All rights reserved là gì? Có Copyright thì có Copyleft không?

Nam Air
13/6/2021 3:47Phản hồi: 55
All rights reserved là gì? Có Copyright thì có Copyleft không?
Hàng ngày chúng ta bắt gặp rất nhiều từ ngữ liên quan tới bản quyền như All Rights Reserved, Copyright... vậy chúng có ý nghĩa là gì?

All Right Reserved

Dịch theo nghĩa đen cụm từ All Rights Reserved ra tiếng Việt thì nó nghĩa là "Mọi quyền đã được bảo lưu". Có nghĩa là tác giả giữ mọi quyền liên quan tới tác quyền, bản quyền của sản phẩm, vì vậy nếu có một bên thứ 3 nào đó muốn sử dụng, chia sẻ hoặc phân phối sản phẩm thì phải được sự đồng ý của tác giả.

Cụm từ này là một hình thức tác quyền, được nêu trong điều số 3 của Công ước Buenos Aires, xuất bản năm 1910. Sản phẩm khi có in dòng chữ All Rights Reserved có nghĩa là nó đã được đăng kí bản quyền tác giả và được bảo vệ bởi luật tác quyền của nước sở tại, cũng như tại các quốc gia khác nếu như tác giả có đăng ký. Mọi hành động sao chép, phân phối, đạo nhái sản phẩm đó là phạm pháp.

tinhte-all-rights-reserved.jpg

Copyright ( c )

Copyright, kí hiệu ©️️ là bản quyền tác giả, hay còn được gọi tắt là "tác quyền", để chỉ quyền tác giả độc quyền của một công ty hoặc sản phẩm cụ thể, bao gồm cả vật chất và phi vật chất (sản phẩm trí tuệ). Copyright là hình thức sở hữu độc quyền được bảo vệ bởi Công ước Berne và các tổ chức đa quốc gia cam kết thực hiện (EU, WTO).

Xem thêm: 1 phụ nữ bị phạt tù 6 tháng vì sử dụng Windows & MS Offlice lậu

Copyleft (ɔ)

Ngược lại với Copyright là Copyleft, có kí hiệu cũng lật ngược lại so với Copyright. Đối với Copyleft, tác giả cho phép người sử dụng được quyền chỉnh sửa, sao chép, chia sẻ sản phẩm của họ mà không bị chi phối bởi luật bản quyền như Copyright. Để dễ hiểu, anh em có thể hình dung đến các phần mềm bản quyền mở, cũng sử dụng chính sách tương tự như Copyleft. Dĩ nhiên, không phải phần mềm mã nguồn mở nào cũng là Copyleft.
55 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

