Ấn Độ là nước xuất khẩu bắp top đầu ở Châu Á và xếp thứ 9 thế giới, nhưng giờ đây họ trở thành nước nhập siêu bắp để sản xuất cồn sinh học, phục vụ nhu cầu điều chế xăng E20 phục vụ nhu cầu trong nước. Từ việc xuất khẩu bắp, giờ đây phải nhập khẩu bắp, đã làm cho giá thức ăn chăn nuôi trong nước ở Ấn tăng mạnh, gây áp lực lên ngành nông nghiệp.
Trước đây, Ấn Độ chủ yếu sử dụng mía đường để sản xuất ethanol, nhằm điều chế xăng sinh học E13 (xăng có 13% là cồn ethanol và 87% là xăng). Hai năm trở lại đây, tình hình hạn hán nghiêm trọng đã khiến chính phủ Ấn Độ đột ngột ban lệnh cấm sử dụng mía đường để sản xuất cồn sinh học ethanol, mía được tập trung sản xuất đường để phục vụ nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó, nước này đặt mục tiêu đến năm 2025/26 sẽ nâng chất lượng xăng lên thành E20, để giảm bớt lượng khí thải cacbon ra môi trường. Việc này khiến cho ngành sản xuất ethanol ở Ấn Độ chuyển qua sử dụng bắp, vì vậy thay vì xuất khẩu bắp, họ phải nhập khẩu thêm bắp để phục vụ nhu cầu sản xuất ethanol trong nước.
Mỗi năm, Ấn Độ thường xuất khẩu từ 2 tới 4 triệu tấn bắp, thì năm nay chỉ còn xuất khẩu 450.000 tấn, và phải nhập khẩu ngược trở lại hơn 1 triệu tấn, tức là nhập siêu 550.000 tấn bắp.
Để giải quyết tình trạng giá bắp trong nước tăng cao, các doanh nghiệp trong nước mong muốn chính phủ Ấn Độ bỏ lệnh cấm bắp biến đổi gen (GM - Genetically Modified), để họ có thể chọn lựa nhiều nguồn nhập khẩu hơn.
Theo Olam Agri India, ước tính sắp tới mỗi năm Ấn Độ sẽ cần 6 - 7 triệu tấn bắp mới đủ để sản xuất lượng ethanol cần thiết, nhằm phục vụ mục tiêu nâng chất lượng xăng từ E13 lên E20. Tương đương với cần 10 tỷ lít ethanol mỗi năm. Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ cho biết ước tính năm 2024 Ấn Độ tiêu thụ 3,5 triệu tấn bắp và sản xuất được 1.35 tỷ lít ethanol, gấp 4 lần năm 2023.
Theo Reuters
Trước đây, Ấn Độ chủ yếu sử dụng mía đường để sản xuất ethanol, nhằm điều chế xăng sinh học E13 (xăng có 13% là cồn ethanol và 87% là xăng). Hai năm trở lại đây, tình hình hạn hán nghiêm trọng đã khiến chính phủ Ấn Độ đột ngột ban lệnh cấm sử dụng mía đường để sản xuất cồn sinh học ethanol, mía được tập trung sản xuất đường để phục vụ nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó, nước này đặt mục tiêu đến năm 2025/26 sẽ nâng chất lượng xăng lên thành E20, để giảm bớt lượng khí thải cacbon ra môi trường. Việc này khiến cho ngành sản xuất ethanol ở Ấn Độ chuyển qua sử dụng bắp, vì vậy thay vì xuất khẩu bắp, họ phải nhập khẩu thêm bắp để phục vụ nhu cầu sản xuất ethanol trong nước.
Mỗi năm, Ấn Độ thường xuất khẩu từ 2 tới 4 triệu tấn bắp, thì năm nay chỉ còn xuất khẩu 450.000 tấn, và phải nhập khẩu ngược trở lại hơn 1 triệu tấn, tức là nhập siêu 550.000 tấn bắp.
Để giải quyết tình trạng giá bắp trong nước tăng cao, các doanh nghiệp trong nước mong muốn chính phủ Ấn Độ bỏ lệnh cấm bắp biến đổi gen (GM - Genetically Modified), để họ có thể chọn lựa nhiều nguồn nhập khẩu hơn.
Theo Olam Agri India, ước tính sắp tới mỗi năm Ấn Độ sẽ cần 6 - 7 triệu tấn bắp mới đủ để sản xuất lượng ethanol cần thiết, nhằm phục vụ mục tiêu nâng chất lượng xăng từ E13 lên E20. Tương đương với cần 10 tỷ lít ethanol mỗi năm. Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ cho biết ước tính năm 2024 Ấn Độ tiêu thụ 3,5 triệu tấn bắp và sản xuất được 1.35 tỷ lít ethanol, gấp 4 lần năm 2023.
Theo Reuters