Bên cạnh cuộc chiến vi xử lý đa nhân với Intel, AMD cũng sẽ tấn công cả mảng vi xử lý với các tính năng dành cho doanh nghiệp, cụ thể là Intel vPro khi hôm nay hãng đã chính thức ra mắt dòng Ryzen PRO với các phiên bản Ryzen 3/5/7 PRO, 4/6/8 nhân và nhiều mức xung nhịp khác nhau. Ngoài hiệu năng tương đương các phiên bản Ryzen dành cho người dùng cuối, Ryzen PRO còn được tích hợp các tính năng bảo mật và quản lý dành cho doanh nghiệp đồng thời có độ bền cao hơn và được hưởng thời gian bảo hành dài hơn.
AMD Ryzen PRO trước mắt sẽ có 6 mã SKU, gồm Ryzen 3 PRO 1200/1300; Ryzen 5 PRO 1500/1600 và Ryzen 7 PRO 1700/1700X hướng đến nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Chẳng hạn như Ryzen 7 PRO cao cấp sẽ hướng đến các hệ thống máy trạm, cần năng lực xử lý đa nhân. Trong khi đó Ryzen 5 PRO được thiết kế dành cho desktop phổ thông với 4 hoặc 6 nhân, hỗ trợ SMT. Riêng Ryzen 3 PRO sẽ dành cho các văn phòng với hiệu năng xử lý vừa đủ, 4 nhân nhưng không cần SMT. Đây cũng là những phiên bản đầu tiên thuộc dòng Ryzen 3 được AMD công bố chính thức.
Ryzen PRO vẫn có đầy đủ các tính năng của dòng Ryzen phổ thông như tích hợp công nghệ tiên tiến như SenseMi - tự học hỏi thói quen sử dụng và tối ưu hóa hiệu năng, Precision Boost - tinh chỉnh hiệu năng hệ thống theo thời gian thực theo yêu cầu tác vụ, Extended Frequency Range - hỗ trợ ép xung, Neural Net Prediction - công nghệ AI giúp CPU xử lý khối lượng công việc hiệu quả hơn. Và khác biệt chính giữa Ryzen PRO và Ryzen thường là nó được tích hợp thêm các tính năng bảo mật, tính năng quản lý đạt chuẩn doanh nghiệp, độ bền cao hơn và thời gian bảo hành cũng lên đến 3 năm.
Không giống như các phiên bản Ryzen được giới thiệu trước đó dành cho người dùng phổ thông thì tất cả các phiên bản thuộc dòng Ryzen PRO đều hỗ trợ công nghệ tự sửa lỗi bộ nhớ ECC nhưng giới hạn về tốc độ bộ nhớ do vi điều khiển của Ryzen PRO vẫn chưa đáp ứng được. Khả năng các phiên bản Ryzen PRO chỉ hỗ trợ tối đa RAM DDR4-2400 với ECC.
Những tính năng bảo mật và quản lý dành cho doanh nghiệp trên Ryzen PRO:


Không giống như các phiên bản Ryzen được giới thiệu trước đó dành cho người dùng phổ thông thì tất cả các phiên bản thuộc dòng Ryzen PRO đều hỗ trợ công nghệ tự sửa lỗi bộ nhớ ECC nhưng giới hạn về tốc độ bộ nhớ do vi điều khiển của Ryzen PRO vẫn chưa đáp ứng được. Khả năng các phiên bản Ryzen PRO chỉ hỗ trợ tối đa RAM DDR4-2400 với ECC.
Những tính năng bảo mật và quản lý dành cho doanh nghiệp trên Ryzen PRO:

TSME về cơ bản là bộ giải pháp mã hóa dữ liệu bộ nhớ tích hợp trong kiến trúc vi xử lý Zen, gồm 2 công nghệ quan trọng là Secure Memory Encryption (SME) và Secure Encrypted Virtualization (SEV) cho phép bảo vệ dữ liệu lưu trong bộ nhớ DRAM bằng cơ chế mã hóa AES-128.

SME mã hóa dữ liệu khi dữ liệu được ghi vào DRAM và giải mã khi đọc. Khóa bảo mật AES-128 được tạo ra bởi một phần cứng RNG (tạo số ngẫu nhiên) đạt tiêu chuẩn NIST SP 800-90 và sau đó được quản lý bởi phần cứng AMD-SP. Mặc dù hoạt động mã hóa/giải mã này được thực hiện bởi một phần cứng riêng biệt nhưng tiến trình này được xử lý chưa nhanh và tăng độ trễ truy xuất bộ nhớ. AMD cho biết hiệu năng sử dụng thực tế sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Vi kiến trúc Zen cũng hỗ trợ mã hóa toàn phần hoặc một phần bộ nhớ trong trường hợp hiệu năng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cả 2 chế độ mã hóa này sẽ yêu cầu hệ điều hành lẫn phần mềm phải được tùy biến lại để có thể hoạt động tốt.
Ngoài ra AMD cũng hỗ trợ chế độ Transparent SME - một chế độ "minh bạch" đối với hệ điều hành và các ứng dụng và chế độ mã hóa này có thể được sử dụng với các phần mềm cũ. Transparent SME vẫn mã hóa hoàn toàn bộ nhớ DRAM và có thể được bật/tắt từ BIOS.

Một điều cần lưu ý là để kích hoạt SME và SEV, ngoài việc vi xử lý phải mặc định hỗ trợ thì phần mềm và hệ điều hành cũng phải hỗ trợ đồng thời. Như vậy ngoại trừ tính năng TSME thì phải mất thêm thời gian để các hệ thống máy tính có thể khai thác hoàn toàn các công nghệ bảo mật của kiến trúc Zen.




Ryzen 7 PRO 8 nhân 16 luồng vs Core i7 4 nhân 8 luồng.