"Right" nghĩa là quyền, ko có nghĩa là "bên phải" nên chắc chắn ko có "CopyLeft". Trước nay mình vẫn nghĩ như vậy nhưng ko ngờ lại có "CopyLeft" thiệt 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@asterix0108 😁
tethien
CAO CẤP
3 năm
@crazysexycool1981
Ừ. Chú có đọc kỹ lắm rồi con. Chú đâu có bảo là nó không có thật.
Nhưng ý chú là chữ "CopyLeft" là kiểu chơi chữ của "CopyRight" thôi con ạ.
Con hiểu chưa?
thonglb
TÍCH CỰC
3 năm
@tethien Phải chú Linh 14T ko ạ?#
@crazysexycool1981 theo suy diễn của mình thì left cũng có 1 cách chơi chữ khác đó là quá khứ của leave. được xem như bỏ qua quyền giới hạn copy
traitay95
TÍCH CỰC
3 năm
Vậy có copyUp copyDown hong?
@traitay95 haha
@traitay95 Copy Paste thì sao nhỉ??
Xưa giờ để ý License & C.rack thôi, chứ mấy cái All rights / copyright-left không quan tâm lắm.😂
Ngoknc
CAO CẤP
3 năm
@BinBon2020 Keygen nữa :v
LeAnh0107
ĐẠI BÀNG
3 năm
Woa
Từ sau khi gia nhập sâu rộng vào WTO, các nhà sách ở VN gần như không có quyển sách Kỹ thuật nào.
@From Team B With Love Toàn mấy sách self-help ba xàm.
irtel_neyugn
ĐẠI BÀNG
3 năm
@From Team B With Love Công ước Berne chứ ko phải do WTO đâu bạn, đợt đó Kim Đồng phải xuất bản 7 viên ngọc rồng theo kiểu xả trạm trước khi ngày công ước hiệu lực, 1 tuần phát hành hẳn 6 cuốn, mua muốn nghèo luôn í.
@irtel_neyugn Công ước Berne hình như liên quan đến các tác phẩm văn học nghệ thuật?
@irtel_neyugn WTO cũng có quy định về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS nha bạn. Nên VN mình bị ràng buộc nghĩa vụ với cả Công ước Berne về tác giả, tác phẩm và TRIPS
Mã nguồn mở giờ thường là MIT license, Apache License hay Simplified BDSM 😃 License. Nói chung được sử dụng miễn phí hết, nhưng cũng có một số ràng buộc nhất định.(BSD) 😁
Vãi cả BDSM =]]
Ý bác là Simplified BSD License ấy hả 😂
@zetbluez BSD-style không có ràng buộc mà bạn.
Có chăng ràng buộc ở chỗ nhà phát hành có thể đăng ký bản quyền một phần, khiến việc sử dụng sản phẩm đó có thể vi phạm bản quyền. Ngoài ra không có bất kỳ ràng buộc gì.
Copyleft thì có ràng buộc.
Copyright, Copyleft, BSD-style là 3 phong cách khác nhau.
Bài viết đề cập tới copyleft mà không nêu được ý quan trọng về copyleft, đó là quyền của người dùng cuối được bảo lưu từ sản phẩm gốc tới sản phẩm chỉnh sửa.
Ngoài ra cũng không nói gì tới BSD-style, khá dễ nhầm nếu đọc bài viết này.
@shinkt
Cười vô mặt
Đọc tiêu đề tưởng là Mod đùa, hoá ra là có copyleft thật 😀
Giả sử bài viết có giá trị, mình copy câu chữ ở đó về máy, chỉ dùng riêng cho cá nhân thì ai biết. Không muốn người ta sao chép nội dung thì còn đăng lên làm gì? Còn bản quyền bức ảnh thì đóng dấu lên là xong, gỡ dấu phức tạp quá thì người ta cũng chẳng cố làm gì. Một số thứ được bảo hộ nên không thể tải xuống hoặc chụp ảnh màn hình cũng hay, chẳng hạn như ảnh đại diện facebook sau khi đăng ký bảo hộ, tránh làm giả tài khoản.
@A to Z All rights reservered, Copyright yêu cầu phải đăng ký bản quyền trước mới phạt được bạn à.
Mấy món bản quyền này có ưu điểm của nó, nhưng nhiều lúc cũng cản trở sự phát triển.
Lấy vụ ST25 là một ví dụ.
Nhiều nước phát triển thì patent-troll cũng là một nghề kiếm bộn tiền.
https://www.eff.org/deeplinks/2021/05/washington-state-has-sued-patent-troll-violating-consumer-protection-laws

Washington State Has Sued a Patent Troll For Violating Consumer

Landmark Technology, a patent troll that has spent 20 years threatening and suing small businesses over bogus patents, and received EFF’s Stupid Patent of the Month award in 2019, has been sued by the State of Washington.Washington Attorney...
eff.org

