5 thủ thuật lấy nét tốt hơn khi chụp ảnh phong cảnh

tuanlionsg
6/2/2017 5:13Phản hồi: 106
5 thủ thuật lấy nét tốt hơn khi chụp ảnh phong cảnh
Với nhiều chủ đề (thể loại) ảnh, có chủ thể tách rời hẳn với cảnh trí xung quanh thì việc lấy nét có phần đơn giản hơn chủ đề ảnh phong cảnh. Chẳng hạn chụp ảnh chân dung, quy tắc phổ thông là lấy nét vào mắt của đối tượng được chụp. Khi hai mắt không cùng trên mặt phẳng nét thì lấy nét vào con mắt gần hơn, thế thôi!
Chụp một sản phẩm, chủ thể đơn độc cũng thế, lấy nét vào chính đối tượng cần chụp. Một chủ đề chụp có một chủ thể rõ ràng, bạn luôn tập trung lấy nét vào chủ thể đó. Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng dễ, nhưng ít ra thì cũng không khó để hình dung ra được.

Trong khi đó, chủ đề phong cảnh, đại cảnh, thì đó là một cảnh trí hơn là một chủ thể tách bạch hay đơn độc. Đâu là điểm để bạn tập trung lấy nét nhằm bảo đảm mọi thứ trong cảnh chụp đều sắc nét tối đa ? Câu trả lời không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta sẽ lượt qua một số thủ thuật giúp bạn biết nên tập trung lấy nét vào đâu.

1 - Về kỹ thuật cơ bản chúng, bạn cần phải nằm lòng:
  • Về khẩu độ ống kính:
    • Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng / cạn.
    • Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu / dày.
  • Về tiêu cự ống kính:
    • Tiêu cự ống kính càng dài thì khoảng DOF càng mỏng / cạn.
    • Tiêu cự càng ngắn thì DOF càng sâu / dày.
  • Về khoảng cách từ máy ảnh đến chủ đề:
    • Khoảng cách từ ống kính đến chủ đề càng gần thì DOF càng mỏng / cạn.
    • Khoảng cách này càng xa thì DOF sẽ càng sâu / dày.
camera.tinhte.vn-3912612_6323860_orig.gif camera.tinhte.vn-3607131_3549383_camera-begining-hocchupanh-tinhte.vn--8.jpg

2 - Đừng chỉ luôn luôn lấy nét vô cực


Lấy nét vô cực khi chụp một đại cảnh dường như là thói quen. Khi đứng trước một đại cảnh, bạn sẽ cố gắng chụp một cảnh trí chứ không phải là một vật đơn độc nằm trên bàn chụp sản phẩm. Mà thường thì cảnh trí ấy lại ở xa vị trí đứng của bạn. Các ống kính có một dãy giá trị khoảng cách nét, và thường trong khoảng 8 - 10m thì chỉ số lấy nét trên ống kính thiết đặt ở vô cực. Nghĩa là bất cứ thứ gì xuất hiện xa hơn khoảng cách đó đều nằm ở vô cực.

Lấy nét vô cực là cách lấy nét nhanh nhất để chụp đại cảnh, thế nhưng nó sẽ hiệu quả khi mọi cảnh vật đều ở xa bạn, không có gì ở gần bạn cả. Trường hợp có những vật thể xuất hiện ở gần bạn chứ không phải tất cả đều xa vô cực, thì khi ấy bạn đặt điểm nét vào đâu?

Chúng ta giả định có ba trường hợp:

Lấy nét vào tiền cảnh (cảnh vật ở gần máy ảnh)
camera.tinhte.vn-25 copy.jpg camera.tinhte.vn-29.jpg

Lấy nét hậu cảnh, tiền cảnh mờ nhoè
camera.tinhte.vn-26.jpg camera.tinhte.vn-30.jpg

Lấy nét vào trung cảnh khoảng 1/3
camera.tinhte.vn-27.jpg camera.tinhte.vn-31.jpg

