Acid tranexamic, một chất chống tiêu sợi huyết, được sử dụng thường quy để giảm chảy máu trong phẫu thuật tim và chỉnh hình, nhưng tính an toàn và hiệu quả trong phẫu thuật ngoài tim chưa được xác định.
Thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược POISE-3 thực hiện trên hơn 9500 người bệnh đăng trên New England Journal of Medicine vào đầu tháng 4/2022 cho thấy acid tranexamic liên quan đến giảm tỷ lệ chảy máu nhưng không làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch so với giả dược.
Cụ thể, tại ngày 30, người bệnh nhóm acid tranexamic có kết cục chảy máu gộp (gồm chảy máu đe dọa tính mạng, chảy máu nặng hoặc chảy máu cơ quan quan trọng) ít hơn nhóm giả dược có ý nghĩa thống kê (9,1% so với 11,7%; NNT 39).
Đồng thời, tỷ lệ kết cục tim mạch gộp (nhồi máu cơ tim hoặc tăng troponin tương tự, đột quỵ không xuất huyết và huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch) cũng tương tự so với nhóm dùng giả dược (14,2% so với 13,9%), tuy nhiên kết quả này không đạt mức không thua kém về biến cố tim mạch.
Mặc dù nghiên cứu không chứng minh được acid tranexamic không vượt trội hơn giả dược về các biến cố tim mạch, hơn 90% các biến cố tim mạch có hại là tăng troponin hậu phẫu. Đột quỵ chu phẫu, nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch hiếm gặp ở cả hai nhóm. Ngay cả khi các hướng dẫn hiệp hội chưa khuyến cáo sử dụng acid tranexamic, độ giảm nguy cơ chảy máu tuyệt đối 2,6% kết hợp với việc không xuất hiện tín hiệu an toàn đáng lo ngại là cơ sở để nhà lâm sàng bắt đầu sử dụng acid tranexamic chu phẫu và quản lý hậu phẫu cho người bệnh phẫu thuật ngoài tim.
Link fulltext: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2201171
Thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng giả dược POISE-3 thực hiện trên hơn 9500 người bệnh đăng trên New England Journal of Medicine vào đầu tháng 4/2022 cho thấy acid tranexamic liên quan đến giảm tỷ lệ chảy máu nhưng không làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch so với giả dược.
Cụ thể, tại ngày 30, người bệnh nhóm acid tranexamic có kết cục chảy máu gộp (gồm chảy máu đe dọa tính mạng, chảy máu nặng hoặc chảy máu cơ quan quan trọng) ít hơn nhóm giả dược có ý nghĩa thống kê (9,1% so với 11,7%; NNT 39).
Đồng thời, tỷ lệ kết cục tim mạch gộp (nhồi máu cơ tim hoặc tăng troponin tương tự, đột quỵ không xuất huyết và huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch) cũng tương tự so với nhóm dùng giả dược (14,2% so với 13,9%), tuy nhiên kết quả này không đạt mức không thua kém về biến cố tim mạch.
Mặc dù nghiên cứu không chứng minh được acid tranexamic không vượt trội hơn giả dược về các biến cố tim mạch, hơn 90% các biến cố tim mạch có hại là tăng troponin hậu phẫu. Đột quỵ chu phẫu, nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch hiếm gặp ở cả hai nhóm. Ngay cả khi các hướng dẫn hiệp hội chưa khuyến cáo sử dụng acid tranexamic, độ giảm nguy cơ chảy máu tuyệt đối 2,6% kết hợp với việc không xuất hiện tín hiệu an toàn đáng lo ngại là cơ sở để nhà lâm sàng bắt đầu sử dụng acid tranexamic chu phẫu và quản lý hậu phẫu cho người bệnh phẫu thuật ngoài tim.
Link fulltext: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2201171