Ăn cá ngừ, nhưng bạn đã biết hết về chúng chưa?

30/5/2023 10:31Phản hồi: 103
Ăn cá ngừ, nhưng bạn đã biết hết về chúng chưa?
Đặc điểm chung của tất cả các loài cá ngừ đó chính là nếu ngừng bơi, chúng sẽ chết. Cơ thể cá ngừ, đặc biệt là phần đầu, có cấu tạo tương tối đặc biệt. Cấu tạo này khiến chúng không thể hô hấp một cách chủ động bằng cách bơm nước qua mang như những loại cá khác. Việc bơi, ngoài giúp di chuyển và săn mồi, còn giúp cá ngừ tạo được dòng nước đi qua mang để hô hấp. Chính việc không thể ngừng bơi đã giúp thịt của chúng vô cùng săn chắc và ngon miệng.

[​IMG]

Dù có nhiều loại cá ngừ đại dương, nhưng người Nhật chỉ chủ yếu ăn 7 loài trong số đó. Trong số 7 loài này, cao cấp nhất phải kể đến hai loại chính là cá ngừ vây xanh (kuromaguro) và cá ngừ vây xanh phương Nam (minamimaguro). Đây là hai loại cá ngừ cho ra thịt rất chất lượng, ngon và phù hợp để ăn sống nhất. Mebachi, hay còn gọi là cá ngừ mắt to, cũng có vị ngon không kém. Loài này có nhiều mỡ, thường được đánh bắt vào giai đoạn Thu - Đông.

Vài năm trở lại đây, hương vị thơm ngon của cá ngừ albacore (binnaga) cũng khiến chúng xuất hiện nhiều trong các nhà hàng sushi. Cuối cùng có thể kể đến chính là hai loài Kihada (cá ngừ vây vàng) và Koshinaga (cá ngừ đuôi dài). Hai loài này dù không bằng những cái tên bên trên, nhưng cũng được ưa chuộng đặc biệt tại một số khu vực. Mặc dù cả bảy loại trên đều là cá ngừ, nhưng chúng có một vài đặc điểm khác nhau về hình dáng bên ngoài, vùng đánh bắt, hương vị và mục đích chế biến.

Giờ chúng ta cùng đi sâu vào 7 loại cá ngừ này xem có gì đặc biệt nhé.


Kuromaguro - Cá ngừ vây xanh

Cá ngừ vây xanh là loài cá trứ danh, được xem là một trong những loại thức ăn đắt đỏ và được yêu thích không chỉ ở Nhật mà còn là toàn thế giới. Bản thân loài này lại được chia thành 2 loại, cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương và cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương. Cả hai loại đều được xem là loại cá ngừ thuộc đẳng cấp cao nhất, và cũng có kích thước tối đa to nhất. Từng có ngư dân đã bắt được một con cá ngừ vây xanh dài tới 4 mét và nặng tới 600 kg. Loài này di chuyển nhiều, tốc độ bơi cao, khoảng 80-90km/h.


cac-loai-ca-ngu-6.jpg

Lịch sử của cá ngừ vây xanh đối với con người cũng có từ rất lâu. Tại khu vực Địa Trung Hải, con người đã bắt đầu ăn cá ngừ vây xanh từ thế kỷ thứ 7 TCN. Ở Nhật thì chúng cũng đã được phục vụ con người vào thời kỳ Jomon cổ đại. Ngày nay, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu cá ngừ vây xanh số một của thế giới. Tại sao Nhật phải nhập khẩu cá ngừ? Vào những năm 1970, nạn đánh bắt quá mức đã trở thành vấn đề nhức nhối khiến giới cầm quyền nước nhật phải giới hạn đánh bắt, đồng thời tạo ra các phương pháp nhân tạo để nuôi và thu hoạch cá ngừ.
ca-ngu-phan-phoi-1.jpeg
Trên cơ thể loài này có một bộ phận gọi là otoro, chính là mỡ bụng của chúng. Đây là một loại nguyên liệu thượng hạng để làm sushi, và dĩ nhiên thịt của loài này cũng rất ngon. Dòng đời của kuromaguro dao động từ 10 đến 30 năm, tuỳ thuộc vào vùng biển sinh sống.

