[The Big Picture] Cuộc sống ở trại tị nạn Dadaab

levuongthinh
16/8/2011 3:3Phản hồi: 97
[The Big Picture] Cuộc sống ở trại tị nạn Dadaab
Phóng viên ảnh Brendan Bannon làm việc cho Polaris Images kể lại rằng: “Lần đầu tiên tôi đến trại tị nạn Dadaab, gần biên giới giữa Kenya và Somalia là vào cuối năm 2006. Kỳ lạ là lúc đó nơi đây bị ngập lụt. Mặt đất nơi tôi ghi lại những bức ảnh ngập dưới gần một mét nước. Sau đó, mọi người bắt đầu rời khỏi Dadaab, chứ không phải là đến đây như hiện nay. Và giờ đây, Dadaab đã trở thành trại tị nạn lớn nhất thế giới, thành phố lớn thứ tư ở Kenya với 440.000 dân với những căn lều tạm bợ làm qua loa bằng cành cây và các tấm vải bạt rách nát, cũ kỹ. Trở lại Dadaab tuần trước là một trải nghiệm về sự khó nghèo cùng cực. Tôi đã đối mặt với sự đau khổ và những nhu cầu của họ. Rảo bước và bắt chuyện với người dân nơi đây, tôi đã nghe những câu chuyện về lòng dũng cảm bất khuất và sự quyết tâm, đưa ra những sự lựa chọn kinh khủng. Hầu hết trong số những người ở Dadaab đã sống sót qua 20 năm chiến tranh ở Somalia, 2 năm hạn hán và giờ đây họ đang phải rời xa quê hương. Họ thực sự đã sống sót. Một buổi sáng nọ, tôi đang nói chuyện với một gia đình có 10 thành viên. Tôi đổ đầy một ly nước từ chiếc bình mang theo và đưa nó cho một cậu bé. Cậu đã uống một ngụm nhỏ, sau đó chuyển cho người em trai và cứ tiếp tục như vậy. Người cuối cùng trả lại chiếc ly cho tôi với một lượng nước còn đủ cho một ngụm. Ở nơi đây, họ chỉ giành lấy những gì họ cần để sống sót và sẵn sàng chia sẻ phần còn lại. Những gì bạn nhìn thấy bên ngoài trông có vẻ cực kỳ mong manh, nhưng thực sự nó ẩn chứa bên trong một sức mạnh ghê gớm và khát khao về sự sống của họ”. Bộ sưu tập ảnh của Brendan Bannon về trại tị nạn Dadaab sẽ kể cho chúng ta về điều đó.


Một cậu bé người Somali và người Mẹ bị bệnh nan y, Haretha Abdi ở trại tị nạn Dadaab, gần biên giới Kenya và Somalia, thuộc khu vực Sừng châu Phi.


Những ngôi mộ mới đắp ở Dagahaley, một phần của trại tị nạn Dadaab đầy ngổn ngang. Hàng chục ngàn người Somali đã phải chạy đến Kenya để tị nạn. Nhiều người đã đến đây trong tình trạng kiệt sức và suy dinh dưỡng sau một hành trình đầy hiểm họa do thời tiết hạn hán và chiến tranh tàn phá Somalia. Hàng trăm người đã chết ở trại tị nạn này do thiếu ăn.


Những người Somali ở trại tị nạn Dagahaley đang mang những đứa trẻ ốm yếu và bị suy dinh dưỡng đến một trung tâm chăm sóc do nhóm Bác sĩ không biên giới thiết lập ở ngoại ô khu trại tị nạn ở đất nước Kenya.


Một bé gái người Somali ngồi trên cành cây ở trại tị nạn Ifo.


Cậu bé mang theo một chiếc gậy nhỏ trong lúc đi tìm đồng cỏ cho bầy gia súc ở một góc khu trại tị nạn Dagahaley, Kenya. Phần đông những người tị nạn Somali mới đến trong thời gian gần đây đã bị mất tất cả bầy gia súc do tình trạng hạn hán kéo dài ở Somali.


