[The Big Picture] Gương mặt của những người đi lánh nạn khỏi Libya

levuongthinh
31/3/2011 10:40Phản hồi: 43
[The Big Picture] Gương mặt của những người đi lánh nạn khỏi Libya
Trong hơn một tháng qua, hàng trăm ngàn người dân Libya đã tìm cách chạy khỏi đất nước của họ bởi vì bạo lực và chiến tranh. Nơi mà họ tìm đến là Tunisia, Ai Cập hay sang tận châu Âu như Italia… Theo con số từ Cao ủy LHQ về người tị nạn thì đến này đã có khoảng 180.000 người dân Libya đã bỏ quê hương ra đi, trung bình là 2.000 người/ngày. Hầu hết họ đều phải dừng lại ở những trại tập trung ở biên giới, để chờ được đưa đi lánh nạn. Tình hình ở khu vực biên giới giữa Libya và các nước láng giềng đã trở nên hết sức hỗn loạn. Nhiều người tị nạn phải nằm ngủ nhiều đêm trong thời tiết lạnh lẽo, dưới mưa và sự thiếu thốn thức ăn cùng nước uống khi chờ qua biên giới. Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang dần hiện hữu trước mặt những người dân khốn khổ này.


Một người phụ nữ Sudan ôm trên tay đứa con của mình đi lại ở khu vực Ras Jdir gần biên giới Libya và Tunisia, tìm cách chạy trốn khỏi đất nước Libya đầy bất ổn.


Một thanh niên người Palestine ngồi trên xe buýt vẫy tay chào những người đứng bên dưới ở khu vực Ras Jdir.


Một bé gái người Tunisia đang đứng đợi Cha để cùng qua biên giới ở khu vực Ras Jdir để rời khỏi Libya. Hàng chục ngàn người Tunisia đã rời bỏ Libya khi lực lượng nổi dậy chiến đấu đòi lật đổ chính quyền của ông Muammar Gaddafi. Trước đó, tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali đã bị lật đổ vào tháng Một.


Một người tị nạn vác chiếc nệm trên đầu đến lều tạm của anh ở trại tị nạn của LHQ ở Ras Djir, Tunisia. Ngoài người Tunisia, hàng chục ngàn công nhân người Ai Cập, Bangladesh và các nước khác đã đến khu vực biên giới Tunisia để thoát cảnh bạo lực.


Một cậu bé người Sudan ngồi cạnh hành lý khi đang chờ ở phần lãnh thổ Libya, trước khi rời sang Tunisia.


Những người đàn ông đang đứng xếp hàng để nhận thức ăn tại một trại tị nạn ở khu vực biên giới Libya - Tunisia. Trại tị nạn ở Ras Djir hiện có khoảng 20.000 người.


Người Ai Cập chen chúc nhau trên một chiếc xe buýt, cố gắng tìm cách rời khỏi Libya.


Một công nhân người Bangladesh đi qua biên giới đến Tunisia ở Ras Djir.

Quảng cáo




Một người đàn ông Bangladesh vừa lánh nạn qua Tunisia đánh răng tại một trại tị nạn của LHQ ở Ras Djir.


Người tị nạn Sudan tập trung ở trại Choucha, Ras Djir. Nhiều người tị nạn đã được đưa về nước nhờ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế, nhưng vẫn còn hàng ngàn người vẫn đang ở các trại tị nạn với điều kiện vệ sinh tồi tệ, thiếu thức ăn, nước uống...


Người tị nạn đứng chờ thông tin liệu họ có được đưa về nước hay không tại một trại tị nạn ở Ras Djir.


Những hàng người dài và chật ém đứng chờ nhận thức ăn tại một trại tị nạn của LHQ ở Ras Djir.

Quảng cáo




Những đồng nghiệp người Bangladesh mừng rỡ ôm nhau khi hội ngộ tại trại tị nạn ở biên giới Libya - Tunisia.


Tình trạng chen lấn, xô đẩy đã xảy ra ở những khu vực đầy hỗn loạn này.


Một người đàn ông Ai Cập đang ngồi trên xe buýt để chờ được đưa đến trại tị nạn sau khi vượt qua biên giới vào Tunisia.


Một nhóm người ngồi chờ để được rời Libya, vào Tunisia.


Những người đàn ông Ghana ngóng chờ thông tin được hồi hương và hộ chiếu ở một trại tị nạn của LHQ ở Ras Djir.


Một người phụ nữ Ai Cập với đứa con trong lòng ngồi trên xe buýt tại một trại tị nạn ở Ras Djir. Người dân Tunisia và Ai Cập đã lái xe đến khu vực biên giới để giúp đỡ những người tị nạn rời khỏi Libya, thậm chí nhiều người đã cho người lại vào nhà mình ở, những nhóm cứu trợ quốc tế cho biết.


Một cậu bé người Bangladesh ngồi với những người thân trong gia đình trên một chiếc xe buýt ở trại tị nạn gần khu vực biên giới Libya và Tunisia.


Một người đàn ông với chiếc khẩu trang trên miệng, nhìn về nơi xa xăm. Tương lai của những người tị nạn đang trở nên mờ mịt hơn khi tình hình bất ổn ở Libya vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.​

Các bạn có thể xem thêm những hình ảnh khác tại link nguồn bài viết này.