Minamimaguro - Cá ngừ vây xanh phương Nam

Cá ngừ vây xanh phương Nam cũng là loại cá ngừ đặc sắc tương tự như Kuromaguro. Loài này thường di cư ở các vĩ độ trung bình của Nam bán cầu, và trong quá trình này, chúng cũng tích được rất nhiều chất béo vào cơ thể, chủ yếu vào mùa Xuân - Hè ở Nhật. Đây là loài cá ngừ có kích thước lớn thứ hai, chỉ sau kuromaguro. Con trưởng thành có thể đạt tới kích thước 2m và nặng 150kg. Vào những năm 1980, cá ngừ vây xanh phương Nam thường được dùng để làm cá đóng hộp.


cac-loai-ca-ngu-5.jpg
Vì bị đánh bắt quá mức nên chúng bị liệt kê vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ. Hiện tại, Nhật và nhiều quốc gia khác đã thành lập các cơ quan để bảo tồn cá ngừ vây xanh phương Nam và hạn chế đánh bắt loài cá này. Những nỗ lực trên đã khiến số lượng dần phục hồi. Gần như tất cả minamimaguro được đánh bắt trên khắp thế giới đều được tiêu thụ tại Nhật để làm nguyên liệu sống cho món sashimi hoặc sushi.
ca-ngu-phan-phoi-2.jpeg

Quảng cáo


Thịt của loài này có hương vị dễ chịu, hơi chua. Thịt bụng của chúng rất béo và cũng có bộ phận gọi là otoro (mỡ bụng) rất ngon. Loài này có thể sống lâu hơn 20 năm. Vì độ hiếm, độ ngon và độ béo, nên thịt của loài này hầu như chỉ dùng để ăn sống.

Mebachi - Cá ngừ mắt to

Cá ngừ mắt to được bắt gặp phổ biến tại những vùng biển nhiệt và ôn đới. Như cái tên, nổi bật ở loài này là đầu với mắt to hơn bình thường đáng kể. Cơ thể loài này trông khá mập, một số con có thể nặng tới 200kg. Song, kích thước trung bình của Mebachi thường tầm 1 mét và nặng khoảng 100kg. Đây là loài cá ngừ có sản lượng đánh bắt lớn thứ hai thế giới. Đây cũng là loại thường được dùng để làm sashimi.


cac-loai-ca-ngu-4.jpg

Dù có số lượng lớn, nhưng các thiết bị bắt cá nhân tạo ngày càng phát triển khiến người ta cũng lo ngại trữ lượng cá này sẽ giảm bớt trong tương lai. Thịt cá ngừ mắt to sống cũng là một món ăn cao cấp. Loài này sẽ ăn ngon nhất vào mùa Thu và Đông. Loài này có lượng thịt đỏ lớn, không có loại thịt mỡ béo như hai loài trên, nhưng thị của chúng cũng được cho là béo vừa vừa, vẫn ngon. Nhìn vào biểu đồ phân phối, khá dễ hiểu vì sao loài này lại phổ biến đến như vậy.
ca-ngu-phan-phoi-3.jpeg

Kihada - Cá ngừ vây vàng

Cá ngừ vây vàng là loài cá ngừ phổ biến nhất và có sản lượng đánh bắt lớn nhất trong tất cả các loài cá ngừ. Chúng được đánh bắt trên khắp các vùng biển nhiệt đới trên hành tinh. Kihada không phải là loài cá ngừ quá cao cấp, nên người ta thường dùng lưới vây để đánh bắt mà không lo sợ ảnh hưởng đến số lượng cá hay chất lượng thịt.

Quảng cáo


x1-yellowfin-tuna-aj_sj.jpg
Sau khi đánh bắt, Kihada thường đường cấp đông nhanh để sử dụng cho các món sống. Thịt loài này đỏ thẫm, ít chất béo hơn so với các loài khác. Người dân ở khu vực phía Tây Nagoya đặc biệt ưa chuộng loại cá ngừ này.
ca-ngu-phan-phoi-4.jpeg

Binnaga - Cá ngừ albacore

Đây là loài cá ngừ nhỏ, tối đa dài khoảng 1 mét. Vây ngực của loài này rất dài. Chúng được bắt gặp tại các vùng biển nhiệt đới và ôn đới giống với Kihada. Thịt của chúng có màu hồng nhạt, được đánh giá là cao cấp hơn so với loại Kihada kể trên. Thịt của chúng được đặt những biệt danh như “Gà biển” hay “Thịt trắng”.


