eDoctor
TÍCH CỰC
7 chứng bệnh tâm lý thường gặp - trầm cảm có phải là nguy hiểm nhất?

Bệnh tâm lý chỉ là tên gọi chung, trên thực tế, có rất nhiều loại bệnh khác nhau. Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy chúng có những biểu hiện, triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên, về bản chất, có thể chia thành những chứng bệnh khác nhau, dựa trên các điểm khác biệt về mặt khoa học.

Cuộc sống hiện tại với nhiều lo lắng và áp lực khiến cho cụm từ “bệnh tâm lý” dường như đang trở nên phổ biến hơn. Một số người có thể tự mình chữa lành bằng các phương pháp như yoga, thiền định, … Tuy nhiên, nhiều người phải cần đến sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý và những người xung quanh.

Hãy cùng eDoctor tìm hiểu một số bệnh tâm lý phổ biến, hiểu rõ và có biện pháp điều trị từ sớm nếu gặp phải để hạn chế những ảnh hưởng không tốt nhé!

📌Những loại bệnh tâm lý thường gặp


1️⃣Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder)
Người mắc chứng bệnh này thường gặp phải nỗi lo sợ trước những tình huống và mối quan hệ xã hội, ngại giao tiếp với với mọi người và sợ mình sẽ bị mất mặt trước đám đông.

Thế nhưng chúng ta đừng nhầm tưởng bất kỳ nỗi sợ hãi nào khi giao tiếp với người khác cũng là bệnh tâm lý.

Chẳng hạn, một người ngại phát biểu trước đám đông nhưng nỗi sợ hãi của anh ta không hề ảnh hưởng tới nhịp sống và công việc hằng ngày mà chỉ do anh ta chưa tự tin và căng thẳng.

Còn đối với người mắc bệnh SAD, họ sẽ trở nên kích động, hoảng loạn, không kiểm soát được và dẫn tới việc thu mình vào một góc. Tình trạng cứ kéo dài và có khả năng dẫn đến bệnh chuyển nặng sang tự kỷ, trầm cảm.

2️⃣Rối loạn lưỡng cực (Bipolar affective disorder)
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một loại rối loạn tâm trạng, trước đây được gọi là “hưng cảm” hoặc “rối loạn hưng - trầm cảm”. Điều này là bởi vì một người bị rối loạn lưỡng cực trải qua các giai đoạn hưng cảm (hưng phấn) và trầm cảm.

Người đó có thể có hoặc không có các triệu chứng loạn thần. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được biết, nhưng các chuyên gia cho rằng chủ yếu là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, các tác nhân gây căng thẳng từ môi trường cũng có thể gây ra các đợt bệnh tâm thần này.

3️⃣Rối loạn lo âu (Anxiety Disorders)

Quảng cáo


Là những rối loạn được định hình bởi sự bất thường và quá mức trong những nỗi sợ, nỗi lo lắng, lo âu và những sự xáo trộn có liên quan khác về hành vi.

Nỗi sợ hãi liên quan đến cơ chế phản ứng của cơ thể trước một mối nguy hiểm, dù có thật hay do tưởng tượng ra.

Rối loạn này sẽ làm con người ta luôn canh cánh lo sợ mối lo tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.

4️⃣Trầm cảm (Depression)
Đây có lẽ là căn bệnh tâm lý thường gặp và đáng sợ nhất trong số tất cả các chứng bệnh tâm lý, là kẻ thù nguy hiểm của tất cả mọi người.

Ban đầu, bệnh biểu hiện chưa thật sự rõ ràng, người bệnh chỉ cảm thấy luôn trong trạng thái buồn bã, lo âu, nóng giận vô cơ, mất kiểm soát.

Dần dần, họ trở nên bi quan, cảm thấy cuộc sống buồn tẻ, bế tắc và mất niềm tin vào cuộc sống. Những suy nghĩ tiêu cực cứ luôn bủa vây, đeo bám họ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nhất là người bệnh muốn giải thoát bởi cái chết.

Quảng cáo



5️⃣Chứng mất ngủ - Insomnia
Nghe có vẻ không được ấn tượng đúng không? Nhưng kỳ thực, chứng bệnh này khá nguy hiểm. Người bệnh vẫn ngủ, nhưng không thể ngủ đủ giấc, có khi chỉ ngủ được 30 phút/đêm.

Chính vì vậy mà người lúc nào cũng mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, dễ dẫn đến nhiều căn bệnh tâm lý khác nữa.

6️⃣Rối loạn tâm thần
Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tâm thần có thể bị hoang tưởng, ảo giác và suy nghĩ lẫn lộn, ... Rối loạn tâm thần có thể xảy ra do một số bệnh tâm thần, ngoài ra cũng bao gồm rối loạn tâm thần do ma túy, tâm thần phân liệt và rối loạn tâm trạng.

7️⃣Rối loạn nhân cách (personality disorder)
Rối loạn nhân cách là 1 dạng thức rối loạn tinh thần tác động đến cách mà chúng ta điều khiển cảm xúc, hành vi và các mối quan hệ.

Rối loạn nhân cách có thể xuất hiện trong 40 – 60% thời gian và dày trưng bởi một bộ các khuôn chủng loại hành vi kéo dài thường sẽ kéo theo sự hủy hoại đáng kể về đời tư, xã hội và sự nghiệp.

Rối loạn nhân cách là một hội chứng tâm lý đặc biệt, thời gian chữa trị kéo dài nên đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng của bệnh nhân, cũng như những chăm sóc tận tình của người thân để khắc phục tâm lý của người mắc hội chứng.

💥Điều trị các chứng bệnh tâm lý như thế nào❓
Hai hình thức điều trị bệnh tâm lý chính là dùng thuốc và liệu pháp tâm lý. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của mỗi cá nhân bởi từng loại thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn và theo dõi liên tục cho đến khi tìm được loại thuốc phù hợp.

Trị liệu tâm lý cho các chứng bệnh có thể bao gồm việc gặp gỡ, giao tiếp với những người trong một nhóm đang gặp các vấn đề tương tự, sự hỗ trợ từ gia đình, trò chuyện và tâm sự cùng bác sĩ tâm lý, …

Điều quan trọng là bệnh nhân phải học cách đối phó khi những các tình trạng tâm lý xảy ra và học cách tìm kiếm sự trợ giúp từ mọi người xung quanh, mở lòng và thường xuyên chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp.

Nghiên cứu và tìm hiểu nhiều về chứng rối loạn cụ thể là điều rất quan trọng để giúp bạn quản lý tâm lý của mình và có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và viên mãn.

Ngoài ra, bạn nên xây dựng cho mình một tư duy tích cực, tinh thần lạc quan và thói quen sống lành mạnh. Đây chính là những yếu tố mang tính chất quyết định, giúp bạn đương đầu với thử thách, vượt qua các tình trạng tâm lý một cách dễ dàng.

Nguồn: betterhealth.vic.gov.au, psychguides.com


Tải ngay ứng dụng eDoctor: https://dl.edoctor.io/taiapp để nhận thông tin sức khỏe mỗi ngày hoặc truy cập https://edoctor.io/suc-khoe

#tintuc #suckhoe #biquyetsong #covid19 #cuocsong #congnghe
2
2
Hải Linh Phạm
ĐẠI BÀNG
Like
0
trầm cảm thật sự đáng sợ, nhất là với các bạn trẻ và trẻ vị thành niên
0
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019