Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


8 công ty Nhật bao gồm Toyota hợp tác thành lập hiệp hội sản xuất chip tiên tiến Rapidus

bk9sw
10/12/2022 14:43Phản hồi: 47
8 công ty Nhật bao gồm Toyota hợp tác thành lập hiệp hội sản xuất chip tiên tiến Rapidus
Thế giới không thể phụ thuộc duy nhất vào Trung Quốc hay Đài Loan về sản xuất bán dẫn. Nhật Bản nhận thấy cơ hội mở để trở thành một giải pháp thay thế và mới đây, một loạt các ông lớn công nghệ của nước này đã hợp lực thành lập hội đồng sản xuất chip tiên tiến có tên Rapidus.

Rapidus bao gồm Kioxia, NEC, NTT, SoftBank, Denso Corp, MUFG Bank, SonyToyota và mục tiêu của công ty này là nhằm phát triển và sản xuất hàng loạt sản phẩm bán dẫn thế hệ tiếp theo vào năm 2027. Rapidus đã nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ Nhật Bản với khoản tài trợ 70 tỉ yen. Theo bộ công nghiệp Nhật Bản thì mỗi công ty tham gia sẽ đầu tư xấp xỉ 1 tỉ yên vào Rapidus, riêng MUFB Bank góp 300 triệu yên.

011 Rapidus members.jpg
Sự thành lập của Rapidus xuất hiện vào thời điểm nguồn cung chip toàn cầu đang bị thiếu hụt, ảnh ưởng đến nhiều ngành công nghiệp từ sản xuất xe hơi đến điện tử tiêu dùng. Bộ trường bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản - Yasutoshi Nishimura cho biết: "Bán dẫn đang trở thành thành phần tối quan trọng để phát triển các công nghệ tối tân nhất như AI, công nghiệp số và công nghệ sức khỏe. Nó sẽ còn trở nên quan trọng hơn nữa từ khía cạnh an ninh kinh tế" vì những rủi ro địa chính trị đang nổi lên.

011 Rapidus.jpg
Rapidus và IMEC, Bỉ ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển chip tiên tiến hôm 7 tháng 12.

Trước đó thì Nhật đã công bố kế hoạch đầu tư 350 tỉ yen để xây dựng một trung tâm nghiên cứu hợp tác với Hoa Kỳ. Mục tiêu là để phát triển chip tiên tiến dùng tiến trình 2nm. Một loạt các viện nghiên cứu và công ty bán dẫn tại Mỹ, Nhật và châu Âu sẽ tham gia vào nhóm nghiên cứu này. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật cũng có kế hoạch đầu tư 450 tỉ yen cho hoạt động sản xuất tiên tiến và 370 tỉ yen để đảm bảo nguồn cung vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất.

IBM được cho là đang hợp tác vơi Rapidus để cấp quyền sử dụng công nghệ sản xuất chip cận 2nm tại Nhật. Rapidus hướng đến mục tiêu phát triển chip 2nm dành cho nhiều ứng dụng như 5G, máy tính lượng tử, trung tâm dữ liệu, phương tiện tự hành và thành phố thông minh.

Vị thế của Nhật Bản trên thị trường bán dẫn vẫn là trợ cấp cho các công ty bán dẫn thuộc các nước đồng minh như TSMC của Đài Loan, Micron và WD của Mỹ để mở rộng sản xuất chip tại Nhật. Rapidus sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực bán dẫn của Nhật bằng hoạt động R&D và sản xuất chip tiên tiến. Dây chuyền sản xuất bán dẫn mới nhất của Nhật vẫn sử dụng tiến trình 40nm trong khi các đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu đã xuống đến 2nm.

The Japan Times
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

có sự vận động ko hề zui cho a bạn thích mình là "đệ nhất thiên hạ" nhưng lại ngáo ộp thì được cho vào một gốc gáy ộp ộp =))
Về xây dựng quản lý các nhà máy gia công sx, trên thế giới này khó ai bì đc Đài Loan, tôi thấy các nhà máy gia công sx cho adidas, nike..., 90% là của Đài Loan
@jamestran Tưởng vn chuyên gia sx giày chứ
@tamle_o VN nhiều nhà máy sx giày nhưng chủ nhà máy là ĐL
tekar
ĐẠI BÀNG
một năm
@jamestran hehe, Nhật nó ko xây nữa, nhưng nhà máy chip vận hành thì phải liên đới Nhât nhiều, ko thì khỏi có hóa chất luôn
Mạnh ngang A12 là vui rồi
Nhật chơi với nhau à OK rồi, chứ có hàn tham gia là lại nát. Nói về giá công thì đài Loan số 1 thế giới
@tinhdg vậy ah? japan display sao rùi thím? apple bỏ của chạy lấy người toàn mua màn oled của hàn đó thím. mà cả sony sô ní6c gì toàn mua màn oled của hàn ko vậy? haha
@tinhdg @tinhdb thế công ty A nào đó đang phải sd màn hình của ss thế Isheep?
Cố quá làm gì. Vượt Mẽo rồi lại ăn cái vả cấm vận thương mại như hồi mấy chục năm trước thì lại tèo. Hồi đó dân số còn trẻ còn gượng dậy được, chứ giờ toàn ông bà già mà còn bị quả bóp mũi kiểu đó thì lại chả nằm hòm thẳng.
@Wolfrain vn có dân số trẻ toàn đhoc tiến sĩ này kia cũng có gượng nổi đâu 😆)
@hoangtien123 VN không cấp dầu và cung cấp nguyên một hòn đảo cho Mẽo đóng quân 😃)
Chiến tranh Ukr cho thấy vũ khí thông minh ,robot đang chiếm ưu thế ,drone tự tìm diệt ngày càng tinh vi ,ai nắm công nghệ người đó chiến thắng ,sự phân tách các hãng bán dẫn ngày càng dữ dội
@anhcom67 Cái đó quan trọng thật,, trinh sát, tránh thiệt hại về con người, nhưng quyết định chiến thắng thì phải có bộ binh làm chủ trên thực đia, chứ có vũ khí hiện đại đến đâu, bộ binh vẫn chưa làm chủ thì không thể chiến thắng được vẫn là bằng cơm thôi hic
@dinhtdhk22 nhưng drone cắt hết xăng dầu đạn dược lương thực ,càng đông người càng chết nhiều ,đó là lý do bộ binh Nga phải bỏ vũ khí chạy thoát thân ,họ biết drone tìm diệt thiết bị cơ giới
Toàn mấy hãng nổi tiếng. Nhưng chip Nhật thì sẽ đắt lòi ra đấy.
Không chơi với nhau có khi tương lai lại bán mình cho TQ thì khổ
Chip xe toàn Nxp Infineon vs QCom. Anh bán xe nhứt thế giới vs Anh Denso oem số 1 châu Á này bắt tay tự trồng tự ăn hợp lý vl. Nhất là cái thời nhiêu khê bão bùng, sơ hở k có chip phát mất thị phần thì Toy.
Mấy ôg già Nhật bảo thủ này giỏi làm mào chứ 20 năm nay rồi có làm ra được cái gì hay ho đâu, giá thì trên trời so với Hàn-TQ.
Sher
ĐẠI BÀNG
một năm
@bmw_m3vn Đầu năm 1986, Mỹ ra phán quyết rằng giá chip DRAM của Nhật Bản có hành vi bán phá giá và họ áp thuế chống bán phá giá 100% đối với Nhật Bản.

