Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


5 ý tưởng có thể giải quyết những thách thức còn tồn tại của ngành hàng không

bk9sw
7/6/2015 6:28Phản hồi: 21
5 ý tưởng có thể giải quyết những thách thức còn tồn tại của ngành hàng không
aw100620143576l.jpg
Airbus đã vừa phát động một cuộc thăm dò ý kiến cộng đồng để tìm kiếm những ý tưởng công nghệ hàng không mới có thể thay đổi tương lai của loại hình vận tải này. Dưới đây là 5 ý tưởng thú vị được đệ trình nhằm giải quyết một loạt các vấn đề còn tồn đọng đối với ngành hàng không như khí thải carbon, tình trạng va phải chim, va chạm giữa máy bay, tái thiết kế xe đẩy thức ăn tiêu chuẩn cũng như phát triển công nghệ giúp máy bay hoạt động trên mặt đất hoàn toàn bằng điện.

Vỏ composite cho máy bay:


multifun.jpg

Các ý tưởng sử dụng các loại vật liệu mới làm vỏ thân máy bay đang trở nên phổ biến hơn với những công nghệ tiên tiến như tấm pin quang điện hay các vật liệu mỏng có tính dẫn. Một trong số đó là MULTIFUN - một lớp vỏ composite phủ lên các cánh máy bay với khả năng thu thập năng lượng từ chuyển động của cánh. Nhóm phát triển ý tưởng này giải thích:

"Sợi áp điện thu thập điện tích từ những chuyển động dù nhỏ nhất của cánh máy bay trong suốt chuyến bay. Năng lượng tạo ra được lưu trữ trong các tấm pin tích hợp trong thân máy bay và sử dụng nó để vận hành các hệ thống phụ trợ trên máy bay như hệ thống chiếu sáng, giải trí. Qua đó giảm thiểu dấu vết năng lượng của máy bay trong quá trình bay và thậm chí có thể thay thế nguồn cấp năng lượng hiện tại dành cho hoạt động của máy bay trên mặt đất."


Điều đáng chú ý là công nghệ này có thể được trang bị thêm trên những chiếc máy bay hiện có, do đó mang tính khả thi cao.

Ngăn ngừa va phải chim (birdstrike):

birdport.jpg

Lịch sử hàng không đã ghi nhận rất nhiều vụ việc liên quan đến những chú chim trời và chim sắt. Vụ việc đáng chú ý nhất là cú hạ cánh thần kỳ của chiếc máy bay Airbus A320 trên sông Hudson sau khi cả 2 động cơ đều hỏng do "nuốt" phải chim (chuyến bay 1549 của US Airways 15 tháng 1 năm 2009). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhiều công nghệ tập trung xử lý mối nguy hại hàng không này.

Một trong số những ý tưởng để quản lý lũ chim là Birdport - sử dụng máy bay drone đóng vai trò là chim mồi và chăn dắt để dụ lũ chim ra khỏi sân bay và đưa chúng đến một khu vực gọi là "birdport" hoặc một vùng cư trú được tạo ra dành cho chim gần đó. Theo mô tả:

"Các máy bay drone sẽ sử dụng các chiến thuật để phân chia, sắp xếp và liên kết để lôi kéo từng bầy chim và dẫn chúng sang khu vực dành cho chim. Ý tưởng này hứa hẹn sẽ giảm thiểu nguy cơ va phải chim đối với máy bay và tăng cường khả năng khai thác của máy bay."

Tăng độ an toàn tại các sân bay là điều tối quan trọng, mặc dù vậy việc thêm một lớp an ninh phức tạp kiểu drone có vẻ như chưa thật sự lý tưởng.

Hệ thống chống va chạm lấy ý tưởng từ game:

Quảng cáo


cảm_biến_va_chạm.jpg

Công nghệ cảm nhận chuyển động đã truyền cảm hứng cho một ý tưởng sử dụng các cảm biến gắn trên đầu cánh (wing-tip) để tránh va chạm giữa các máy bay. Công nghệ này ban đầu xuất hiện trong các trò chơi điện tử và nó có thể tạo ra một hệ thống chỉ dẫn tích hợp bên trong máy bay trong khi đang lăn trên đường băng vào bãi đáp hoặc cất cánh.

Tái suy nghĩ về xe đẩy thức ăn:


trolley.png

Dọn dẹp rác sau là một công việc khó nhằn giữa mỗi chuyến bay và công tác này cũng gây nên tình trạng chậm trễ chuyến cũng như tạo ra những thách thức trong khâu điều hành, đặc biệt là đối với những hãng hàng không giá rẻ.