cac-loai-ca-ngu-2.jpg

Thịt loài này rất mềm, kể cả khi đã qua chế biến với nhiệt độ cao. Vì vậy, nó thường được dùng để chế biến thành những món ăn chín. Thịt bụng của chúng có vị ngọt, nhưng thiếu vị chua chua của acid. Loài này có tuổi đời hơn 16 năm với những cá thể sống ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương, và hơn 12 năm với những cá thể sống ở phía Nam.
ca-ngu-phan-phoi-5.jpeg

Koshinaga - Cá ngừ đuôi dài

Nếu so sánh với những loài cá ngừ khác, loài này có thân hình mỏng và ốm hơn. Tỉ lệ kích thước đuôi của chúng khá to so với cơ thể, nên mới được đặt cái tên là cá ngừ đuôi dài. Loài này sống ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương, chủ yếu ở vùng biển nằm giữa Úc và Nhật, đôi lúc kéo dài qua khu vực Ấn Độ Dương.


cac-loai-ca-ngu-1.jpg

Loài này không được tiêu thụ nhiều, có lẽ vì thua thiệt về chất lượng so với những loài kể trên. Tuy nhiên ở các vùng như Kyushu hay Sanin, nơi không thể đánh bắt cá ngừ, thì koshinaga là món ăn khoái khẩu ở đây. Nó có thể ăn sống hoặc chín. Ở Úc, người ta ăn nó theo dạng chiên hoặc bít tết. Ở Indonesia thì nó được dùng làm nguyên liệu cho món cà ri hoặc áp chảo.
ca-ngu-phan-phoi-6.jpeg
Trên đây là những loài cá ngừ phổ biến nhất đang được tiêu thụ. Bài viết tới đây đã tương đối dài, nên mình sẽ dành phần nói về các phương pháp và công nghệ đánh bắt cá ngừ cũng như việc cá đầu bếp ở Nhật đã nâng tầm thịt cá ngừ như thế nào cho một bài viết khác. Cám ơn anh em đã theo dõi bài viết. Chúc anh em ăn được những miếng cá ngừ ngon 😁
103 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Coi cho biết chứ có bao giờ được ăn đâu mà .
Ăn sống nghe cũng ghê ghê
@farcry2708 ăn thử shushi rồi, ko hợp khẩu vị, bỏ qua
avkidz
ĐẠI BÀNG
một năm
@KyleGuy Ăn đậm vị về lâu dài không tốt sức khỏe, khi về già sẽ bạn sẽ ăn đậm vị hơn nữa...
Cố gắng bớt muối với đường càng tốt... 😁
@khoa_ha Cá sống thì bắt buộc phải do đầu bếp nhà hàng chuyên làm em mới ăn. Nhưng mực câu sống lần đầu trước khi ăn thấy ghê ghê nhắm mắt nhắm mũi ăn, sau đó thì...cứ ra biển câu mực là cầm theo mù tạt chanh và chút muối chuyên dụng.
@KyleGuy Ko thích nhạt thì cứ Vitamin Gâu Gâu lòng lợn tiết canh mà triển thôi 😆), mỗi người 1 gu nhưng tôi thấy cả 2 đều ngon :v
Nhìn ẩm thực nước ngoài có mấy món đặc sắc và cao cấp nhìn đã thật. Họ xuất khẩu văn hoá và ẩm thực đi muôn nơi. Nhìn đồ ăn VN thấy ớn, dơ, dở, rẻ tiền. Chắc nổi tiếng được mỗi cắp vặt và xuất khẩu được lao động chứ chả được gì 😌
tunglv
ĐẠI BÀNG
một năm
@Fatalette ông tự nhục cũng phải hợp lý nhé. Vn còn nhiều cái chưa được thật nhưng riêng ẩm thực thì đa dạng đặc sắc top thế giới chứ k đùa, các yếu tố ngon, đa dạng món, đẹp mắt, tốt cho sức khỏe đều có, đó là chưa kể lãnh thổ trải dài, biển có, rừng có, đa dạng dân tộc, cộng với lịch sử lập quốc hàng ngàn năm nên mỗi nơi mỗi vùng miền đều có những món đặc sản riêng. Nhật cũng k hơn dc đâu. Còn nhìn qua Mẽo đi, mới lập quốc dc có 300 năm, có cái món crawfish chán òm cũng thành đặc sản quốc hồn quốc túy, cỡ con đó ở VN ai thèm ăn, tôm hùm tôm biển tôm sông thiếu cha gì 😃
