Sao mới sinh ra từ tinh vân - đẹp tuyệt vời

Nam Air
2/7/2010 3:8Phản hồi: 57
Sao mới sinh ra từ tinh vân - đẹp tuyệt vời
Dải Ngân Hà của chúng ta có một khu vực được gọi là nơi sinh ra các ngôi sao (ngôi sao là các hành tinh tự phát sáng, ví dụ mặt trời), ngôi sao R. Coronae Australis mới sinh nằm bên trong khu vực sinh sản này. Được bao bọc bởi một đám tinh vân màu xanh duơng - đám tinh vân mà các nhà quan sát gọi là bảng màu nước của vũ trụ, qua tên gọi, chắc bạn cũng hình dung được vẻ đẹp của đám tinh vân này.

Nằm cách trái đất 420 năm ánh sáng, R. Coronae Australis thuộc chòm sao nhỏ có tên Southern Crown. là một ngôi sao rất trẻ, trẻ đến mức nó vẫn còn nằm bên trong đám tinh vân vừa sinh ra nó. Ngôi sao này vẫn đang trong quá trình ổn định và đang phóng xạ với một cường độ rất lớn do các hoạt động phản ứng bên trong nó. Hiện tượng phát xạ này được phản chiếu lại bởi đám tinh vân và đám bụi vũ trụ bao quanh làm cho ngôi sao non có được màu sắc đẹp tuyệt vời như bạn sắp được thấy ở các tấm hình và video dưới đây, mời bạn chiêm ngưỡng.

[​IMG]
R. Coronae Australis nằm ở giữa phía bên phải tấm hình, khu vực màu xanh bao xung quanh nó là đám tinh vân mẹ của ngôi sao. Để đi từ rìa này sang rìa kia của khu vực trong hình bạn sẽ mất khoảng 40 năm ánh sáng. Bạn có đồng ý rằng đám tinh vân bao quanh ngôi sao này đẹp tuyệt vời không?


[​IMG]

Tấm hình này giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về khu vực trên, R. Coronae Australis nằm phía bên phải hình

Sau đây là hai đoạn video quay hai khu vực trên hình, mình đã up HD lên youtube cho bạn nào thích sưu tầm lấy xem





Hai tấm ảnh về Ngôi sao và các khu vực kế cận được chồng ghép lại với nhau bởi nhiều hình được chụp qua các kính lọc đặc biệt. Bạn có thể để xem hai tấm hình ở trên ở đây với kích thước lớn nhé.