Nhiều hãng hàng không đã thực hiện việc dọn dẹp rác thải và phân loại ngay trên chuyến bay. Tuy nhiên, quy trình này cũng tạo nên thách thức cho tất cả những chiếc xe đẩy thức ăn truyền thống với kiểu thiết kế 1 kích cỡ cho tất cả (one size fit all). Vì vậy, cộng đồng đã đóng góp một ý tưởng về chiếc xe đẩy có thể đơn giản hóa quá trình phân loại và thải hồi rác:

"Chiếc xe đẩy này được thiết kế để có thể phân loại thông minh rác và thải hồi bằng cách giảm thiểu số lượng vật thể kim loại, giấy và nhựa đồng thời thu thập chất lỏng dư thừa. Theo cách này, trọng lượng của xe đẩy sau khi nạp đầy rác có thể được giảm xuống đến 30 kg, qua đó giảm nhiên liệu tiêu thụ và mang lại nhiều không gian sạch hơn trên chuyến bay."

Quảng cáo


Sạc không dây cho máy bay ngay trên đường băng:

sạc_cảm_ứng.jpg

Ý tưởng ở đây là tích hợp các cuộn dây trên mặt đất và trên máy bay để có thể truyền tải năng lượng không dây, giảm thiểu ô nhiễm, tiếng ồn và các phương tiện cần thiết để thực hiện các hoạt động trên mặt đất.

"Bộ phận truyền tải sẽ được lắp trên mặt đất, ngay bên dưới máy bay khi đang đậu trên đường băng. Bằng cảm ứng điện, nguồn điện sẽ được truyền đến một thiết bị thu nhận đặt giữa các bánh trước. Giải pháp này được cho là có thể cung cấp nguồn năng lượng liên tục cho hoạt động của máy bay trên mặt đất, giảm thiểu 1 nửa khí thải carbon."

Theo: Tnooz
21 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kungfu9
CAO CẤP
9 năm
Đã đến lúc vực lại niềm tin cho mọi người về ngành hàng không sau nhiều tai nạn đáng tiếc vừa qua,...vận tốc cần được tăng gấp nhiều lần lần so với hiện tại...

