có thủy thủ đoàn gồm người Nga được cho là đã phá hoại đường ống khí đốt Balticonnector và 2 tuyến cáp quang biển của Phần Lan tại biển Baltic hồi tháng 10 năm ngoái.
Người phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov đã lên tiếng phủ nhận sự liên quan của Nga và gọi những cáo buộc trên là "vô lý". Ông nói với các phóng viên vào ngày 20 tháng 11 rằng: "Thật vô lý khi cứ đổ lỗi cho Nga về mọi thứ mà không có căn cứ nào. Thật nực cười khi không có bất kỳ phản ứng nào đối với các hoạt động phá hoại của Ukraine ở biển Baltic."
Sự cố đứt cáp ở biển Baltic xảy ra chỉ vài tuần sau khi các quan chức Hoa Kỳ cảnh báo rằng Nga có thể sẽ nhằm mục tiêu vào các tuyến cáp ngầm và cơ sở hạ tầng hàng hải quan trọng khác. Một quan chức Hoa Kỳ nói với CNN hồi tháng 9 rằng: “Chúng tôi lo ngại về sự gia tăng hoạt động hải quân của Nga trên toàn thế giới và những tính toán của Nga về việc phá hoại các cơ sở hạ tầng hàng hải quan trọng của Hoa Kỳ và các nước đồng minh.” Người này tiết lộ thêm rằng Nga đang phát triển năng lực hải quân để phá hoại dưới nước thông qua một đơn vị quân sự chuyên trách được gọi là Tổng cục nghiên cứu biển sâu gọi tắt là GUGI.
Rắc rối pháp lý
Hiện tại Yi Peng 3 đang bị các tàu NATO bao vây và mặc dù có quyền tiếp cận tàu ngoài khơi Đan Mạch nhưng lực lượng thực thi pháp luật của các quốc gia NATO bị ảnh hưởng vẫn chưa thể lên tàu để kiểm tra. Tàu Yi Peng 3 đang thả neo ở vùng biển quốc tế và theo luật hàng hải quốc tế, NATO cũng không thể buộc tàu cập cảng của một quốc gia NATO.Giới chức Thụy Điển cho biết đã kêu gọi tàu Yi Peng 3 tự nguyện quay lại hải phận Thụy Điển để phục vụ công tác điều tra. Trong khi đó Bộ ngoại giao Đan Mạch nói đang đối thoại qua các kênh ngoại giao với các quốc gia liên quan bao gồm Trung Quốc để giải quyết vụ việc.
Quảng cáo
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nói: "Trung Quốc nhất quán ủng hộ việc hợp tác với tất cả các nước để duy trì an ninh cho các tuyến cáp ngầm quốc tế và các cơ sở hạ tầng khác phù hợp với luật pháp quốc tế." Công ty Ningbo Yipeng Shipping - chủ sở hữu tàu Yi Peng 3 cũng đang đàm phán với giới chức trách Thụy Điển và Đức về quyền tiếp cận tàu và thủy thủ đoàn.
Newsweek; Martime-Executive; Business Insider