Ớn dơ rẻ tiền là do ông đi ăn vỉa hè ăn chỗ bình dân chứ ông có tiền vào chỗ xịn thử xem ;)
tunglv
ĐẠI BÀNG
một năm
@Fatalette à, mà thực tế ra là thanh niên này đang ngụy biện đánh tráo khái niệm mà bà con chửi nó chưa đúng chỗ. Chuyện có món ngon đặc sắc với chuyên đồ ăn dơ là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Món ngon đặc sắc thì đồ VN k thua gì Nhật cả, còn chất lượng thực phẩm thì đương nhiên VN quản lý lỏng lẻo sao bằng Nhật được, chưa kể đem so 1 dĩa cơm tấm 35k với 1 suất sushi tiền triệu là quá khập khiễng. Nó kiểu đem so bữa cơm nhà nông dân nghèo với bữa cơm của 1 nhà phú hộ, rồi tự nhục =]]]
VA20
ĐẠI BÀNG
một năm
@Fatalette Kém hiểu biết. Chuyên gia ẩm thực thế giới còn khuyên Việt Nam nên định hướng du lịch ẩm thực, vì rất phong phú về nguyên liệu cũng như công thức món ăn đa dạng vùng miền.
Tôi đi cũng rất rất nhiều ở Việt Nam, địa phương nào cũng nhiều món ngon.
Nói vậy nhưng tôi vẫn thích món Nhật như shasimi…, món Âu…
@Fatalette Ngoài ăn trộm ăn cắp, trốn bỏ việc...
Thì Phở VN cũng đặc sắc thực sự.
Kho với trái khóm xong dầm nước tương cay cay rồi lấy rau sống chấm ăn cơm, nhức nách
Bữa ở Kiên Giang thấy người ta bán rất rẻ, cá ngừ nhỏ chỉ làm vài món đơn giản chứ ko làm món bún cá như ngoài Nha Trang.
@SoGetSu Cá ngừ nhỏ VN hay dùng là loại nào nhỉ?
ebooker
ĐẠI BÀNG
một năm
@vietthuongtinhte Ở VN theo mình tìm hiểu có hai loại chính, lớn là loại Vây vàng hay làm sashimi và xuất khẩu, nhỏ là đuôi dài hay để ...kho. Ai chê sushi cá ngừ thì nên tìm ăn thử loại làm từ bụng cá vây xanh nhé, sẽ thay đổi quan điểm, ở VN hay làm bằng cá vây vàng ít mỡ, hơi chua mà thịt không ngọt.
Lúc chưa xuất qua Nhật hay làm sashimi thì ngư dân chả thèm đánh bắt cá ngừ, vì giá rẻ, lại nặng tàu, khó bảo quản, nấu lên ăn bở bở nhạt nhạt ko ngon, lại làm ysl nên các bà nội trợ chả thèm mua về nấu cho chồng 😌
@╰‿╯ Lần đầu em biết ăn cá ngừ ysl. Món khoái khẩu của em nhưng may chưa bị ảnh hưởng
hppl
TÍCH CỰC
một năm
Nhật có công nghệ đánh bắt + bảo quản nên cá vẫn giữ được độ tươi ngon ,mấy nước khác ko có nên giá thu mua rẻ bèo
@hppl Nó giết như kiểu có võ công, điểm chỗ phạm, huyệt đạo ấy.
Xem mấy ông VN đập, ghè con cá ko bài bản, mất giá trị hàng hóa
Sao mình đọc ở đâu trước khi có shushi cá ngừ, người Nhật đâu có ăn cá ngừ đâu, cá ngừ hồi đó toàn để cho mèo ăn vì thịt ko ngon bằng cá tuyết.
@trandungxd Ko rõ chuyện mèo ăn. Nhưng cá tuyết mình cũng thích hơn cá ngừ và order 80% trong số lần ăn đồ Nhật.
Cá Kinki thì nó còn ngon hơn nữa
lezardvn
ĐẠI BÀNG
một năm
