IFA 2024

IFA 2024


Airbus SIRTAP: Máy bay trinh sát không người lái của Tây Ban Nha

Frozen Cat
7/8/2024 16:35Phản hồi: 17
Airbus SIRTAP: Máy bay trinh sát không người lái của Tây Ban Nha
Airbus là công ty hàng không vũ trụ hàng đầu châu Âu chuyên sản xuất máy bay thương mại. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng chế tạo nhiều dòng máy bay không người lái (UAS) cao cấp mà nổi bật trong số đó là chiếc UAS sắp ra mắt SIRTAP. Là UAS chiến thuật được Airbus thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, SIRTAP được điều khiển từ xa và có thể hoạt động trong những môi trường khắc nghiệt nhất.

Thiết kế


SIRTAP có phạm vi bay hơn 2.000 km, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 750 kg và hoạt động được trong sức gió mạnh hơn 37 km/giờ. Nó có khả năng truyền tín hiệu trực tiếp tầm gần (LOS) lẫn tầm xa (BLOS) thông qua vệ tinh (SATCOM).

Ở tầm gần, UAS phát tín hiệu trực tiếp tới trạm điều khiển mặt đất mà không cần trung gian trong phạm vi tối đa 10 km. Còn ở tầm xa, nó sử dụng vệ tinh làm trung gian: UAS gửi tín hiệu đến vệ tinh, sau đó vệ tinh chuyển tiếp chúng đến trạm mặt đất, nhờ vậy phạm vi có thể lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn km.

may-bay-sirtrap-cua-airbus.jpg
SIRTAP có chiều dài 7,3 mét, sải cánh 12 mét và cao 2,2 mét.


SIRTAP có trần bay 6.400 mét với thời gian bay hơn 20 giờ. Tốc độ hành trình 90 km/giờ và tốc độ tối đa có thể đạt 110 km/giờ.

Máy bay có bốn cánh, gồm hai cánh ở thân và hai đuôi thăng bằng tạo thành hình chữ V, nó còn có một cánh quạt 3 lưỡi ở sau đuôi và được điều khiển bằng 1 động cơ. Tất cả những cánh này đều dễ dàng được tháo rời để vận chuyển trong các container tiêu chuẩn, vì vậy rất phù hợp để chuyên chở trên bộ lẫn trên không. Một vận tải cơ cỡ nhỏ như Airbus C-295 có thể chứa vừa 2 chiếc SIRTAP chỉ trong một chuyến bay.

may-bay-khong-nguoi-lai-airbus-sirtap.jpg
Phạm vi nhiệt độ để SIRTAP hoạt động hiệu quả là từ -40°C đến +50°C.

Được trang bị 3 càng đáp, UAS này phù hợp để hoạt động trên đường băng không thảm nhựa dài 800 mét. Nó có khả năng tự động lăn bánh, rẽ và dừng lại trên mặt đất mà không cần con người can thiệp. Tính năng này dựa vào cảm biến để phát hiện chướng ngại vật, tuân theo các vạch kẻ đường và giữ khoảng cách với các vật thể khác.

Ngoài ra, chiếc UAS này còn có lợi thế lớn khi mua bán trên thị trường quốc tế do không chứa các thiết bị công nghệ quân sự nhạy cảm bị liệt vào Quy định buôn bán vũ khí quốc tế của Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ và tải trọng


SIRTAP được thiết kế cho các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) và phù hợp cho cả hoạt động trên bộ lẫn trên biển. Máy bay có thể được triển khai nhanh chóng tới một địa điểm cụ thể để kiểm tra chi tiết và thu thập thông tin toàn diện về mục tiêu.

Khả năng ISR vũ trang bao gồm hộ tống cho đoàn xe, giám sát khu vực, bảo vệ lực lượng quân sự và giám sát hàng hải. Bên cạnh đó, SIRTAP còn được trang bị khả năng giám sát biên giới nhằm quản lý luồng di cư, kiểm soát an ninh biên giới và tiến hành hoạt động tìm kiếm và cứu nạn ở các khu vực xa xôi. Với Tây Ban Nha, khả năng này có thể hữu ích để kiểm soát luồng di dân từ Bắc Phi, đặc biệt là ở Ceuta.

Quảng cáo



uas-sirtrap-cua-airbus.jpg

Ngoài ra, nó có thể giám sát các hoạt động bất hợp pháp như cướp biển, buôn bán ma túy, đánh bắt cá trái phép, cũng như hỗ trợ công tác chữa cháy.

Sau ISR, SIRTAP có thể mở rộng khả năng để đạt tới năng lực ISTAR (ISR bổ sung chức năng chỉ định mục tiêu). Trong đó, SIRTAP sẽ chỉ định chính xác một mục tiêu có giá trị cao và chuyển tiếp tọa độ mục tiêu đó đến các hệ thống vũ khí để tiến hành một cuộc tấn công kịp thời.