Khi đó, người ta dùng kỹ thuật lấy nét vượt tiêu. Ta có thể đạt được vùng ảnh rõ (DOF) tối đa nếu sử dụng cách lấy nét vượt tiêu (hyperfocal focusing). Khi ống kính hội tụ ở vô cực (infinity) - được ký hiệu là ∞ trên thước đo cự ly trên ống kính, thì các vật thể ở xa sẽ rõ nét, còn các vật thể ở gần lại mờ nhoè. Mặt phẳng rõ nét gần nhất (nhìn rõ khi khép khẩu độ nhỏ, tức là chỉ số F lớn) được gọi là mặt phẳng vượt tiêu hyperfocal plane) và khoảng cách từ máy ảnh đến mặt phẳng ấy được gọi là khoảng cách vượt tiêu (hyperfocal distance).

Quảng cáo



Như ta đã biết, khẩu độ càng khép nhỏ thì vùng ảnh rõ (DOF) càng tăng. Do đó khi khép khẩu độ càng nhỏ thì mặt phẳng vượt tiêu càng dịch chuyển đến gần máy ảnh hơn. Nếu ta dùng khẩu độ khép nhỏ nhất và cho ống kính hội tụ vào ngay khoảng cách vượt tiêu, ta sẽ có vùng ảnh rõ (DOF) cực sâu.

Để đơn giản thực hành, bạn chỉ cần thực hiện theo cách: thiết đặt trị lấy nét ở vô cực và sau đó giảm xuống một chút. "Một chút" đó tùy thuộc vào loại ống kính được sử dụng, căn cứ vào trị số khoảng cách cao nhất được ghi trên ống kính (nếu có).

camera.tinhte.vn-33.jpg
Đồi chè Bảo Lộc (tuanlionsg - 2008)

3 - Tìm cách lấy nét trong khoảng 1/3


Nhiều bức ảnh bị hỏng do tiền cảnh không được sắc nét. Chuyện đó thường xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn có một vật gì trong cảnh chụp nằm gần với máy ảnh, hãy nhằm vào nó mà lấy nét. Nếu mặt đất nhô lên trong ảnh chụp của bạn, hãy lấy nét gần bạn. Hãy bảo đảm tiền cảnh nằm trong vùng lấy nét. Thường thì bạn sẽ chỉ lấy nét ở khoảng cách vài bước chân phía trước mặt bạn.

Nhưng, hãy khoan, có thể bạn thắc mắc, thế còn hậu cảnh thì sao ? Nó có bị lọt ra ngoài vùng lấy nét hoặc bị nhòe không ? Tất nhiên là không. Nếu dùng ống kính góc rộng (và nếu bạn đang chụp một bức ảnh ngoài trời có một tiền cảnh rời rạc, thì rõ ràng là có đấy) bạn sẽ có một trường ảnh rộng, ngay cả với khẩu độ vừa phải hoặc lớn.

Quảng cáo


camera.tinhte.vn-13.jpg
Một tiền cảnh được lấy nét sắc thì làm cho người xem có cảm tưởng như có thể bước vào trong bức ảnh. (Đà Lạt - tuanlionsg - 2012)


4 - Tập trung lấy nét chủ thể chính


Nhưng đừng bỏ qua những gì nhìn thấy rõ ràng riêng biệt. Khi có một chủ thể đã xác định hoặc tâm điểm được chú ý trong bức ảnh, bạn cứ việc tập trung vào nó mà lấy nét. Đó là phần quan trọng nhất trong bức ảnh và dứt khoát bạn phải lấy nét ở đấy. Đừng lo lắng về tiền cảnh, cũng đừng bận tâm đến hậu cảnh. Chỉ việc bảo đảm chủ thể nằm trong vùng lấy nét. Nói thật ra, nếu có một chút yếu nét nơi chủ thể chăng nữa, thì cũng chẳng phải là điều gì tồi tệ lắm.

camera.tinhte.vn.jpg
Đôi khi bạn chỉ cần có chủ thể đã được xác định trong vùng lấy nét, còn hậu cảnh thì mờ dần đi; như vậy cũng khá đẹp (Angiang - tuanlionsg - 2007)

camera.tinhte.vn-7.jpg

Với điện thoại thì cảm biến rất nhỏ, dof luôn rất dày , nét từ tiền cảnh rất gần đến hậu cảnh xa 😃 (Chợ nổi ngã năm - tuanlionsg - 2013)