"Tôi yêu Apple"
kún
ĐẠI BÀNG
9 năm
Chủ thớt sợ quan khách đọc đến đoạn "va phải chim" làm người khác hiểu nhầm hay sao phải phiên dịch tiếng Anh nữa :rolleyes:
chongao2k5
TÍCH CỰC
9 năm
TOÀN NHỮNG Ý TƯỞNG BẤT KHẢ THI TRỪ Ý TƯỞNG CHỐNG VA CHẠM.
minhqp107
TÍCH CỰC
9 năm
@chongao2k5 Tại sao bất khả thi? Chưa có cái j kể trên là chưa có, chỉ là chưa áp dụng đại trà. Biết thì hãy thưa thốt bạn ạ.
chongao2k5
TÍCH CỰC
9 năm
@minhqp107 Bạn nói xem những ý tưởng này áp dụng ở đâu rồi?
chongao2k5
TÍCH CỰC
9 năm
@minhqp107 Tại sao lại khả thi hay đã áp dụng ở đâu trong ngành hàng không rồi thì chắc bạn cũng không nói được. Nhưng về bất khả thi thì mình phân tích thế này cho bạn hiểu:
Ý tưởng 1: Làm thêm lớp composite trên cánh để thu điện khi cánh rung
Làm lớp dẫn điện trên composite để thu điện trên khu vực cánh. Thứ nhất, khu vực cánh là khu vực rất nhạy cảm vì đó là nơi chứa nhiên liệu. Việc đưa lớp dẫn điện lên thì đơn giản. Nhưng khi có hiện tượng rò rỉ nhiên liệu xảy ra trên bề mặt cánh thì việc dẫn điện này sẽ gây nguy hiểm khôn lường. Thứ hai, nếu xảy ra xước, gây ra nứt gãy trong lớp dẫn điện, thì việc khôi phục lại lớp này cũng rất khó vì đặc tính kĩ thuật. Cái này thì khi nào bạn là dân kỹ thuật hàng không như mình thì sẽ hiểu nó khó thế nào trong kỹ thuật sửa composite và đo dẫn điện trên máy bay. Chưa kể việc dòng điện trên cánh có thể tạo ra điện từ làm cản trở sóng radio, gây nguy hiểm cho hệ thống dẫn đường, liên lạc của máy bay.
Ý tưởng 2: Ngăn ngừa va phải chim (birdstrike)
Ngay cả drone còn sợ chim va thì lấy căn cứ gì mà đòi lừa chim. Chưa kể việc quản lý drone bay trong khu vực sân bay lại cực kỳ phức tạp, đặc biệt ở các sân bay bận rộn. Có khi máy bay còn va drone trước khi va vào chim. Hiện nay đã có rất nhiều biện pháp để tránh bị chim va và tỉ lệ máy bay bị chim va mà có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là rất rất thấp (chỉ có 1 tai nạn liên quan tới tính mạng người trên 1 tỉ giờ bay). Trong khi đó hiện nay có nhiều cách hiệu quả và đơn giản hơn rất nhiều trong việc ngăn ngừa chim va trong đó đơn giản nhất là cắt toàn bộ cỏ tại khu vực sân bay, dùng còi, dùng súng, tạo môi trường thuận lợi làm bãi đáp của chim ở vị trí khác cách xa sân bay.
Ý tưởng 4: Xe đẩy thức ăn
Việc phân loại rác bằng máy để tách rác nhằm tiết kiệm khối lượng. Đây là ý tưởng nghe có vẻ hay nhưng không có một chút gì gọi là hợp lý. Mình hiểu ý tưởng này như sau: Tiếp viên nhét một đống rác này cho vào xe rác máy này sau đó tự phân tách thành kim loại, giấy, và nhựa, rồi tách nước riêng và từ đó giảm thiểu 30 ký? Thế là thế nào? 30 ký kia là giảm từ đâu mà ra? Từ việc tách nước? Nước tách xong thải đi đâu? Phải làm thêm đường ống dẫn để đưa nước thải vào bình thải của máy bay à? Thế thì làm tăng thêm khối lượng máy bay (chắc chắn sẽ tăng hơn 30 kg), tăng thêm phức tạp trong bảo trì. Hiện nay đã có một máy tương tự gọi là Trash Compactor (trên máy bay B777 của Vietnam Airlines cũng có) nhưng không phân loại rác mà chỉ có chức năng đơn giản là nén rác, giúp chứa được nhiều rác hơn. Không những chiếc máy này rất nặng, mà nó còn rất khó bảo trì.
Ý tưởng 5: Sạc không dây cho máy bay
Về cơ bản sạc không dây là tạo ra điện từ trường hoặc tạo ra sóng điện từ năng lượng lớn. Để tạo ra từ trường đủ mạnh để cấp điện cho các thiết bị điện tối thiểu trên máy bay thì phải cần từ trường cực lớn. Từ trường này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống dẫn đường, liên lạc của máy bay. Chưa kể điều gì đảm bảo từ trường này không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người? Còn bạn muốn thử xem sóng điện từ năng lượng lớn ảnh hưởng tới sức khoẻ con người như thế nào thì bạn có thể tới công ty mình, mình bật radar thời tiết rồi bạn đứng trước radar cho bạn tận hưởng.
lampd
ĐẠI BÀNG
9 năm
@chongao2k5 Rất thực tế, cảm ơn bạn đã nói rõ hơn!
@chongao2k5 Bạn nói đúng ! Riêng mình thấy cái quan trọng nhất mà hành khách thích là tăng thêm 1 động cơ phụ hỗ trợ khi động cơ chính bị trục trặc. Vẫn thích nhất khi ngồi trên 747 và A380, có thêm 2 em tubin hỗ trợ, to bự đầm, đi máy bay nhỏ vào vùng nhiễu loạn là lắc liên tục. Nhất là đoạn gần Đài Loan, Philippin có vẻ thời tiết không được tốt.
ken0106
TÍCH CỰC
9 năm
Tiết kiệm năng lượng là số 1
vu van cong
ĐẠI BÀNG
9 năm
Brian88
TÍCH CỰC
9 năm
@vu van cong Đúng thật là chả liên quan cái vẹo gì
ngayvaluon
ĐẠI BÀNG
9 năm
ko có ý tưởng nào giúp an toàn hơn khi đi máy bay hả
Những ý tưởng nghe có vẻ viễn tưởng nhưng lại rất thiết thực và thực tế
những ý tưởng này rất thực tế và thiết thực, lưu tâm những ý tưởng này thì đâu có sai
Nói chung là nên có thêm dù cho mỗi ghế ngồi, khi nào máy bay gặp sự cố dù và ghế tự dộng được ném ra khỏi máy bay
chongao2k5
TÍCH CỰC
9 năm
@ho.nguyendeptrai Lại thêm một ý tưởng bất khả thi.
@ho.nguyendeptrai Làm như máy bay chiến đấu vậy.. làm sao có nốc mở bật ra
Thế máy bay giờ cũng chạy hybrid như xe luôn roifi hả ta
cần cải tiến cả cái hộp đen nữa chứ, h tai nạn đi tìm hộp đen thấy bở hơi tai 😃
dù tỉ lệ rớt máy bay cực kỳ thấp nhưng sao không nghĩ ra cách giảm thêm nữa nhỉ....năm ngoái con số 7 nó ám hàng không lắm rùi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019