Con gái tỏ tình trước
Nguyễn Thiện - Trường Sơn
Trong một buổi nói chuyện chuyên đề: Những điều cần biết về tình yêu của tuổi học trò do NVH Thanh Niên tỏ chức gần đây các bạn gái đã xoay quanh vấn đề nữ có nên bất đèn xanh trước không? ý kiến người phụ trách buổi nói chuyện là nên quá đi chứ. Một tràng pháo tay như pháo nổ kéo dài hồi lâu. Rồi lại bật ra tiếp câuhỏi: vậy chúng em phải bật đèn xanh như thế nào? Vấn đề lại trở nên không đơn giản, vì rất dễ sinh ra tác dụng ngược...
Không bật... không được!
H. và N. quen nhau từ hồi phổ thông. Cả hai đã có nhiều kỷ niệm khó quên. Mùa hè cuối cùng của tuổi học trò biết bao điều muốn nói, nhưng... cả hai vẫn im re. Lên đại học, mỗi người một trường. Dầu vậy, mọi thông tin về N. luôn được H. thu vào bộ nhớ hết sức đầy đủ. N. là một cô gái vô cùng dễ thương, hoạt bát và nhiều bạn gái lẫn trai theo đúng nghĩa bạn bè. Nhưng H. thấy vậy, càng mặc cảm và tự thu mình lại, nửa năm mới ghé thăm N. một lần, lần nào cũng chỉ ấm ớ toàn những chuyện... vô duyên, không ăn nhập gì đến vấn đề nóng hổi của hai người. Còn N., dầu biết lòng mình đã yêu H. nhưng cô vẫn giữ y nguyên tắc: con gái không có quyền bật đèn xanh trước nên cứ lặng lẽ, chờ... một tháng H. ghé thăm... một lần, rồi thiếp tục chờ... Mãi đến 6 năm sau, khi H. lấy vợ thì N. mới biết là mình sai lầm và thấm thía câu ngạn ngữ: Muốn vô nhà mà không gõ cửa ai biết? Tình yêu cũng vậy. Yêu mà không nói ra thì... đúng là "chết trong lòng một ít!" vây!
Mà bật... lại càng không được!
Cô thợ may H.T, 25 tuổi, ngụ ở P.5 Gò Vấp, quen với anh chàng tên là M.N . đang làm tiếp thị cho công ty đại diện phân phối sơn Nippon. Đi chơi với nhau tự nhiên như hồi còn.. mẫu giáo, vậy mà anh chàng H.T cứ lờ đi chuyện của con tim, chẳng gài số tới cùng chẳng để số de. Chuyện kéo dài đến nỗi cả cha mẹ của cô H.T phải sốt ruột, thăm hỏi cô liền tù tì làm cô phát sợ, đứng ngồi không yên. Cuối cùng cô phải liều ... bật đèn xanh trước cho yên tâm.
Đó là đêm Giáng Sinh, hai người đi bên nhau lòng vòng Sài Gòn, đến khi mỏi chân ngồi nghỉ trước nhà thờ Đức Bà. Ngồi chờ hoài mà anh chàng cứ cà kê dê ngỗng mấy chuyện lãng xẹt nên H.T lấy hết can đảm để nói điều không dễ nói... vậy mà , nghe xong lời tỏ tình của cô gái, anh chàng phán một câu xụi lơ:Anh chưa có định vậy... em đựng ngộ nhận. Sau đó anh chàng đem kể lại chyện này cho bạn thân của mình nghe, rồi cả hai cùng kết luận: con gái như vậy là... hổng được!?
Trong một lần nói chuyện với nhau, chúng tôi được nghe anh T.T.S, kỹ sư trẻ đang công tác tại một công ty dầu khí tâm sự: các cô bây giờ ghê lắm, chẳng còn thuỳ mị, đoan trang như ngày xưa nữa. Khi muốn được yêu, họ đã làm tất cả để chứng tỏ một tình yêu cuồng nhiệt dù không vụ lợi, nhưng mình cũng không thích như vậy. Rồi anh kể: vào công ty làm được 5 tháng, cô ấy tuyên bố nửa đùa nửa thật, tôi là người đàn ông tuyệt vời nhất mà cô ấy chưa từng gặp. Cô ấy tìm đến chị tôi để kết bạn. Lui tới bệnh viện chăm sóc tận tìnhkhi tôi mổ ruột thừa. Lễ Vu lan, cô gợi ý đi cùng đi thăm mộ mẹ tôi... Tôi biết, cô ấy là người tốt, nhưng những gì cô ấy làm lại tạo cho tôi cái cảm giác bị dồn đuổi, mất hết cảm hứng để tìm hiểu cô ấy. Tôi không hiểu, điều ấy là thật lòng hay nguỵ tạo.. Khổ nỗi, bây giờ ai cũng ngỡ cô ấy là vợ của tôi, dù thật ra không phải vậy.