Những người Somali này đang ngồi ở khu vực chờ tiếp nhận tại trại tị nạn Ifo. Người tị nạn trước tiên phải đến khu vực chờ tiếp nhận để khám sức khỏe, chích ngừa và lấy dấu vân tay. Họ sẽ được hẹn ngày đăng ký vào trại tị nạn.


Những người tị nạn Somali đứng xếp hàng để chờ được tiếp nhận vào trại Dagahaley. Sau một chặng đường dài, thường là đi bộ qua những khu vực có rất ít nước và thức ăn, những người này phải hoàn tất quá trình đăng ký bao gồm kiểm tra sức khỏe và khẩu phần ăn 21 ngày. Có khoảng 300 người đến 3 khu trại tị nạn ở Kenya mỗi ngày.


Một người phụ nữ Somali đang kéo những cành cây để mang về dựng lều tạm tại khu vực ven trại tị nạn Ifo, Dadaab, Kenya. Khu trại của Cao ủy LHQ về người tị nạn là trại lớn nhất trên thế giới. Hàng chục ngàn người đã đến đây do tình trạng hạn hán và chiến tranh ở Somali.

Quảng cáo




Một người phụ nữ đang dùng những cành cây bé tí xíu và các vật liệu sơ sài để dựng lều cho gia đình. Không hề có chỗ cho những người mới đến Dadaab, vì thế hàng người đến đây hàng tuần phải tự tìm chỗ và làm những căn lều tạm để ở quanh khu vực sa mạc. Tổ chức Bác sĩ không biên giới ước tính cho đến cuối năm 2011 sẽ có khoảng 500.000 người sống trong và xung quanh khu vực trại tị nạn, nơi ban đầu chỉ có khoảng 90.000 người.


Những người tị nạn Somali đang trên đường trở về nơi họ đang sinh sống ở bên ngoài trại tị nạn Dagahaley, gần Dadaab, Kenya.


Người phụ nữ ẵm con bước vào bên trong bệnh viện cho trẻ suy dinh dưỡng nặng ở trại tị nạn Ifo, gần Dadaab.


Cô Fatuma Badel đến từ Buale, người Somali cùng với 8 đứa con đã bỏ chồng ra đi: "Anh ta đã bị ốm và tôi không thể đưa anh ta đi. Tôi không biết anh ấy còn sống hay đã chết. Đứa con nhỏ nhất của tôi đã gần như chết khi đến nay. Cảm ơn Chúa giờ tôi đã có thể nghe thấy tiếng khóc của nó." Badel đã trải qua 3 ngày ở bệnh viện của Tổ chức Bác sĩ không biên giới với đứa con của cô, Mohamud, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Quảng cáo




Một cậu bé người Somali và gia đình đã rời bỏ Bardere, Somali để đến Kenya vào tháng 05/2011 vì đói, hạn hán và chiến tranh. Họ đã đi bộ 32 ngày cùng với chú lừa thồ hàng và sống nhờ vào sự bố thí thức ăn, nước uống từ những người sống dọc theo đường đi.


Một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng nặng trong bệnh viện của Tổ chức Bác sĩ không biên giới ở trại tị nạn Dagahaley. Tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng đang tăng nhanh ở khu trại kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu vào đầu năm nay.


Bác sĩ nhi khoa Luana Lima thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới đang kiểm tra tình trạng cho các bệnh nhi trong một bệnh viện ở trại tị nạn Dagahaley.


Daud Ali, một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng nặng ở trung tâm chăm sóc của Tổ chức Bác sĩ không biên giới ở Dagahaley.


Nhân viên Cao ủy LHQ về người tị nạn, Mehreen Afzal, đang tiến hành đăng ký cho Qatmo Lidow Hussien, một người khuyết tật đến từ Hagar, Somali, được gia đình đưa tới trung tâm tiếp nhận bằng chiếc xe đẩy.