5 - Theo dõi khẩu độ


Nguyên tắc:
Khẩu độ càng lớn (chỉ số F càng nhỏ) thì khoảng DOF sẽ càng ít/mỏng/cạn và ngược lại. Ví dụ bạn chụp ở khẩu độ f/2.8 thì DOF sẽ ít hơn (cạn hơn, mỏng hơn) so với chụp ở khẩu độ f/22 (dày hơn, sâu hơn) nếu chụp cùng một chủ đề, cùng một khoảng cách chụp và cùng điều kiện ánh sáng. Thông thường để dễ hiểu chúng ta cần ghi nhớ đơn giản như sau:
  • Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng
  • Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu
Trong nhiếp ảnh, không có “bữa ăn miễn phí”. Tất nhiên bạn cũng đã biết là sử dụng một khẩu độ nhỏ để chụp một trường ảnh sâu hơn, thì sẽ cần rất nhiều ánh sáng. Khẩu độ nhỏ thì để ít ánh sáng lọt vào hơn, do đó bạn sẽ phải sử dụng một tốc độ màn trập chậm hơn (có nguy cơ bị nhòe nếu không sử dụng giá ba chân) hoặc tăng trị số ISO (có nguy cơ bị nhiễu ảnh). Nhưng khẩu độ nhỏ cũng sẽ dẫn đến một hiện tượng gọi là nhiễu xạ, đặc biệt là đối với các máy ảnh có cảm biến nhỏ. Tuy nhiên, sử dụng khẩu độ nhỏ tối đa không phải lúc nào cũng là giải pháp. Bạn không thể thiết đặt mức lấy nét bất cứ đâu và dựa vào một trường ảnh siêu rộng để tiện việc cho mình. Dù sao cũng có hai cách giải quyết dành cho vấn đề này, và chúng ta bàn ở một buổi khác.

camera.tinhte.vn-4.jpg
Với mọi thứ nằm ở khoảng cách vô cực (10m hoặc hơn), tôi không cần một trường ảnh rộng để giữ mọi thứ trong vùng lấy nét. (Bảo Lâm - tuanlionsg 2013)


6 - Sử dụng kỹ thuật chụp chồng ảnh


Khi các phương pháp được nhắc ở trên không hiệu quả, hoặc bạn cần bảo đảm chắc chắn mọi thứ trong bức ảnh, từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh đều sắc nét, bạn có thể nên vận dụng kỹ thuật chụp chống ảnh. Với kỹ thuật này, bạn chụp cùng một cảnh trí với nhiều bức chụp bằng cáh sử dụng các điểm lây snét khác nhau.

Hãy bắt đầu bằng cách thiết đặt khẩu độ của ống kính đến mức sắc nét nhất (còn gọi là ‘sweet spot’ – nếu bạn không rõ, thì đó thường là trong phạm vi từ f/8 – f/11). Hãy chụp một bức với điểm lấy nét gần sát với bạn, sau đó tiếp tục lặp lại thao tác, cùng với điểm lấy nét càng lúc càng xa hơn qua từng bức chụp. Sau đó hãy xử lý các bức chụp bằng phần mềm.

Phương pháp này không phải là bảo đảm hoàn toàn. Rõ ràng là nó sẽ không thích hợp với các chủ thể đang di chuyển. Ngoài ra, nó còn có thể rất nhàm chán, và bạn có nguy cơ rung lắc nhẹ máy ảnh vì phải xoay vòng điều chỉnh lấy nét giữa các bức chụp. Tuy nhiên nó có thể là một công cụ rất hiệu quả giúp giữ nguyên điểm lấy nét và độ sắc nét cho toàn bộ bức ảnh bạn chụp.