@trandungxd Với người Nhật ngày xưa, tàu bè ngư dân bé tý, đâu có đánh bắt cá ngừ quá xa bờ được, mà đánh bắt được cũng không giữ tươi lâu được nên chỉ có một số vùng mới ăn được cá ngừ tươi, còn lại ẩm thực của Nhật nó không khác nhiều của VN đâu. Nhưng cá ngừ không phải cho mèo ăn nhé, nó là nguyên liệu chủ yếu để làm Katsuobushi, cá ngừ bào, cho các món canh Dashi truyền thống. Các làng nghề làm món này ở Nhật có tuổi hàng trăm đến hàng ngàn năm rồi. Vì được ướp, hong khói rắn như đá mà cá ngừ lưu trữ được rất lâu.
Không chỉ cá ngừ mà rất nhiều "cao lương mỹ vị" khác hiện nay ngày xưa thậm chí người ta vẫn nghĩ cho chó cũng không thèm ăn ý chứ. Chẳng hạn như tôm hùm từng được dùng làm thức ăn cho gia súc và cho tù nhân, nô lệ ăn. Chứ dân lao động tự do Mỹ thế kỷ XVIII còn yêu cầu trong hợp đồng là bao ăn thì ko đc cho ăn tôm hùm.
Một số người bị dị ứng cá ngừ, ăn nhiều sẽ bị mẩn đỏ và ngứa.
@soigiatremang này chắc mình nghĩ là bị dị ứng với loại protein nào đó trong thịt cá ngừ. giống như một số ng ăn con nhộng tằm cũng bị, một số người còn bị dị ứng với một số loại đậu.
@soigiatremang chắc bạn dị ứng với Histamine/ Histidine có trong hải sản (cá thịt đỏ rất nhiều). Ng da trắng rất hay dị ứng với chất này. Nói chung chia buồn cùng bạn.
@nguyenphu0802 Mình ăn bình thường mà, thấy người ta ăn xong ngồi gãi mình mới biết thôi
Cười vô mặt
@mochi-mochi Dị ứng nhộng tằm là dị ứng với con nhộng chết lâu rồi, đạm nó phân hủy thành chất độc gây dị ứng, và cả vụ ngâm thuốc cho con nhộng nó nở trương to lên đẹp mắt nữa. Chú nhộng chuẩn mực, tươi thì ít khi bị lắm.
mình cũng không thích sashimi cá ngừ lắm, vẫn thích cá hồi hơn, nhưng thích mắt cá ngừ đại dương chưng.
@mochi-mochi Sashimi cá ngừ nếu không phải cá ngừ vây xanh mà đúng 2 phần bụng và sườn thì ăn chán phèo.
@mochi-mochi Sashimi cá hồi phần bụng ăn ổn chứ sườn ko ưa lắm.
Ngừ ko ngon hiếm khi ăn
Chưa dc ăn cá ngừ tươi bao h. Mới chỉ ăn cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, khá ngon. Tất nhiên bỏ lớp dầu đi, ko thì ngấy lắm 😁
IMG_9833.jpeg
@megatroll Đây ko phải cá ngừ đại dương.
@airwalker Ớ thế khác nhau hả bác? Mình tưởng cá ngừ nào chả ở đại dương chứ :O
@megatroll Cá ngừ đại dương sống cách bờ tới 185km hơn lận bác.
@megatroll Cá ngừ mà hay đóng hộp là loại cá ngừ cỡ nhỏ, ko phải loại cá ngừ vây xanh đại dương. Cá ngừ vây xanh (nhắc đến trong bài) là loại cá ngừ nặng 200kg trở lên và nó sống xa bờ. Số lượng không nhiều.
Phần bụng otoro của cá ngừ đại dương đúng là tuyệt phẩm sashimi. Serve ở nhiệt độ thấp hơn phòng 1 chút, đưa vào miệng chỉ thấy béo và tan chảy. Mỗi tội phần này cũng thuộc loại đắt nhất nên không phải bữa nào cũng ăn được. Ngoài ra còn có phần sườn chutoro ăn cũng ngon mà kém béo hơn. Ngoài 2 phần này ra ăn mấy phần còn lại không đặc sắc lắm.
@airwalker ở mấy NH Nhật bán khoảng 450k 3 miếng, phải công nhận ăn xong 3 miếng này là ngon béo ngậy rồi, khỏi cần ăn thêm món chi nữa
có lần ngta nhờ lão pha lóc cá ngừ này ,cắt làm 8 lõi phi lê để họ làm sashimi và cấp đông .Cho mình cái đầu ,chỉ biết nấu lẩu thôi chứ có phile đâu mà ăn sushi