Nguồn: ESO
57 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

pipi1107
ĐẠI BÀNG
14 năm
hôk phải là đẹp nữa mà là đẹp tuyệt vời 😁
nmdutvn
ĐẠI BÀNG
14 năm
Pơ phếch 😁
Đã lâu rồi ko đụng đến Thiên Văn nhưng vẫn còn trong đó ngọn lửa đam mê :X
Our Earth is no 1 😁 hihi
Nhìn ờ dưới đất lên hong thấy đẹp, mà cũng chẳng biết nó nằm đâu. Hehe
raptor983
TÍCH CỰC
14 năm
những hình ảnh kính viễn vọng thu đc giúp ta dựng đc hình của ngôi sao cùng tinh vân sinh ra nó đã phải trải qua quãng đường 420 năm ánh sáng (tức 420 năm trước đây). Để biết tình trạng năm 2010 của ngôi sao này ta đành chờ thêm 420 năm nữa-với công nghệ hiện nay...ặc...ặc...).
Và chúng ta lại phải nhớ tới Anhxtanh: e=mc2
Vận tốc tỉ lệ thuận với khối lượng. Càng gần vận tốc ánh sáng thì khối lượng của vật chất càng tăng nên việc đạt được vận tốc ánh sáng là rất khó. :p
Theo thuyết tương đối thì cái vụ di chuyển bằng vận tốc ánh sáng ko phải là cái bổ béo đâu bác ah
951243
ĐẠI BÀNG
14 năm
NHầm rồi bạn ơi 😁
Khi một vật muốn vượt qua vận tốc ánh sáng.
Thì phần năng lượng để làm điều đó sẽ khiến cho khối lượng của vật bị mất dần đi theo công thức e=mc2
Mà không làm tốc độ của vật đó tăng thêm
Do vậy vận tốc tối đa 1 hạt vật chất đạt được là c, tức là vận tốc ánh sáng
bạn ơi, cho mình hỏi là tốc độ của vật đó ko tăng thêm, vậy tốc độ của vật đó có giảm đi ko vậy bạn ?
Chẳng hiểu gì cả nên thấy xấu òm! 😔 Sorry bác chủ top nhé!
Thầy là đẹp và huyền bí ...
Ngôi sao rất đẹp:p.Mọi người ơi cho em hỏi.Quãng đường từ ngôi sao này đến Trái Đất là 420 năm ánh sáng thì khi nhìn lên ngôi sao phải 420 năm mới thấy đc nó ạ....
khoa167604
ĐẠI BÀNG
14 năm
vì nó là sao và tinh vân nên nó phát ánh sáng liên tục bay h` bạn nhin kính viễn vọng thì có thể thấy nó bất cứ lúc nào ( nếu biết địa điểm,và kính đủ khả năng) nhưng cái bạn đang nhìn thấy là ngôi sao 420 năm trước ( nếu bay h` nó tắt ngỏm thì 420 năm sau bạn mới biết )
Chính xác là khi nhìn thấy nó thì ta nhìn thấy hình ảnh của nó cách đây 420 năm 😁
Mê Thiên Văn từ nhỏ. Nge nhiều đến tinh vân nhưng giờ mới thấy bức ảnh tuyệt vời của nó. Very very beautiful !
Cảm ơn thông tin bổ ích!
Vũ trụ rộng lớn mà đầy thú vị và bí ẩn.
Và thiên văn là lĩnh vực rất đáng kính nể.
thang37
ĐẠI BÀNG
14 năm
nhìn cho kỹ mà xem, cố cả đĩa bay nữa đấy
truong3i2
ĐẠI BÀNG
14 năm
Câu này sai rồi, đã "sao" thì không thể là "hành tinh" được nữa.
"Sao là các thiên thể không di chuyển, có thể tự phát sáng, còn được gọi là "hằng tinh", ví dụ như Mặt trời"
marcong
TÍCH CỰC
14 năm
Hệ mặt trời là một phần của dải ngân hà, bản thân dải ngân hà cũng di chuyển do tác động của massive black hole nằm ở trung tâm của nó. Như vậy cách định nghĩa của bạn chỉ là tương đối thôi.
truong3i2
ĐẠI BÀNG
14 năm
Định nghĩa đó không phải của mình. Khi xét một cách cơ bản, thì vị trí của Hệ mặt trời trong dải ngân hà, và dải ngân hà trong vũ trụ có thể coi là cố định. Còn tất nhiên luôn tồn tại lực hấp dẫn giữa các thực thể. Công thức cộng vận tốc trong vật lý học cổ điển vẫn được coi là đúng chấp nhận được, mặc dù không phù hợp với thuyết tương đối 😃
Nếu đứng ở ngân hà thì bạn có thể coi là ngân hà đứng yên còn nếu đứng ở 1 thiên hà khác và nhìn về dải ngân hà thì gần như chắc chắn bạn sẽ thấy nó chuyển động, nếu không thì ko có hiện tượng dịch chuyển đỏ và người ta cũng không phải nghiên cứu hiện tượng vũ trụ đang dãn ra 😃
Còn công thức cộng vận tốc trong cơ học cổ điển là 1 trường hợp riêng của thuyết tương đối khi v << c.
PingMD
CAO CẤP
14 năm
Nhìn thấy đẹp đẹp nhưng ko hiểu.
Đẹp vậy chứ lại gần là chết liền hihi 😁
sck84
TÍCH CỰC
14 năm
đẹp thiệt đó. mình đã down 2 tấm hình trong Anbum của bác để làm background cho PC. thank bác nhiều.
Rất cám ơn anh đã giải thích cho em hiểu.😁

---------- Post added at 10:28 AM ---------- Previous post was at 10:24 AM ----------

Đúng rồi.Theo như e biết thì hành tinh giống như sao Mộc,sao Hỏa(nó là hành tinh nhưng chúng ta vẫn hay quen miệng gọi nhầm là sao).Còn sao là những khối khí nóng mà trên nó liên tục xảy ra những phản ứng nhiệt hạch...
very beatiful ! :X :X, nhưng chỉ là tinh vân bao quanh thui đúng ko nhỉ ?😁
Đẹp quá. Thật thú vị khi biết thêm từ dãi ngân hà vô tận
cái này chắc diễn ra vào năm 1590 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019