Ngôn ngữ tình yêu: đâu chỉ bằng lời!
Ngày nay, nam nữ đã bình quyền trênmọi phương diện, trong đó có quyền được yêu, được tỏ tình với người mình yêu, điều đó không ai chối cãi. Nhưng theo quan niệm truyền thống trong vấn đề này của người Việt ta thì khi phái yếu ra tay trước rất dễ khiến người bên kia bị... dội. Cho nên, nếu nói con gái có quyền được tỏ tình trước thì chỉ đúng trên lý thuyết, còn thực tế thì theo thạc sĩ tâm lý Phạm ánh Hoà, trong việc tỏ tình, con gái không nên xí phần với con trai. Khi người con trai không dám tỏ tình thì liệu anh ta có dám làm những chuyện khác để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc? Người con gái liệu có thể tin tưởng được vào một nơi nương dựa như thế? Còn khi anh ta chưa muốn tỏ tình thì có nhiều lý do. Hoặc, trong lòng còn lượng lự, lựa chọn; hoặc, còn mặc cảm, hoài nghi tình cảm của người con gái.... Cô gái chủ động tỏ tình trước làm cho anh ta cảm thấy mình càng yêu hơn... Vì vậy, tốt nhất vẫn là nhường lời nói đầu cho đấng mày râu. Nói vậy, không có nghĩa các bạn gái có quyền yên tâm chờ "sung rụng". Điều các bạn nên làm là phải tạo điều kiện cho người ta dễ bật ra lời tỏ tình. Cần phải hiểu rằng, ngôn ngữ tình yêu không chỉ có lời nói. Chính thái độ dịu dàng, trìu mến, sự tế nhị chăm sóc nhau,... là những biểu hiện cụ thể nhất, để bên kia biết mà tiến tới, nếu họ thật sự có "ý đồ" với mình.
Trong một thống kê bỏ túi từ các hội quán sinh viên, chúng tôi thấy rằng: hầu hết, nếu như không muốn nói là tất cả, chẳng có anh chàng nào thiết tha với những cô gái thiên về sự dễ dãi và mạnh bạo. Đồng ý là bình quyền nhưng tâm lý của phái mạnh thường dị ứng trước sự tấn công của phái yếu. Trong tình yêu không phải hễ cứ cho là được nhận. Không phải cứ ra tay trước là nắm chắc phần thắng.
Nguyễn Thiện - Trường Sơn
Trong một buổi nói chuyện chuyên đề: Những điều cần biết về tình yêu của tuổi học trò do NVH Thanh Niên tỏ chức gần đây các bạn gái đã xoay quanh vấn đề nữ có nên bất đèn xanh trước không? ý kiến người phụ trách buổi nói chuyện là nên quá đi chứ. Một tràng pháo tay như pháo nổ kéo dài hồi lâu. Rồi lại bật ra tiếp câuhỏi: vậy chúng em phải bật đèn xanh như thế nào? Vấn đề lại trở nên không đơn giản, vì rất dễ sinh ra tác dụng ngược...
Không bật... không được!
H. và N. quen nhau từ hồi phổ thông. Cả hai đã có nhiều kỷ niệm khó quên. Mùa hè cuối cùng của tuổi học trò biết bao điều muốn nói, nhưng... cả hai vẫn im re. Lên đại học, mỗi người một trường. Dầu vậy, mọi thông tin về N. luôn được H. thu vào bộ nhớ hết sức đầy đủ. N. là một cô gái vô cùng dễ thương, hoạt bát và nhiều bạn gái lẫn trai theo đúng nghĩa bạn bè. Nhưng H. thấy vậy, càng mặc cảm và tự thu mình lại, nửa năm mới ghé thăm N. một lần, lần nào cũng chỉ ấm ớ toàn những chuyện... vô duyên, không ăn nhập gì đến vấn đề nóng hổi của hai người. Còn N., dầu biết lòng mình đã yêu H. nhưng cô vẫn giữ y nguyên tắc: con gái không có quyền bật đèn xanh trước nên cứ lặng lẽ, chờ... một tháng H. ghé thăm... một lần, rồi thiếp tục chờ... Mãi đến 6 năm sau, khi H. lấy vợ thì N. mới biết là mình sai lầm và thấm thía câu ngạn ngữ: Muốn vô nhà mà không gõ cửa ai biết? Tình yêu cũng vậy. Yêu mà không nói ra thì... đúng là "chết trong lòng một ít!" vây!
Mà bật... lại càng không được!