43 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thật đáng buồn khi đất nước lâm vào hỗn loạn của bạo lực và chiến tranh
Chiến tranh là đau thương, dù bên "chính" hay bên "tà" chiến thắng thì người dân vẫn là khổ nhất. Đất nước mình đang hòa bình, đó là điều hạnh phúc cho người dân VN!
bad_child88
ĐẠI BÀNG
13 năm
đang sống trong loạn lạc thì đúng hơn =)), sắp chết hết vì xăng lên giá nè bác
LILY0208
ĐẠI BÀNG
13 năm
thế giới hiện đại càng ngày càng nguy hiểm thật! Nhìn những ánh mắt của người dân chạy lánh nạn thật xót xa! Không lẽ giải pháp đầu tiên là bạo lực trước rồi hòa giải sau sao? Đúng là văn hóa bom đạn! càng hiện đại càng nguy hiểm, thêm 1 đất nước nữa "được" tàn phá, Hết thảm họa từ thiên nhiên rồi tới thảm họa do bàn tay con người tạo nên! gẫm càng ngám ngẫm! xót xa cho con người với con người!
Và cũng đã có nhiều câu hỏi được đặt ra về mục đích tấn công Libya của các nước phương Tây?

dầu mỏ .đơn giản thế thôi :bounce:
PingMD
CAO CẤP
13 năm
Chiến tranh làm cho con người khổ sở, ước gì mọi chuyện luôn luôn đc dàn xếp trên bàn or trên giường.
Dr.Vein
ĐẠI BÀNG
13 năm
Trong cuộc họp giao ban với báo chí hàng tuần tại Bộ TTTT, đã có văn bản không đưa tin xoáy sâu vào Lybia, nhất là những hành động lật đổ...! Chỉ cho đưa tin về thường dân bị dính đạn!
Khẹc khẹc.
bác là tổng biên tập của báo nào thế ..., theo em biết chỉ có tổng biên tập mới có mặt trong các buổi giao ban như thế ..., solococo quá
alexzai
TÍCH CỰC
13 năm
buồn và đẹp! ngoài ra không có gì để nói nữa!
Thấy may mắn vì không phải là 1 trong số họ...
Gahdaphi gì đó anh nói chú ăn no rồi xuống đi cho dân nhờ, đánh nhau thì chỉ có dân đen là khổ mà nguy cơ chú ko có đất dung thân cũng có chứ ko phải ko đâu kaka
chiến tranh thì chỉ có người dân là khổ thôi, hy vọng chiến tranh sẽ nhanh kết thúc
Dân đen bao giờ cũng khổ, dù là thời chiến hay thời bình,
Dung2503
ĐẠI BÀNG
13 năm
Thương họ quá mà ko biết fai làm thế nào, trái tim thì lớn mà khả năng còn han hẹp quá
wave30z2
TÍCH CỰC
13 năm
dân tộc bị xâm lược mà cũng có những gương mặt kiểu này sao , pó tay
ý chú là ntn ... cm dở người ... ở tinhte 2011 vẫn còn thành phần ntn .... ý chú là sao ... ghi rõ ra .... những gương mặt kiểu này là sao ... ? ... người trong ao hồ .... trẻ trâu .
Thật đáng buồn khi đất nước lâm vào hỗn loạn của bạo lực và chiến tranh
Mình chẳng biết trong thời gian nắm quyền thì cái ông Tổng thống Muammar Gaddafi đã làm những điều gì với nhân dân Lybia, nhưng thiển nghĩ của em thì khi ông ấy bị lật đổ rồi thì người dân của Lybia chắc gì đã được yên ổn? Với cái mỏ dầu lớn chiếm 1/3 thế giới( hình như vậy) đó thì sẽ còn bao nhiêu cuộc tranh giành để chiếm được nó, giữa các phe phải trong nước và cả ngoại quốc nữa.
Em chẳng tin sự ổn định hậu Muammar Gaddafi.
Ảnh đẹp quá, ko biết có xảy ra chiến tranh thế giờ T3 ko ta. .................Hy vọng Hòa Bình
Tại sao những người khởi xướng chiến tranh ko đặt mình vào vị trí của những người dân, mình sẽ như thế nào, người thân của mình sẽ ra sao khi sống trong hoàn cảnh đó? Chiến tranh không có ý nghĩa gì cả, vô nghĩa
cuongnm11
TÍCH CỰC
13 năm
Họ thật may mắn. Dù bây giờ còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng tương lai họ và con em họ sẽ được sống trong một đất nước không có độc tài.
pác noi chuẩn 1 ngày k xa họ sẽ là 1 nước phát triển , con chau họ sẽ dc giáo duc , ấm no k bị chén ép và có thể là cường quốc , còn VN "rừng vàng biển bạc" nhưng đang phát triển mãi mà chưa phát triển.
Bổ sung thêm 1 tấm hình có liên quan :




Người tỵ nạn Việt Nam nằm nghỉ mệt tại trạm chuyển tiếp ở biên giới Lybia - Tuynidi sau chặng đường chạy loạn không nghỉ từ trung tâm Lybia . (Zohra Bensemra/Reuters) #



Source : http://www.boston.com/bigpicture/2011/03/faces_of_the_displaced.html#photo38

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019