7 điều có thể bạn chưa biết về emoticon

viethung93
14/6/2011 7:0Phản hồi: 0
7 điều có thể bạn chưa biết về emoticon
Phải nói rằng hầu như tất cả chúng ta ai cũng biết đến những cụm kí tự 😃 ;-) :-( có nghĩa là gì đúng không nào. Nếu bạn không dùng thì hẳn ít nhất bạn cũng phải đã gặp vài lần trong những lúc đi dạo trên Internet, nhưng bạn có thể tin được rằng những cụm kí tự thể hiện cảm xúc ấy đã có từ thế kỉ 19 không? Hay bạn có biết ai đã nghĩ ra cách sử dụng các dấm hai chấm, dấu ngoặc, … để thể hiện cảm xúc như vậy không? Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn 7 điều thú vị có thể bạn chưa biết về Emoticon - những kí hiệu cảm xúc.

1. Emoticon xa xưa nhất


[​IMG]

Những emoticon đầu tiên này xuất hiện trên tờ Puck, một tạp chí trào phúng của Mỹ, số xuất bản ngày 30/03/1881. Tuy giờ đây tờ báo này không còn hoạt động nữa, bạn vẫn có thể tìm được bản scan của nó tại Wikimedia: Link.

2. Emoticon của Tổng thống Abraham Lincoln


Năm 2004, một đội ngũ chuyên gia của công ty lưu trữ tư liệu Proquest đã vô tình bắt gặp một phiên bản sử dụng emoticon thậm chí còn xưa hơn của tờ Puck, đó là trong một bản thảo diễn văn của Tổng thống Abraham Lincoln của Mỹ vào năm 1862.

[​IMG]
(Chú ý dòng thứ 6 trong hình)​

Ngay lập tức, nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra và chưa đi đến hồi kết. Một bên cho rằng đó chính xác là một emoticon, phe còn lại bảo vệ ý kiến rằng đó chỉ đơn giản chỉ là lỗi đánh máy. Theo mình, rõ ràng đây chỉ là một dấu chấm phẩy thừa, không hơn không kém. Vả lại, với người Mỹ, họ lại thường dùng kiểu ;-) thay vì ;) như chúng ta.

3. Emoticon trên Internet


[​IMG]

Vào ngày 19/09/1982, một kĩ sư vi tính của Đại học Carnegie Mellon mang tên Scott Fahlman lần đầu tiên đưa ra quy tắc sử dụng các dấu câu để biểu lộ cảm xúc để phân biệt các tin gửi mang tính đùa vui với các tin gửi mang tính nghiêm túc.
Từ đó, Scott Fahlman được biết đến là cha đẻ của emoticon.

4. Emoticon của phương Đông và phương Tây


Cũng giống như ngôn ngữ, mỗi nơi lại một khác; cũng như thế, emoticon cũng có nhiều dạng. Chúng ta có thể gọi nôm na Tây phương và Đông phương. Các emoticon kiểu phương Tây thường được đọc theo chiều ngang, từ trái sang phải, còn emoticon phương Đông thường được đọc liền khi nhìn vào, tức đọc đúng chiều viết. Ví dụ sau sẽ làm bạn hiểu rõ hơn:

Quảng cáo


[​IMG]

5. Thống kê về Emoticon


Vào năm 2007, một cuộc khảo sát trên 40.000 người dùng Yahoo! Messenger của công ty này cho thấy có lên tới 82% trong số họ sử dụng emoticon trong khi chat. Thú vị hơn, 83% cho rằng các cảm xúc "vui" và "yêu" là 2 cảm xúc mà họ dùng biểu tượng để miêu tả nhiều nhất. 57% cho biết họ sẽ thổ lộ lòng mình với "người thương" bằng emoticon thay vì bằng câu chữ.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy có tới 66% người dùng Yahoo! Messenger nhớ ít nhất 3 cụm kí tự emoticon, 19% nhớ nhiều hơn 10 emoticon. Còn bạn thì sao? ;)

6. Sự phát triển của Emoticon


Được tích hợp và trở thành một phần không thể thiếu được của các phần mềm chat như Yahoo! Messenger, Windows Live Messenger, AIM, ICQ, emoticon được phát triển không ngừng, từ chỗ chỉ là những kí hiệu đơn giản nay đã lên đến những tổ hợp phức tạp hơn, đại diện cho nhiều loại cảm xúc khác nhau được thể hiện ra bằng hình ảnh động.

[​IMG]

Quảng cáo


Ngay cả trong Gmail, ta vẫn có thể tìm thấy "emoji" nằm trong danh mục các Labs thử nghiệm của Google. Để sử dụng bộ emoticon này với email mình, bạn chỉ cần vào Settings > Labs và chọn Enable ở Extra Emoji.

Và Yahoo! Messenger cũng có một bộ emoticon ẩn mà bạn phải học thuộc mới sử dụng được:
[​IMG]


7. Đăng kí thương hiệu


Năm 2000, Công ty Despair Inc. đã đăng kí biểu tượng buồn :-( cho riêng mình. Thậm chí công ty này đã dọa khởi kiện 7 triệu người dùng Internet bởi việc họ sử dụng emoticon này trong email của mình, tuy nhiên việc làm này đã nhận được không ít lời chỉ trích.

Cũng lúc đó, một doanh nhân người Nga là Oleg Teterin quyết đinh đăng kí biểu tượng ;-), biểu tượng nháy mắt cho mình ở Nga. Trong một buổi phỏng vấn tivi, ông cho biết động thái này chỉ nhắm vào các tổ chức, công ty sử dụng "trái phép" emoticon mà ông đã đăng kí. Ông cũng cho biết thêm các công ty sẽ được sử dụng emoticon này thoải mái nếu mua phép từ công ty của ông với giá "chỉ" nằm ở tầm… chục nghìn đô-la. Đọc thêm về việc này



Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019