SIRTAP có thể mang tải trọng nặng tới 180 kg và độ cao sẽ thay đổi tùy vào tải trọng nó đang chở. Các tải trọng mà SIRTAP được trang bị rất đa dạng gồm: Các hệ thống cảm biến quang điện/hồng ngoại/chỉ thị bằng laser (EO/IR/LD), radar khẩu độ tổng hợp/chỉ báo mục tiêu di chuyển trên mặt đất (SAR/GMTI), radar đa năng (MPR), hệ thống nhận dạng tự động (AIS) và cảm biến SIGINT. Đặc biệt, cảm biến SIGINT thu thập thông tin tình báo bằng cách chặn tín hiệu, bất kể là thông tin liên lạc giữa con người (COMINT) hay là các tín hiệu điện tử khác (ELINT).

mot-so-bo-phan-cua-airbus-sirtap.jpg

Các nhà thầu chính

Quảng cáo


SIRTRAP có 4 nhà thầu lớn được Airbus lựa chọn. Trong đó Sener Group phát triển hệ thống truyền dữ liệu tầm gần (LOS), Volz Servos của Đức cung cấp bộ truyền động DA 26 cho hệ thống làm mát khoang tải trọng, Amper Group sản xuất hệ thống liên lạc bằng giọng nói cho SIRTAP và UAV Navigation-Grupo Oesia của Tây Ban Nha cung cấp giải pháp điều hướng và kiểm soát.

uas-airbus-sirtap-duoc-trung-bay.jpg
Mô hình SIRTAP được trưng bày tại triển lãm quốc phòng ở Tây Ban Nha.

Tháng 11/2023, Airbus đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha để cung cấp 27 máy bay SIRTAP và 9 trạm kiểm soát mặt đất, cùng với 2 hệ thống mô phỏng dành để huấn luyện bay cho Không quân nước này. Chuyến bay đầu tiên của SIRTAP dự kiến diễn ra vào năm 2025.

SIRTAP là một bước tiến trong công nghệ giám sát trên không. Với các cảm biến hiện đại, khả năng xử lý dữ liệu thời gian thực và hệ thống thông tin liên lạc mạnh mẽ, SIRTAP hứa hẹn sẽ đổi mới không chỉ hoạt động tình báo quân sự mà còn cả công tác ứng phó cháy rừng của Tây Ban Nha.

Theo [1], [2], [3].
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Phạm vi hoạt động 2000km, tốc độ hành trình 90km/h. Bay khá lâu nhưng quá chậm và thấp. Trần bay 6.4km thì tên lửa vác vai cũng thịt được. Về khoản UAV cỡ lớn thì Mỹ bỏ xa phần còn lại của thế giới, 20 năm trước thì MQ1 đã có thông số và tầm hoạt động ăn đứt em này. Còn hiện tại thì MQ4C Triton đang dẫn đầu trong giới UAV trinh sát cỡ lớn. Với trần bay cao, tầm hoạt động cực lớn, thời gian bay hơn 40h trên không.
@mandiesel Mấy con uav cỡ lớn đánh phỉ thì được. Đánh với thằng ngang tầm là nó bắn rụng sạch.
Bọn nhỏ nhỏ mới là meta.
@dark_knjght01 Về mảng này Airbus làm gì đủ tầm mà không giới hạn công nghệ. Đủ công nghệ đã tăng tầm bay, tăng thời gian bay lên rồi.
@NatvPa Máy bay do thám, không tàng hình. Thì mục đích chính vẫn là bay gần khu vực chiến sự thôi, hoặc do thám từ xa, hoặc thu thập thông tin tình báo trong thời bình. Chứ phòng không hiện đại tiêm kích bay siêu âm còn vít cổ được, chứ nói gì loại bay chưa được 0.5M này. Ngoài trinh sát quân sự thì nó có hàng tá ứng dụng khác mà, vẽ bản đồ địa hình, tìm kiếm cứu nạn, theo dõi thiên tai, cháy rừng, quản lý lâm nghiệm, nông nghiệp, quản lý an toàn hàng hải, làm trạm trung chuyển thông tin, hộ trợ liên lạc hay định bị khi khu vực bị mất sóng... Ưu điểm là đến được các khu vực trong thời gian ngắn, thông tin có độ chính xác và chi tiết cao hơn so với vệ tinh...
@mandiesel đánh toàn thua bác nhỉ,hic
90~120 km/giờ
So với máy bay đồ chơi của Ngú và Tầu thì sao ha, dĩ nhiên kia tiết kiệm hơn
Trang bị máy ngắm laser chỉ điểm cho tên lửa pháo binh cần gì mang bom đạn nhẹ hơn bay xa hơn
VN nên mua vài ngàn con như thế này bay trinh sát ngày đêm đề phòng khựa úp bô
@para-hạ-sốt viettel vẫn làm đủ loại uav mà
@play.girl uav vietel còn thua con DJI của tàu khựa thì làm sao ăn đứt đc tàu kaka bớt ảo tưởng vịt teo đi
play.girl
ĐẠI BÀNG
25 ngày
@baden009 Bạn được dùng uav viettel rồi à?
Với dải nhiệt độ này thì hạn chế hoạt động ở Châu Phi với Trung Đông :d ở Việt Nam thì phật phù, có hôm nhiệt độ ngoài trời trong thành phố phải 50-55oC ấy nhỉ.
@mystery198x chưa kể còn khói bụi và ô nhiễm thì bay tầm thấp kiểu này khả năng uav sẽ bay lạc vào nhà dân nào đó và xuất hiện trong khu bán phụ tùng 😆

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019