Abdi Hassan, 20 tuổi, một người chăn nuôi lạc đà du mục đã bị đánh đến mức bại liệt bởi các phần từ thuộc tổ chức al-Shabaab sau khi anh ngăn cảnh không cho người ta lấy đi một vài con lạc đà của anh xem như là đóng thuế. Abdi đã rời bỏ Salagale bằng đường bộ cùng với vợ và người thân để đến trại tị nạn Ifo. Từ khi đến đây anh đã phải nằm ở bệnh viện.


Bé gái 2 tuổi, Asli Adow Ali, người Somali bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, đang nằm trong bệnh viện thiết lập bởi tổ chức GIZ, ở trại tị nạn Ifo.


Mariam Mohamud, 30 tuổi, đã sinh con trong đêm trước. Mariam quấn đứa bé bằng những mảnh quần áo màu đỏ và ẵm đứa bé tại một phòng khám sức khỏe của Tổ chức Bác sĩ không biên giới ở trại tị nạn Dagahaley.


Các bệnh nhân đang được đưa đến bệnh viện của Tổ chức Bác sĩ không biên giới trên một chiếc xe cứu thương. Bệnh sởi và tình trạng suy dinh dưỡng đang là những vấn đề bức bách ở các trại tị nạn thuộc Kenya, gần biên giới Somali.


Một người phụ nữ Somali ẵm đứa con nhỏ trên tay sau khi giội nước lên người đứa lớn để làm mát cho bé dưới cái nắng oi bức.


Một người cha ẵm đứa con bị suy dinh dưỡng nặng ngồi trên chuyến xe buýt do Cao ủy LHQ về người tị nạn và tổ chức quốc tế về nhập cư khởi xướng để đưa một nhóm người tị nạn từ Hamey, Kenya. Hầu hết những người tị nạn đi đến các khu trại bằng cách đi bộ. Hành trình đó ẩn chứa đầy nguy hiểm với nạn cướp bóc, nhiều người phụ nữ cho biết họ đã bị hãm hiếp trên đường.


Người tị nạn đang đứng chờ ở khu vực tiếp nhận sau khi rời bỏ Somali. Quá trình tiếp nhận sẽ giúp những người này có thể được nhận thức ăn. Số lượng người đăng ký tị nạn quá đông nên có người phải chờ đến 2 tháng mới có thể được chính thức cho tị nạn.


Malaboy, 26 tuổi, ẵm đứa con 2 tuổi tên Mahad, bị suy dinh dưỡng nặng. Gia đình của họ đến Dadaab vào tháng 6 sau khi rời bỏ nhà cửa ở Baidabo, Bay, Somali vì hạn hán và chiến tranh. Họ đã trải qua cuộc hành trình kéo dài 20 ngày. Trong suốt chuyến đi, họ đã gặp bọn cướp, những đứa lớn bị đánh đập. Mahad sau khi vượt qua chuyến đi 20 ngày này đã phải đến trung tâm chăm sóc sức khỏe.


Những đứa trẻ tị nạn người Somali đang chơi đùa trên khu đất trống ở trại Ifo, một phần trong 3 khu trại tị nạn Dadaab, Kenya.


Các nhân viên Cao ủy LHQ về người tị nạn chuẩn bị lều cho những gia đình được chuyển từ khu vực tự lo nơi ở quanh trại Ifo đến khu định cư được tổ chức tốt hơn bên trong trại Ifo, nơi họ có thể dễ dàng có nước, điều kiện vệ sinh và an ninh tốt hơn.


Hai cô gái người Somali chạy qua một đợt bão cát ở vùng ven khu tại tị nạn Ifo.


Các cô gái trẻ và những người phụ nữ chờ để lấy nước từ một điểm cung cấp nước ở khu mở rộng của trại tị nạn Ifo.


Ở giữa sa mạc, nước là một thứ không thể thiếu để duy trì sự sống.


Nước mang trên vai và đẩy dưới chân. Một cô gái Somali đang mang nước về cho gia đình ở một góc trại tị nạn Ifo.