camera.tinhte.vn-35.jpg

Nếu không quen dùng Photoshop, StarStaX là một phần mềm ứng dụng miễn phí được phát triển bởi Markus Enzweiler. Nó được dùng để xếp chồng nhanh chóng từ nhiều bức ảnh thành một bức với những tuỳ chọn hoà trộn khác nhau. Phần mềm này được phát triển chủ yếu cho chủ đề nhiếp ảnh Star Trail Photography, chụp sao trời chuyển động từng thời điểm liên tiếp rất nhiều tấm ảnh đơn, và chồng ghép lại thành một tấm có những đường sáng hành trình của sao. StartStax vẫn đang được phát triển hoàn thiện hơn tính năng tạo một chuỗi hình ảnh có thể chuyển thành đoạn video time-lapse, phiên bản hiện tại là 0.70 miễn phí cho các hệ điều hành Mac OS X, Windows và Linux.
  • Chế độ tuỳ chọn Stacking/Blending: Lighten, Darken, Average, Addition, Subtraction, Multiplication
  • Chế độ xoá bỏ khoảng cách trống giữa các vật dịch chuyển trong ảnh
  • Chế độ hoà trộn tạo vệt sáng star-trails
  • Chế độ Smooth zoom 100%
  • Định dạng file: JPG, TIFF, PNG (Với file RAW, phải convert thành TIFF)
Download:
camera.tinhte.vn-8.jpg
Gành đá đĩa - 2013
Kết luận

Với việc lấy nét, không có quy tắc chung dành cho tất cả mọi tình huống. Do nhiếp ảnh rất đa dạng, nên bạn sẽ phải sử dụng phán đoán riêng của mình trong lúc thao tác. Hy vọng, khi bạn làm như vậy, những mẹo sẽ này giúp bạn xác định được chính xác việc lấy nét và luôn giữ cho bức ảnh được độ nét tốt hơn.
  • Tuỳ cảnh trí mà lấy nét vô cực
  • Lấy nét vật thể trong khoảng 1/3
  • Tìm chủ thể chính muốn lấy nét
  • Theo dõi đang để khẩu độ nào
  • Dùng kỹ thuật chụp chồng ảnh
106 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn anh @tuanlionsg 😃
mr_cristal
ĐẠI BÀNG
7 năm
chụp ảnh với mình là bấm =)) chọn chỉnh > chụp dc cái nào đẹp thì giữ ko thì xoá
Juyventus
ĐẠI BÀNG
7 năm
@mr_cristal vậy thì khó có tấm đẹp, có thì phải chụp rất nhiều hoặc ăn hên được vài tấm 😕
Bài viết rất hữu ích, đúng kiến thức e đang cần, cám ơn anh @tuanlionsg
Tai Vuong
ĐẠI BÀNG
7 năm
bài viết hay , nhưng khi mình chụp vẫn ko được đẹp như bác @tuanlionsg .
Bài viết rất có ích, tks
Vincent Vo
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bài viết hay, cảm ơn a Tuấn.

Đang tính mua mirrorless mà phân vân giữa XA3, XT10 và A6000. Bác này tư vấn với 😔
Mint0208
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nguyenfenice Con 56 bác có dùng filter ko bác?
@Mint0208 Có uv filter bác ạ, ko dùng thì có ngày cảm biến máy ảnh về chầu nếu chụp ngoài nắng...
Mint0208
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nguyenfenice À nhờ bác bảo mình mới hiểu tầm quan trọng của WR ấy chứ. Trước mình cứ nghĩ có filter thì cũng khó mà bị bụi vào lens, hehe, lúa quá 😁.
@Mint0208 Bị tất bác ơi, mà xf56 của e ko phải dính bụi ngay chỗ trc ống kính mà dính ngay sau len, chỗ tiếp xúc vs cảm biến, e ít khi nào tháo ra thay len, từ hồi mua đến h là gắn chết xf56 vào máy luôn, có hno tháo để thay xf23 vào ms thấy bụi nó bám bên trong tấm kính sau của xf56, thốn ko tả dc😔:(:( mà h thì e mang thường trực xf23, lấy bố cục vs af sướng hẳn so vs xf56 bác ạ