Đọc xong bào viết rồi nhưng vẫn chưa biết hết
Mấy con cá ngừ đại dương ăn chán, chiên lên cứng ngắt, còn ăn sống chịu thua, con người tiến hóa phải ăn chín uống sôi mới phát triển trí óc, tạo nên văn minh, ăn sống là tàn dư thời chưa có lửa, mê muội.
@Thiếu nữ thôn quê Chắc sống thôn quê nên chưa cập nhật xu hướng chốn thành thị
@nguyenphu0802 Này không có nhà quê thì thành thị cạp đất mà en nhé, đừng mở mồm nông thôn vs thành thị. Xí. Áhihi
@nguyenphu0802 Cắm nhen, tui cấm chọc thiếu nữ thôn quê nghen hôn, thấy tên tưởng quê chọc đi, chị là chị của thiếu nữ thị thành đoá cha lội, lạng quạng chị cắt đi ngâm dấm à ^^
P/s: em thấy vui em ghẹo, 2 anh chị đừng phile em nhen 😃
@Thiếu nữ thôn quê nhiều thằng óc bò vẫn nghĩ không có nhà quê thì thành thị cạp đất ăn, nghĩ được thế thì cũng tài 😁
Nhựt lùn vẫn giữ thoái quen ăn uống của loài người thời tiền sử.
Về Miền Trung đầy. Không quá đắt hơn 100k là ăn với mù tạt cũng tạm.
@tieulinhtieuhan Làng chài Thiện Chánh ( Bình định) nổi tiếng nhờ ngư dân lão luyện trong nghề câu cá ngừ đại dương và được xem là lớn nhất Đông Nam Á.
Đi qua Phú yên, Quy nhơn có món đặc sản Mắt cá ngừ hầm thuốc bắc khá nổi tiếng.
Thịt cá ngừ thì chắc xuất khẩu hết rồi.
@kiendt1973 T lạ gì vì t dân 77. Ở thêm 78 thêm 5 6 năm. Làm nhà hàng cơm nêu Tuy Hòa nữa. Nói chung bao tử ngon. Cá ngừ trừ mù tạt chưa biết ăn gì. Mắt cá ngừ ít người ăn nổi. Kêu đoàn khách 50 người bỏ gần hết 4/5
@kiendt1973 nge mà thấy ghet
ai biểu ông nói chi làm tui thèm
chăc trưa nay làm 2 cái đèn pha cho đã 😁
nsphim
ĐẠI BÀNG
một năm
otoro là số 2 thì không có gì là số 1 nhé, mỗi tội mắc quá, nửa lbs đâu đó $50, mà nửa lbs có chút xíu, phải ngậm 2lbs trở lên mới đã, mà 2lbs đâu đó $200 rồi, mắc ko thể tả
Cá ngừ nhỏ nhỏ bán ngoài chợ 70-80k/con là loại gì nhỉ
@Zen_87 Vây vàng đó bạn
pigin
ĐẠI BÀNG
một năm
@Lê Phú Khương Haha không phải bạn ơi
pigin
ĐẠI BÀNG
một năm
@Zen_87 Cá ngừ có rất nhiều loại, tên địa phương khác nhau. Để mình trả lời bạn theo tên địa phương miền Bắc nhé. Nhân tiện mình làm bên thuỷ sản, bạn có thể google nếu muốn tìm hiểu thêm. Cá ngừ loại nhỏ hay bán ở chợ thường là cá ngừ chù ( Auxis thazard) hoặc cá ngừ ồ (Auxis rochei). Ngoài ra còn 1 số loại khá phổ biến khác là cá ngừ chấm (Euthynnus affinis) và cá ngừ sọc dưa (Katsuwonus pelamis). Cá ngừ vây vàng thì chắc chắn không phải loại nhỏ và bán phổ biến ở chợ như bác kia nói.
@Zen_87 Cá này mấy chị mấy mợ hay kho cứng ngắt ăn có vị chua, hồi nhỏ nghe bảo hôm nay ăn cá ngừ là lè lưỡi vì không thích vị của nó ^^
Vậy cá người đại dương ở VN là cá ngừ nào? 😃
pigin
ĐẠI BÀNG
một năm
@Lê Bình Phương Ở VN thì cá ngừ đại dương đánh bắt chủ yếu là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá ngừ vây dài. Cá ngừ vây xanh ít phân bố ở vùng biển mình nên rất hiếm khi đánh bắt được
@pigin Cám ơn bạn nhiều.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019