Vào cuối năm 1986, Nhật Bản và Mỹ đã ký "Hiệp định bán dẫn Nhật Bản-Mỹ". Đây là một thỏa thuận khắc nghiệt, và việc giành được thị trường của công ty Nhật Bản đã phải đổi lấy bằng một hiệp ước "mất quyền lực".

Hiệp định 1: Nhật Bản bắt buộc phải mở cửa thị trường chất bán dẫn, và chất bán dẫn của Mỹ phải có thị phần trên 20% tại Nhật Bản.

Hiệp định 2: Các chất bán dẫn của Nhật Bản bị nghiêm cấm bán phá giá tại thị trường Mỹ hoặc các nước khác với giá thấp và giá bán cần phải vượt qua chi phí hạch toán của Mỹ.

Thỏa thuận 3: Fujitsu của Nhật Bản bị cấm mua lại Tập đoàn bán dẫn Fairchild Semiconductor của Mỹ.
Năm 1987, dưới áp lực của Mỹ, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã bắt giữ hai giám đốc điều hành của Tập đoàn Toshiba vì họ đã liên kết với công ty Kongsberg của Na Uy và xuất khẩu bất hợp pháp các sản phẩm công nghệ cao như máy xay xát lớn sang Liên Xô. Đây là "sự cố Toshiba" nổi tiếng.

Sau "sự cố Toshiba", Mỹ và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận rằng Mỹ có quyền tiếp cận tất cả các công nghệ Nhật Bản.
Trích từ Viettimes.
@nonut Haha, ông viết đc cái cmt này thì tôi nghĩ chỗ ông có phổ cập mạng internet mà nhỉ
@Sher Chuẩn đấy bạn, sau khi phát triển thần tốc sau chiến tranh thế giới thứ 2 lên đến vị trí cường quốc thứ 2 thế giới thì đã bị Mỹ bóp lại, dần chuyển hướng sang cho HQ-TQ nên thành ra hậu quả hiện nay của Nhật là sự trì trê, đình đốn, dân số già nua không chịu đẻ dẫn đến sự thiếu sáng tạo và lớp trẻ phần lớn bị nè nặng bở sự bảo thủ của lớp già ăn mày dĩ vãng.
@bmw_m3vn bác nên tìm hiểu về máy quang khắc nhé.. và Canon là cty duy nhất ngoài ASML có khả năng sx
Ông Nhật lo say mê trong chiến thắng luôn cho mình làm đồ bền lâu. Nhìn lại đã muộn thế hệ bây giờ chỉ cần hai ba năm là đã thay mới thiết bị chỉ cần rẻ theo kịp thời đại
@kchungrau V hả v tụi trẻ khôn gê hèn j toàn mua honda vs iphone xài cho bền. Piaggio ế chỏng đít hh
Nhật lên quá Mỹ nó tán ngay
hocleloi
ĐẠI BÀNG
một năm
@thanh_satria Ibm bán quyền sx 2nm thì cp nó chóng lưng sau r
Nhìn đi , nhìn lại cũng công nhận thằng TQ hay ghê , không cần biết là sao chép hay tự phát triển nhưng giờ nó cũng tự sản xuất được tấm nền màn hinh, chip nhớ , cpu và vga nội địa .
Hãy để Việt Nam! Ta đón đầu xu hướng. Cố lên Việt Nam! Ơi
Không có vinfast kí kết!?!? Thiếu sót quá!
@xuannam200691 Cái này để FPT Semiconductor kí nữa 😂
Toshiba chắc tham gia qua Kioxia rồi.
Không biết có nên cơm cháo gì không.
Câu cuối thốn quá vậy 😃
8 công ty sao có 5 ông chụp hình thôi, còn 3 ông nữa đâu nhẻ
Hết Japan Display, giờ là Rapidus. Để coi làm ăn thế nào đã 😂

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019