Cô thợ may H.T, 25 tuổi, ngụ ở P.5 Gò Vấp, quen với anh chàng tên là M.N . đang làm tiếp thị cho công ty đại diện phân phối sơn Nippon. Đi chơi với nhau tự nhiên như hồi còn.. mẫu giáo, vậy mà anh chàng H.T cứ lờ đi chuyện của con tim, chẳng gài số tới cùng chẳng để số de. Chuyện kéo dài đến nỗi cả cha mẹ của cô H.T phải sốt ruột, thăm hỏi cô liền tù tì làm cô phát sợ, đứng ngồi không yên. Cuối cùng cô phải liều ... bật đèn xanh trước cho yên tâm.
Đó là đêm Giáng Sinh, hai người đi bên nhau lòng vòng Sài Gòn, đến khi mỏi chân ngồi nghỉ trước nhà thờ Đức Bà. Ngồi chờ hoài mà anh chàng cứ cà kê dê ngỗng mấy chuyện lãng xẹt nên H.T lấy hết can đảm để nói điều không dễ nói... vậy mà , nghe xong lời tỏ tình của cô gái, anh chàng phán một câu xụi lơ:Anh chưa có định vậy... em đựng ngộ nhận. Sau đó anh chàng đem kể lại chyện này cho bạn thân của mình nghe, rồi cả hai cùng kết luận: con gái như vậy là... hổng được!?
Trong một lần nói chuyện với nhau, chúng tôi được nghe anh T.T.S, kỹ sư trẻ đang công tác tại một công ty dầu khí tâm sự: các cô bây giờ ghê lắm, chẳng còn thuỳ mị, đoan trang như ngày xưa nữa. Khi muốn được yêu, họ đã làm tất cả để chứng tỏ một tình yêu cuồng nhiệt dù không vụ lợi, nhưng mình cũng không thích như vậy. Rồi anh kể: vào công ty làm được 5 tháng, cô ấy tuyên bố nửa đùa nửa thật, tôi là người đàn ông tuyệt vời nhất mà cô ấy chưa từng gặp. Cô ấy tìm đến chị tôi để kết bạn. Lui tới bệnh viện chăm sóc tận tìnhkhi tôi mổ ruột thừa. Lễ Vu lan, cô gợi ý đi cùng đi thăm mộ mẹ tôi... Tôi biết, cô ấy là người tốt, nhưng những gì cô ấy làm lại tạo cho tôi cái cảm giác bị dồn đuổi, mất hết cảm hứng để tìm hiểu cô ấy. Tôi không hiểu, điều ấy là thật lòng hay nguỵ tạo.. Khổ nỗi, bây giờ ai cũng ngỡ cô ấy là vợ của tôi, dù thật ra không phải vậy.
Ngôn ngữ tình yêu: đâu chỉ bằng lời!
Ngày nay, nam nữ đã bình quyền trênmọi phương diện, trong đó có quyền được yêu, được tỏ tình với người mình yêu, điều đó không ai chối cãi. Nhưng theo quan niệm truyền thống trong vấn đề này của người Việt ta thì khi phái yếu ra tay trước rất dễ khiến người bên kia bị... dội. Cho nên, nếu nói con gái có quyền được tỏ tình trước thì chỉ đúng trên lý thuyết, còn thực tế thì theo thạc sĩ tâm lý Phạm ánh Hoà, trong việc tỏ tình, con gái không nên xí phần với con trai. Khi người con trai không dám tỏ tình thì liệu anh ta có dám làm những chuyện khác để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc? Người con gái liệu có thể tin tưởng được vào một nơi nương dựa như thế? Còn khi anh ta chưa muốn tỏ tình thì có nhiều lý do. Hoặc, trong lòng còn lượng lự, lựa chọn; hoặc, còn mặc cảm, hoài nghi tình cảm của người con gái.... Cô gái chủ động tỏ tình trước làm cho anh ta cảm thấy mình càng yêu hơn... Vì vậy, tốt nhất vẫn là nhường lời nói đầu cho đấng mày râu. Nói vậy, không có nghĩa các bạn gái có quyền yên tâm chờ "sung rụng". Điều các bạn nên làm là phải tạo điều kiện cho người ta dễ bật ra lời tỏ tình. Cần phải hiểu rằng, ngôn ngữ tình yêu không chỉ có lời nói. Chính thái độ dịu dàng, trìu mến, sự tế nhị chăm sóc nhau,... là những biểu hiện cụ thể nhất, để bên kia biết mà tiến tới, nếu họ thật sự có "ý đồ" với mình.
Trong một thống kê bỏ túi từ các hội quán sinh viên, chúng tôi thấy rằng: hầu hết, nếu như không muốn nói là tất cả, chẳng có anh chàng nào thiết tha với những cô gái thiên về sự dễ dãi và mạnh bạo. Đồng ý là bình quyền nhưng tâm lý của phái mạnh thường dị ứng trước sự tấn công của phái yếu. Trong tình yêu không phải hễ cứ cho là được nhận. Không phải cứ ra tay trước là nắm chắc phần thắng.