Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy khu vực các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế lúc 7h30 ngày 29/10/2024 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia. Nguồn TTXVN
Cảnh báo mà ko khoanh vùng rõ chi tiết kiểu này thì biết chạy đi đâu, ít nhất cũng khoanh vùng điểm nóng trong từng thôn, xã chứ.
vd như cách sườn núi có nguy cơ sạc bao nhiêu km thì cần di dời, bao nhiêu km thì cần quan sát...
Số dân ở các khu vực xã, huyện này rất lớn, có chạy cũng không có chỗ nào chứa nổi hết, cho nên cần phải khoanh vùng cụ thể mới có tác dụng.
@magez
Tôi người miền Trung đây! Lũ quét là méo chạy đi đâu được hết vì đặc thù địa hình, phía bên trái là dãy Trường Sơn, địa hình miền Trung dốc từ trái sang phải, mưa lớn thì lũ thượng nguồn đổ từ dãy Trường Sơn xuống, lũ rất nhanh, 30 phút trước ngoài đường còn chưa có nước, 30 phút sau ngập nửa người rồi. Trốn thì chỉ có nhà cao hoặc leo mái nhà thôi.
@gauto988
thì thế mới cần cảnh báo chi tiết chỗ nào nguy cơ cao trong bán kính vài km, chứ cảnh báo cả xã vậy biết di dời đi đâu được?
Thiên tai kiểu này vùng nào nguy cơ cao là phải di dời dân tới vùng an toàn thôi chứ làm gì dc
@gauto988
Lũ quét, sạc lỡ đất khác lũ thông thường nhé, nó chủ yếu ở vùng núi thôi chứ làm gì ở đồng bằng.
Làm gì có chuyện cả tỉnh bị được.
Phía đồng bằng thì lũ chủ yếu ở sông, rạch, suối dâng lên, có thể quan sát phòng được.
Lũ quét & sạc lở đất mới nguy hiểm hơn, nó diễn ra nhanh và khó chạy thoát.
Tui cũng từng ở miền Trung mùa mưa bão rồi, phía trung tâm thành phố Tam Kỳ đợt đó chỉ lụt nhẹ vài chỗ thôi, các huyện miền núi sạc lở mới kinh.
Mà ngay cả các huyện vùng núi, ko phải chỗ nào cũng có nguy cơ hết
@magez
Như tôi đã nói! Lũ quét là nước đổ từ núi đổ xuống, tốc độ nước lên rất nhanh, đồng bằng miền Trung ngay sát dãy Trường Sơn, đồng bằng nhỏ & hẹp, dãy Trường Sơn thì cao, nước lũ đổ từ trên núi xuống rất nhanh. Lũ năm 1998 tôi năm đấy lớp 6, nhà tôi ở ngay trong hoàng thành Huế, 30 phút trước còn chơi ngoài đường, 30 phút sau nước nó ngập ngang bụng rồi.