Đây là một ví dụ về một công ty đăng ký một bản quyền vớ vẩn (vô giá trị) về thương mại điện tử từ năm 2006, hàng chục nghìn công ty đã bị quấy rối, trong đó nhiều công ty đã phải chấp nhận bồi thường nhằm tránh việc đưa tranh chấp ra tòa. Sau khoảng 15 năm thì công ty này đã bị bang Washington kiện, tuy nhiên thiệt hại gây ra thì không xác định được.
okimdull
TÍCH CỰC
3 năm
@lazyboy76 Patent Troll thì không tránh khỏi được, nhưng Patent Troll chủ yếu diễn ra ở Mỹ thôi 😆 Chứ ở Châu Âu luật nó nghiêm hơn nhiều, Troll khó hơn.
K.M.Huy
ĐẠI BÀNG
3 năm
@A to Z Nếu lợi nhuận bạn thu về từ những nội dung/hình ảnh ăn cắp bản quyền một mức nào đó đủ lớn thì ăn quả kiện ngay, chẳng qua thiệt hại bạn gây ra quá nhỏ ng ta ko thèm để ý thôi
Mình thì hay xài CopyPaste 😁
NgoHaiLong
ĐẠI BÀNG
3 năm
Vậy sẽ có "All Left Reserved" 😃
Haha, cám ơn mod
hakatu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Các MIT license là gì nhỉ?
lxhxxnxxx
TÍCH CỰC
3 năm
@hakatu Là một trong các loại license phổ biến thôi. MIT license có rất ít giới hạn cho việc sử dụng (ý là thích dùng thế nào kệ moẹ), hay dùng cho mấy open source softwares.
@hakatu là license mã nguồn mở do MIT tạo ra, về cơ bản nó là loại mã nguồn phổ biến mà có ít ràng buộc nhất nên ae dev rất thích. Ngoài ra có BSD, Apache và ISC cũng khá ok. Còn GPL thì thường đc sử dụng trong các dự án cá nhân là chủ yếu, không đc phép sử dụng thương mại.
Fun: có 1 loại license là WTFPL 😆
http://www.wtfpl.net/about/

About the WTFPL

The Do What The Fuck You Want To Public License (WTFPL) is a free software license. There is a long ongoing battle between GPL zealots and BSD fanati
wtfpl.net
MIT là BSD-style, so với Copyright và Copyleft thì BSD-style là thế giới thứ 3.
Khác biệt cơ bản là:
Copyright: sử dụng phải được cấp phép.
Copyleft: sử dung, sửa chữa không cần cấp phép, người dùng có quyền được cấp mã nguồn nếu có phân phối ra bên ngoài. Nếu dùng cá nhân hoặc nội bộ công ty thì thế nào cũng được.
BSD-style: muốn dùng kiểu gì cũng được.
BSD-style cơ bản được các công ty ưa dùng hơn do có thể dễ dàng đem tài sản trí tuệ của cộng đồng vào sản phẩm thương mại và không nhất thiết phải trả lại.

Nói ngắn gọn thì:
Copyright: ưu tiên quyền của nhà sản xuất.
Copyleft: ưu tiên quyền của người dùng cuối. Những quyền của người dùng được đặt ra trong sản phẩm đầu tiên sẽ được bảo lưu với những bản chỉnh sửa sau này. (Tốt nhất là đọc tiếng Anh cho dễ hiểu).
BSD-style: của chùa.
hakatu
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hakatu Cảm ơn các bác
Giờ mới biết có Copyleft 😁
nghia3d
CAO CẤP
3 năm
Chúa tể copy, ông trùm sao chép, vương quốc fake Chi Na Na thích khái niệm này
Có left luôn hả
@VănNgũ
ĐẠI BÀNG
3 năm
Chưa bao giờ nghĩ có CopyReft luôn.
Cười vô mặt
Về cơ bản Copyleft có nghĩa là người dùng muốn làm gì với sản phẩm, mã nguồn cũng được, sao chép, chỉnh sửa, phân phối tự do không có hạn chế. Và các sản phẩm được tạo ra từ sự chỉnh sửa đó cũng phải tuân thủ copyleft như vậy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019