IMG_4053.JPG
Syaoran Lord
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mình đang cần, tks bác nha
Đúng những thứ em trải nghiệm được khi tập chụp cảnh mấy hôm trước. Cám ơn bác @tuanlionsg rất nhiều ạ
_DSC2536-2.jpg
@nahung89 Núi cô tiên ha em?
@tuanlionsg Vâng! Mấy hôm Nha Trang mưa làm biển ở khu trung tâm đục ngàu. Vậy mà chỗ này nước vẫn trong trẻo nhìn rất thích. 😁 _DSC2515.jpg
@nahung89 nha trang hả bác, vĩnh hải hả bac kk
@nguoiquaduong61 Đứng chỗ bãi biển Thanh Hải (cũ) nhìn về hướng Hòn chồng. Chắc vậy : D
duyat
TÍCH CỰC
7 năm
@nahung89 Nha Trang ( ngay hòn chồng)
Alcatraz7210
ĐẠI BÀNG
7 năm
oh, hay thật đấy ạ 😁 trước em cứ theo thói quen, toàn lấy nét vô cực :rolleyes:
Thích những bài ntn.
Đánh dấu tham khảo sau, tks bác Sư Tử
(Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se)
IMG_20170204_072253_hdr.jpg
trình còn kém và chỉ chụp bằng passport 😁
@lekhanhtrung123 Nhìn ảnh bác lại nhớ đến chuyến đi Myanmar năm ngoái, đất nước quá đẹp. Chia sẻ 1 tấm ảnh e cũng chụp góc tương tự.

@featherchickens e cũng vừa về sáng nay bác ạ,tổng cộng e phải chụp đến 20 cái đền ở đó,phải nói là bagan quá đẹp so với quy định
Có những thể loại ống kính kiểu như ống STM của Canon, vòng lấy nét quay vô hạn thì mình toàn phải quay vài vòng cho chắc ăn là đã lấy nét vô cực rồi nhích nhẹ một tí. Chả có tí cảm giác cơ học nào nên rất là ghê răng :oops:
profacson
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bắt lỗi chính tả bác tuấn 😃
@profacson Cảm ơn bác, đã sửa lỗi 😃)
Thanks ad có bài viết hay
Thank anh @tuanlionsg rất nhiều
Cho hỏi tí là ở chế độ manual focus nhưng xoay vòng mà chẳng có thay đổi gì, phải nhấn nửa nút chụp rồi xoay mới thấy có sự thay đổi. Chỗ này không hiểu lắm
haidang93nd
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hung quoc chau Cái này là trên lens stm có chức năng full time MF, khi tắt máy đi thì ko thể lấy nét bằng cách xoay tay dc. Mà phải bật máy lên, nhấp nửa cò rồi mới chỉnh nét dc. Chắc cái lấy nét nó phải có điện mới hoạt động dc.

Ps ảnh đồi chè bác chụp kiểu gì ra dc tia nắng vậy :3
@haidang93nd Mình chụp lâu lắm rồi (2007 hay 2008 gì đó), không nhớ rõ, nhưng:
  • Mặt trời lên tầm 7 - 8g sáng ở vùng thung lũng giữa các đồi cây, hay có khúc xạ ánh sáng.
  • Khi chụp thì thường siết khẩu từ F8 - F16
@qquocddatdk hình mình cũng chụp = lumia 950 😆 trưa hôm mùng 8
@vũ thái kiệt ac ac. tấm đó mình cũng chụp trưa mùng 8 đó bác, bác đi theo đoàn phượt nào?em đi với gấu, 2 đưa mặc áo khoắc cặp màu tím, nếu có gặp là thấy liền😁:p
@qquocddatdk team mình đi có cờ gắn bên phải xe

facebook.com/groups/59bikerfree/?fref=ts
@vũ thái kiệt oh.chắc không để ý nên không thấy rồi 😁
E cũng có 1 tấm ưng ý nhất luôn. Ko chỉnh sửa tí nào. A xem đc ko ạ. E chụp bằng con Nexus 5x ạ
IMG_20170131_062518.jpg
ntnguyen4
TÍCH CỰC
7 năm
@GấuBự Online HDR+ có version mới rồi hả bác 😃 Con này, 6p với pixel chụp trong top rồi, cơ mà mấy version HDR+ sau này chụp nhìn hơi xấu =.='
@ntnguyen4 Dạ. Có ver mới. Chụp đẹp với thật lắm ạ. Nhưng phải chắc tay xíu tại lưu ảnh hơi lâu.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019