Những người tị nạn đang đào huyệt cho cậu bé 6 tuổi Ibrahim Issack, bị chết vì suy dinh dưỡng, một tháng sau khi đến khu trại tị nạn, theo lời kể của người chú Hassan Issack. "Chúng tôi đã ra đi từ Buale và đi bộ suốt 21 ngày. Thật sự rất mệt mỏi. Chúng tôi đi qua những khu vực hạn hán mà không có thức ăn và rất ít nước. Dọc đường chúng tôi đã bị cướp bóc, còn phụ nữ bị hãm hiếp."


Một người đang đào huyệt cô Raba Hassan, 35 tuổi, người tị nạn đến từ Somali. Hassan đến Dadaab cách đây 2 tháng sau chặng đường dài 290km từ Sakow, Somali. 5 đứa con của cô đã sống sót.


Một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng nặng ở Dagahaley. Hàng trăm người Somali vẫn đang tìm về các khu trại tị nạn mỗi ngày bỏ lại sau lưng những khó khăn cùng cực do hạn hán, cái đói và chiến tranh.​

P/s: Chúng ta là những người hạnh phúc, hãy biết sống chia sẻ và thương yêu.

97 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Khổ đau sớm qua đi - Bình an mau trở lại.
Save the Children.
mr_namlong
ĐẠI BÀNG
13 năm
tội nghiệp quá
Xem mà quí cuộc sống mình đang có.
Đáng thương quá.
chắc cũng giống Vn những năm 1945 nhỉ 😁 , thế giới hiện đại nhưng nhiều nơi vẫn khổ quá.
issacnhut
TÍCH CỰC
13 năm
chúng ta còn quá may mắn...
ceddtu
TÍCH CỰC
13 năm
hic hic nhìn xuống ko ai bằng mình, xem ra mình cũng còn hp chán.
kinh hoàng, dân ta cũng nghèo nhưng nhìn tình cảnh này quả thật thấy xót xa.
thật đáng thương.
Đúng là có những nơi mà ngoài thức ăn ra, smart phone, tablet...chẳng có ý nghĩa gì hết!
các nước trên thế giới chỉ biết chạy đua quân sự rồi pùm xèo với nhau chứ chẳng nghĩ đến hậu quả sao ko để tiền đó mà giúp những người ntn
mrle01
TÍCH CỰC
13 năm
các nước ủng hộ nhiểu lắm chứ,nhưng hàng hóa tới nơi là bị mấy "cha" ém lấy 1 nửa,rồi bán lại cho dân nghèo.hazzzz,xem tin này mà đau não quá.><
Còn Được Làm NHững Sở Thích Của Riêng Mình
CÒn Đc Sống Bên NHau Những Ngày Ấm Cúng
IPAD, SS II, HD7 ...
Và rất nhiều những mối quan tâm khác có thể làm thành viên Tinhte ta quay cuồng.
Còn những bức ảnh này thì sao........
Sự sống đáng quý quá.
Trẻ em ốm thế kia cơ à! Ốm hơn mình nữa! Cuộc sống ở trại tị nạn thật khó khăn chật vật! Chúng ta hay cùng đồng cảm với họ!
bỉ cực!
hoangdzung
ĐẠI BÀNG
13 năm
Nhìn đau lòng quá................
còn nhiều nơi nghèo quá, không có đất canh tác, cả con bò cũng gầy nhom...........
cuongnm11
TÍCH CỰC
13 năm
😃 cần phải đưa chủ nghĩa thực dân châu Âu về lại châu Phi. Để cho châu Phi được giải phóng, các bố độc tài lên có bao nhiêu tiền vơ vét hết, rồi ăn chia không sòng phẳng lại đánh nhau.

---------- Post added at 06:43 PM ---------- Previous post was at 06:42 PM ----------

😃 châu Phi là châu lục giàu tài nguyên nhất đó bạn. Chỉ phải cái chiến tranh liên miên thôi, chứ đất canh tác thì vùng Trung Đông toàn sa mạc à.
ducpham88
TÍCH CỰC
13 năm
"world inequity"

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019